Chƣơng 4 : Kết quả nghiên cứu
5.3 Các giải pháp đề xuất
5.3.7 Giải pháp hỗ trợ khai thác cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin cảnh báo về hóa
về hóa đơn
Sự cần thiết. Việc gian lận về hóa đơn nhằm mục đích trốn thuế ngày càng
tăng cả về số lượng và cả về mức độ tinh vi. Đặc biệt khi HĐĐT được thực hiện trên môi trường mạng thì nguy cơ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của DN, nhân dân về công nghệ điện tử để sử dụng bất hợp pháp hóa đơn càng lớn. Bản chụp hóa đơn giả sẽ có thể đánh lừa sự nhận biết của người sử dụng nếu không có công cụ phương tiện để tra cứu kiểm chứng thông tin ngay lập tức. Vì vậy cần thiết phải có giải pháp hỗ trợ DN khai thác dữ liệu HĐĐT và cập nhật thông tin cảnh báo về hóa đơn bất hợp pháp.
Mục đích ý nghĩa. Tránh những nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro cho bên nhận hóa
đơn, tránh rủi ro trong việc kê khai thực hiện nghĩa vụ thuế do không kiểm tra được tính pháp lý của hóa đơn đầu vào. Khắc phục phần lớn hạn chế trong việc tra cứu hóa đơn khi cơ sở dữ liệu quốc gia chưa kịp hoàn thiện.
Biện pháp thực hiện
Tích cực chủ động hướng dẫn cách thức và tạo điều kiện để DN biết và khai thác các nguồn thông tin dữ liệu về hóa đơn đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và đáng tin cậy nhất trên website http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/ của tổng cục Thuế.
Phân công công chức hướng dẫn và hỗ trợ trực tuyến cho DN các thông tin về đơn vị phát hành hoá đơn; thời gian phát hành, thời gian hoá đơn có giá trị sử dụng và thông tin hoá đơn không còn giá trị sử dụng (của người nộp thuế ngừng hoạt động, hoá đơn đã báo mất, huỷ, xoá bỏ, hoá đơn không có giá trị sử dụng qua kết luận thanh tra, kiểm tra của CQT) trong các trường hợp gặp sự cố tra cứu.
Tổng hợp và cung cấp thông tin cảnh báo cho DN về hóa đơn không còn giá trị sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Chuyển thông tin thành file có định dạng exel, định kỳ ngày 15 hoặc ngày 30 hàng tháng gửi tệp dữ liệu này đến DN qua email hoặc công khai website để DN tra cứu.
Kết quả mang lại
Thuận tiện cho người nộp thuế và công chức thuế trong việc tra cứu, tìm kiếm, nắm bắt thông tin pháp lý về hóa đơn của các DN trên địa bàn. Kiểm tra được tính pháp lý của HĐĐT để hỗ trợ DN phòng tránh rủi ro về hóa đơn khi mua hàng hóa dịch vụ và kê khai thuế.
5.3.8 Giải pháp nâng cao mức độ tiếp cận dịch vụ và xử lý thông tin phản hồi
Sự cần thiết Vừa qua, tổng cục Thuế đã chính thức kích hoạt “Hệ thống 479
kênh thông tin hỗ trợ thủ tục thuế qua cổng điện tử” nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận giao dịch qua phương tiện điện tử với DN trên phạm vi cả nước. Tại chức năng hỏi đáp của cổng thông tin điện tử của ngành thuế Thuedientu.gdt.gov.vn, ứng dụng cho phép tiếp nhận ý kiến, trả lời trực tuyến trên website ngành thuế. Các DN có thể đặt câu hỏi để gởi trực tuyến đến CQT và nhận được kết quả trả lời (ngoài 3 hình thức
truyền thống là trực tiếp, điện thoại, văn bản). Tác giả đề xuất giải pháp khai thác
triệt để hiệu quả chức năng kênh hỏi đáp trực tuyến này trên ứng dụng.
Mục đích ý nghĩa. Cơ quan thuế nâng cao được mật độ tiếp cận dịch vụ và xử
lý thông tin phản hồi cho DN. Doanh nghiệp thực hiện thường xuyên hình thức tiếp cận dịch vụ và nhận thông tin phản hồi nhanh chóng.
Biện pháp thực hiện
Tăng cường tuyên truyền để DN biết và khai thác tiện ích từ “Hệ thống 479 kênh thông tin hỗ trợ thủ tục thuế qua cổng điện tử” bằng nhiều biện pháp.
Phân công phối hợp một cách khoa học giữa các phòng chức năng trong CQT. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm công chức triển khai thực hiện toàn diện các khâu công việc: cập nhật và phản hồi đối với thông tin riêng lẽ do người dùng trang web gởi đến.
Xây dựng quy trình nội bộ để phối hợp thực hiện nhịp nhàng đảm bảo nội dung trả lời DN chất lượng, đúng chính sách và kịp thời. Quy định cụ thể thời gian
phối hợp, quy định trình tự luân chuyển nội dung hỏi và giải đáp, quy định trách nhiệm phối hợp của từng bộ phận, từng công chức Thuế theo chức danh nhiệm vụ.
Quy định quy chế về chế độ khen thưởng hay phê bình đối với công chức thực hiện. Đồng thời quy định rõ công chức thực hiện gây chậm trể thời gian trả lời DN phải có trách nhiệm xin lỗi DN bằng văn bản. Quy định định kỳ thời gian đánh giá tổng kết trong phạm vi ngành để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Tập hợp các vướng mắc trong quá trình tra cứu, xử lý thông tin cho DN và cung cấp kịp thời cho các cơ quan chức năng khi cần thiết. Mở chiến dịch hội thảo để trưng cầu ý kiến về các biện pháp kiểm soát chặc chẽ đối với HĐĐT và kịp thời xử lý thông tin phản hồi của DN.
Kết quả mang lại
Doanh nghiệp tiếp cận thông tin về pháp luật thuế, về HĐĐT kịp thời để giảm thiểu rủi ro, sai sót khi áp dụng HĐĐT. Tạo niềm tin cho DN qua bằng chứng hướng dẫn, giải đáp về HĐĐT được lưu trữ trong hệ thống. Tăng cường tần suất giao dịch trực tuyến giữa DN với CQT.
Sự lựa chọn các giải pháp cần căn cứ vào hệ số hồi quy thể hiện mức độ tác
động của nhân tố đó đến biến phụ thuộc để chọn giải pháp cải thiện theo thứ tự ưu tiên các nhân tố có tác động mạnh nhất đến các nhân tố có mức độ tác động yếu hơn. Một nhân tố có thể được cải thiện bằng nhiều giải pháp. Ngược lại, một giải pháp có thể cải thiện nhiều nhân tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN.
(1) Trước tiên cần đặc biệt chú trọng giải pháp cải thiện nhân tố“ Cơ sở pháp
lý” (hệ số hồi quy là 0,396). Trong đó cần ưu tiên cải thiện biến quan sát số 1 (Hệ thống văn bản pháp luật về HĐĐT đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết) bằng cách
tăng cường tập hợp vướng mắc, đề xuất các kiến nghị sửa đổi chính sách để hệ thống văn bản về HĐĐT ngày càng đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết (giải pháp 1).
(2) Tiếp theo cần chú trọng giải pháp cải thiện nhân tố “Sự hữu ích/ Lợi ích” (hệ số hồi quy là 0,381): Cơ quan Thuế tăng cường nâng cao chất lượng hỗ trợ tuyên truyền (giải pháp 2), chú trọng công tác phối hợp với tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT (giải pháp 4), nâng cao chất lượng dịch vụ HĐĐT để giúp DN giảm chi phí, nâng cao hiệu suất công việc và tạo điều kiện hạch toán, kế toán và quản lý tốt tài chính DN. Đồng thời thực hiện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về lợi ích của HĐĐT (giải pháp 3) nhằm tạo hiệu ứng domino và sức lan tỏa lớn hơn trong cộng đồng.
(3) Cần quan tâm đến việc cải thiện nhân tố “ Đặc điểm của doanh nghiệp”
(hệ số hồi quy là 0,298): ưu tiên cải thiện nâng cao nhận thức của chủ DN về HĐĐT để ủng hộ việc sử dụng HĐĐT (biến quan sát số 3). Cơ quan thuế, cơ quan đoàn thể đẩy mạnh giải pháp tuyên truyền, đặc biệt là tổ chức sự kiện truyền thông để tạo điều kiện cho chủ DN cập nhật càng nhiều thông tin càng tốt (kết hợp giải pháp 2,3 và 5). Từ đó tác động sự nhận thức đến việc chấp nhận của người sử dụng (Mô hình
TAM)- chủ DN ủng hộ chủ trương triển khai và sớm quyết định sử dụng HĐĐT để
phù hợp với xu thế thời đại.
(4) Tiếp đó là cải thiện đối với nhân tố “Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch
vụ HĐĐT”(hệ số hồi quy là 0,254): ưu tiên cải thiện biến quan sát số 2 (tổ chức
cung cấp dịch vụ HĐĐT có giá thành rẻ). Cần tăng cường vận động các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT giảm giá thành hoặc tạo điều kiện cho DN sử dụng miễn phí thời gian đầu (giải pháp 4). Quy định pháp luật chặt chẽ và có biện pháp quản lý tốt các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT (giải pháp 1), giới thiệu các tổ chức đảm bảo đủ tiêu chuẩn và thực hiện dịch vụ tốt cho DN yên tâm sử dụng dịch. Tạo điều kiện tối đa cho tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT tiếp cận với khách hàng để phát triển.
(5) Để cải thiện nhân tố “ Nhận thức rào cản chuyển đổi” (hệ số hồi quy là
0,232) cần áp dụng 5 giải pháp tăng cường cơ sở pháp lý của HĐĐT (giải pháp 1), giải pháp phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (giải pháp 4),
giải pháp tổ chức sự kiện truyền thông với người tiêu dùng (giải pháp 5), giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển và nâng cấp các ứng dụng về thuế (giải pháp 6) và giải pháp nâng cao mức độ tiếp cận dịch vụ và xử lý thông tin phản hồi (giải pháp 8).
(6) Đối với nhân tố“ Yêu cầu về an toàn và bảo mật” được nhiều DN quan tâm thì cần chú trọng các giải pháp cơ chế bảo mật thông tin của hệ thống dữ liệu quốc gia thông qua quá trình kiểm soát và nâng cấp cơ chế quản trị mạng, quản lý dữ liệu. Cụ thể ở giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển và nâng cấp các ứng dụng về thuế (giải pháp 6), giải pháp hỗ trợ khai thác cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin cảnh báo về hóa đơn (giải pháp 7) và giải pháp nâng cao mức độ tiếp cận dịch vụ và xử lý thông tin phản hồi (giải pháp 8). Các giải pháp này đòi hỏi nhiều sự nổ lực của cơ quan ở cấp trung ương như Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
(7) Đối với nhân tố “ Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT” áp dụng giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển và nâng cấp các ứng dụng về thuế (giải pháp 6). Ngoài ra cần phải mở rộng việc thanh toán điện tử của DN, xây dựng các giải pháp tạo điều kiện tiến đến quy định không thanh toán bằng tiền mặt để buộc DN tham gia các giao dịch thanh toán điện tử (ví điện tử, thẻ ngân hàng, thanh toán qua các tổ chức trung gian bằng phương tiện điện tử).
(8) Đối với nhân tố “Đặc tính dể sử dụng” giải pháp được quan tâm là giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển và nâng cấp các ứng dụng về thuế (giải pháp 6) nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện khác để đảm bảo các cơ quan chức năng có thể kiểm tra được chứng từ HĐĐT lưu thông trên thị trường ngay tức thời, không phải yêu cầu DN phải chứng minh hoặc chuyển đổi, sao chụp HĐĐT. Từ đó khắc phục tình trạng chuyển đổi HĐĐT sai quy định hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.