Kết quả nghiên cứu mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hoá đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 73)

Chƣơng 4 : Kết quả nghiên cứu

4.3 Kết quả nghiên cứu mơ hình

Phương trình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố và quyết định HĐĐT của DN.

QD = 0,396PL + 0,381LI + 0,298DN + 0,254CC + 0,232NTRC + 0,195AT + 0,176KN + 0,166DSD

Căn cứ kết quả phân tích hồi quy, quyết định sử dụng HĐĐT của DN chịu sự tác động của 8 nhân tố. Mức độ tác động của từng nhân tố đến Quyết định sử dụng HĐĐT của DN được thể hiện và xếp hạng như bảng dưới đây.

Bảng 4.2. Bảng xếp hạng các nhân tố

Nhân tố

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa Giá trị thống kê Giá trị có ý nghĩa thống kê (Sig). Xếp hạng Hằng số 3,.330 79,247 PL 0,364 0,396 8,643 0,000 1 LI 0,350 0,381 8,308 0,000 2 DN 0,274 0,298 6,508 0,000 3 CC 0,234 0,254 5,552 0,000 4 NTRC 0,214 0,232 5,074 0,000 5 AT 0,179 0,195 4,250 0,000 6 KN 0,162 0,176 3,849 0,000 7 DSD 0,152 0,166 0,616 0,000 8

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Kết quả nghiên cứu như trên của tác giả cho thấy 08 nhân tố nghiên cứu đều được chấp nhận, khơng có biến quan sát nào bị loại khỏi mơ hình. Kết quả nghiên cứu định lượng khơng có sự thay đổi nhiều so với mơ hình tác giả đã đề xuất. Trước khi nghiên cứu định lượng, tác giả nhận định nhân tố “ Khả năng tích hợp dịch vụ

điện tử khác với HĐĐT” có tác động yếu nhất nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy

+ 0,298 + 0,195 + 0,232 + 0,254 96 + 0,396 + 0,176 + 0,166 + 0,396 + 0,381

Theo Hair & cộng sự (2017) thì hệ số Beta hiệu chỉnh (R2 ) cànglớn thì mức độ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc càng lớn. Như vậy trong 08 nhân tố tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa. Cụ thể:

Hình 4.6. Kết quả mơ hình hồi quy

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Quyết định sử dụng HĐĐT của doanh

nghiệp

Đặc điểm của doanh nghiệp

Yêu cầu về an tồn và bảo mật

Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT Nhận thức rào cản chuyển đổi Đặc điểm của tổ chức cung cấp

dịch vụ HĐĐT Sự hữu ích/ Lợi ích

Cơ sở pháp lý

Vậy:

Nhân tố (1)“ Cơ sở pháp lý” có tác động lớn nhất, hệ số hồi quy là 0,396. Tiếp đến là nhân tố (2) “Sự hữu ích/ Lợi ích” hệ số hồi quy là 0,381.

Tiếp đến là nhân tố (3) “ Đặc điểm của doanh nghiệp” cũng có tác động

đáng kể, hệ số hồi quy là 0,298.

Sau nữa là nhân tố (4) “Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT” có hệ số hồi quy là 0,254.

Nhân tố (5) “ Nhận thức rào cản chuyển đổi” có hệ số hồi quy là 0,232 tác động tương đối.

Bên cạnh đó, nhân tố (6) “ Yêu cầu về an toàn và bảo mật”, có hệ số hồi quy là 0,195 chứng tỏ có tác động yếu hơn đến biến phụ thuộc.

Yếu hơn là nhân tố (7) “ Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT” , hệ số hồi quy là 0,176.

Chƣơng 5: Giải pháp thúc đẩy quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Dựa vào kết quả nghiên cứu và với mục đích đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực tiễn triển khai HĐĐT trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa, thay vì đưa ra một số hàm ý quản trị, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện các nhân tố có tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN.

5.1 Xác định phương hướng, mục tiêu lộ trình triển khai hóa đơn điện tử

Để đảm bảo triển khai kịp thời theo quy định của Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 về thời gian bắt buộc áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử (ngày 01 tháng 7 năm 2022), Cục Thuế Khánh Hịa đề ra mục tiêu cụ thể, lộ trình phương hướng thực hiện như sau:

Hình 5.1. Mục tiêu kế hoạch

Nguồn: Kế hoạch triển khai HĐĐT của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Căn cứ vào mục tiêu đề ra, cuối năm này Cục Thuế lập kế hoạch triển khai cho năm tiếp theo. Trong kế hoạch nêu rõ mục tiêu cụ thể, giao kế hoạch cho từng đơn vị trực thuộc; Yêu cầu các đơn vị trực thuộc lập và báo cáo kế hoạch chi tiết, phân công rõ nhiệm vụ đến từng công chức, giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm triển khai. Nội dung kế hoạch còn đề ra các mốc thời gian thực hiện, chương trình phối hợp với các cơ quan ban ngành; tăng cường tuyên truyền hỗ trợ chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN chuyển dịch từ hóa đơn giấy sang áp dụng HĐĐT. Chỉ đạo các bộ phận lựa chọn các DN có điều kiện kinh doanh tương đối tốt, có thể đáp ứng điều kiện công nghệ để phân kỳ và thông báo đề nghị sớm chuyển đổi sang HĐĐT hoặc sử dụng song song HĐĐT với

Cuối năm 2020 đã đạt 45,17% Cuối năm 2021 đạt trên 70% Quý I năm 2022 đạt 100%

hóa đơn giấy. Bên cạnh đó Cục Thuế cũng có chính sách động viên khuyến khích, khen thưởng đối với cơng chức tích cực nghiên cứu đề ra các sáng kiến cải tiến, giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi áp dụng phổ biến HĐĐT, đảm bảo đạt mốc 100% DN áp dụng HĐĐT ngay quý đầu năm 2022.

5.2 Nguyên tắc đề xuất giải pháp

Với phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tác động, thúc đẩy DN sớm tự nguyện tham gia áp dụng HĐĐT và dựa trên các nguyên tắc sau:

Đảm bảo tính cần thiết

Nguyên tắc này được xem là quan trọng nhất để tác giả đưa ra giải pháp mang tính hiệu quả. Giải pháp phải dựa trên nguyên tắc xuất phát từ sự cần thiết, nhu cầu cần phải thực hiện để đạt được hiệu quả cao hơn.

Đảm bảo tính pháp lý

Tuân thủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng và các chủ trương và nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đảm bảo tính tuân thủ pháp luật.

Đảm bảo tính đồng bộ

Ngun tắc này địi hỏi các giải pháp đưa ra trước hết phải đồng nhất, không đối lập, không mâu thuẫn giữa các giải pháp và với các đề án, chính sách và chương trình mục tiêu của ngành Thuế. Các giải pháp phải hường đến mục tiêu tích cực đẩy mạnh triển khai áp dụng HĐĐT.

Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo giải pháp mà tác giả đưa ra mang tính khả thi. Tức là, giải pháp phải thiết thực và phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, phù hợp với tri thức văn hóa của DN tại tỉnh Khánh Hịa để đảm bảo có thể thực hiện được.

5. 3 Các giải pháp đề xuất

Qua kết quả đánh giá thực tế và nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của các DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tác giả nhận thấy muốn giải được bài tốn chuyển đổi hồn tồn sang sử dụng hóa đơn, chứng từ điện tử thì có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đồng thời thực tế triển khai địi hỏi phải có sự đồng lịng nổ lực phối hợp của tất cả mọi người, mọi cơ quan ban ngành.

Trước tiên, ngành thuế cần duy trì tốt việc thực hiện chức năng nhiệm vụ về quản lý thuế, cải cách hệ thống thuế, theo dõi kiểm tra chặc chẽ thường xuyên việc sử dụng HĐĐT của DN. Đồng thời ngành thuế cần có các giải pháp mang tính cải cách mạnh mẽ với quy mơ lớn trong tồn ngành như sau:

5.3.1 Giải pháp tăng cƣờng cơ sở pháp lý của hóa đơn điện tử

Sự cần thiết

Để tránh tình trạng hướng dẫn nội dung thực hiện không rõ ràng, không nhất qn giữa CQT các cấp thì cần có giải pháp tăng cường cơ sở pháp lý của HĐĐT. Tính pháp lý của HĐĐT càng đảm bảo thì càng có nhiều DN quyết định áp dụng HĐĐT.

Mục đích ý nghĩa

Hồn thiện hành lang pháp lý về HĐĐT rõ ràng cụ thể. DN yên tâm tin tưởng và cảm nhận rằng được pháp luật bảo vệ khi thực hiện HĐĐT.

Biện pháp thực hiện

CQT đẩy mạnh phòng chống gian lận về hóa đơn bằng cách tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng HĐĐT. Bảo vệ tính pháp lý của hóa đơn cho DN chấp hành tốt pháp luật thuế. Kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm đảm bảo an tồn bảo mật thơng tin HĐĐT. Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng hóa đơn khơng đúng quy định nhằm mục đích trốn thuế.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động khảo sát, thăm dò để nắm bắt nhu cầu, khó khăn vướng mắc trong q trình triển khai HĐĐT. CQT các cấp phải thường xuyên tập hợp được tất cả các vướng mắc của DN trong lĩnh vực sử dụng HĐĐT; Báo cáo thường xuyên, đề xuất tham mưu với Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính để ban hành sửa đổi văn bản chính sách kịp thời phù hợp; Tích cực tham gia và vận động DN cùng góp ý tham gia xây dựng các dự thảo Thông tư, Nghị định, Luật trước khi ban hành.

Tăng cường phối hợp và quản lý chặc chẽ bằng việc kiểm tra hoạt động, kê khai và việc đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT.

Kết quả mang lại

Hoàn thiện các quy định trình tự thực hiện HĐĐT thống nhất đảm bảo quản lý chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn. Tạo niềm tin cho DN khi chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT.

5.3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác hỗ trợ tuyên truyền

Sự cần thiết

Để giúp các tổ chức, DN, cá nhân trên địa bàn tỉnh biết được những nội dung thay đổi của chính sách về hình thức hóa đơn, lộ trình triển khai áp dụng thống nhất HĐĐT của Chính phủ thì cần phải có giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác tuyên truyền hỗ trợ.

Mục đích ý nghĩa

Tuyên truyền giúp DN thấy được lợi ích khi DN áp dụng HĐĐT trong mọi giao dịch với khách hàng, với các cơ quan ban ngành và với chính sự phát triển của DN. Công tác hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn kịp thời cho DN.

Biện pháp thực hiện

Giáo dục tư tưởng đạo dức, đào tạo bồi dưỡng trình độ, kỹ năng cho cơng chức làm công tác hỗ trợ tuyên truyền. Đánh giá công tâm kết hợp chế độ khen thưởng thỏa đáng với công chức thực hiện tốt công tác hỗ trợ tuyên truyền.

Biên soạn các ấn phẩm, tài liệu có nội dung phân tích, đối chiếu với quy định hiện hành kèm hình ảnh minh họa cụ thể. Tập huấn thường xuyên cho các DN về nội dung sử dụng HĐĐT. Bố trí cơng chức hỗ trợ, giải đáp mọi vướng mắc về HĐĐT của DN dưới mọi hình thức và đảm bảo kịp thời.

Tăng cường công tác tuyên truyền về tần suất, về chất lượng, đa dạng hóa hình thức, phương thức tuyên truyền; phát huy tối đa các hình thức, phương tiện hiện có của CQT; Chuyển tải các thông tin này thông qua việc kết hợp đồng bộ nhiều phương thức như: Gửi nội dung qua tin nhắn, Email, đăng tải lên Trang thông tin điện tử Cục Thuế; Chuyển tải qua các hệ thống quảng cáo các mạng xã hội như Zalo, facebook (có tốn phí) để tăng phạm vi tiếp cận thông tin. Nghiên cứu triển khai các giải pháp hỗ trợ DN theo từng nhóm, đối tượng DN cụ thể.

Phối hợp với các tạp chí, Báo, Đài Truyền hình địa phương thực hiện chuyên mục thuế, các phóng sự với sự đầu tư nhiều hơn sao cho gây ấn tượng và nêu bật được tiện ích của việc sử dụng HĐĐT.

Lựa chọn DN tiêu biểu để tuyên truyền lợi ích của HĐĐT nhằm nhân rộng đối tượng áp dụng và lan tỏa tinh thần cũng như nhận thức của DN về HĐĐT.

Kết quả dự kiến mang lại:

Bảo đảm các DN đều bình đẳng trong tiếp cận thơng tin chính sách về

HĐĐT; giúp DN nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để nắm rõ về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ về việc sử dụng HĐĐT và các tiện ích dịch vụ công mà ngành thuế đã triển khai; Tạo tâm lý đồng thuận, thay đổi thói quen, cộng đồng và DN chấp nhận loại hình giao dịch HĐĐT.

5.3.3 Giải pháp tích cực phối hợp với các Cơ quan Đảng, đồn thể và chính quyền địa phƣơng quyền địa phƣơng

Sự cần thiết

Nếu việc triển khai sử dụng HĐĐT chỉ do mỗi ngành thuế thực hiện thì chắc chắn khơng có sự tác động mạnh mẽ bằng khi có các cơ quan Cơ quan Đảng, đồn thể và chính quyền địa phương tham gia. Chắc chắn khơng thể có sự ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng nhân dân và không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy rất cần thiết phải tăng cường phối hợp với các Cơ quan Đảng, đồn thể và chính quyền địa phương.

Mục đích ý nghĩa

Cục Thuế tranh thủ được sự ủng hộ của UBND các cấp và sự đồng thuận, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh trong triển khai HĐĐT trên địa bàn.

Biện pháp thực hiện

Tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị và công văn chỉ đạo thực hiện công tác triển khai HĐĐT trên địa bàn như văn bản đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hỗ trợ chỉ đạo các cơ quan truyền thông địa phương, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền về chủ trương, tiện ích của HĐĐT.

Lập văn bản đề nghị Sở Kế hoạch Đầu tư, Phịng Tài chính các địa phương phổ biến các nội dung liên quan về HĐĐT cho các DN trong quá trình đăng ký kinh doanh, đề nghị các cơ quan, ban, ngành liên quan phối hợp thực hiện công tác vận động DN trong quá trình tiếp xúc, thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị.

Cải cách các nghiệp vụ công tác quản lý thuế, xây dựng Quy trình quản lý HĐĐT trong nội bộ ngành thuế cũng như Quy chế phối hợp với các cơ quan ban, ngành khác để thực hiện đồng bộ.

Đề xuất chế độ khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân của các cơ quan ban ngành có sự phối hợp tích cực và hiệu quả.

Kết quả mang lại

Phối hợp chặc chẽ với các cơ quan chức năng để đẩy mạnh triển khai sử dụng HĐĐT. Đặc biệt tạo mối quan hệ kết nối để đảm bảo tính thống nhất, khoa học giữa các cơ quan, đặc biệt là trong giao dịch chung tại Cổng thông tin dịch vụ hành chính cơng trực tuyến của tỉnh.

5.3.4 Giải pháp phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Sự cần thiết

So với các DN lớn, thì DN nhỏ và vừa có nhiều hạn chế về mặt nguồn lực như nguồn lực về tài chính, con người, tri thức (Ein-Dor và Segev, 1978). Đây chính là lý do chính mà các DN nhỏ và vừa và siêu nhỏ thường né tránh việc phải triển khai HĐĐT. Việc triển khai hệ thống HĐĐT cần được xây dựng và được vận hành quản lý bởi một nhà cung cấp (Leavitt, 2009). Do vậy phối hợp chặt chẽ với các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT là giải pháp tối ưu để giải quyết bài toán mà các DN nhỏ vừa và siêu nhỏ đang phải đối mặt.

Mục đích ý nghĩa

Về phía CQT: việc phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT là thêm một kênh để tuyên truyền, vận động DN triển khai áp dụng HĐĐT.

Về phía DN: Có đầy đủ danh sách, thông tin các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT tin cậy để chủ động, lựa chọn tiếp cận để quyết định áp dụng HĐĐT. Hỗ trợ trực tiếp giúp DN thực hiện HĐĐT song song với sử dụng hóa đơn giấy trong thời gian chuyển tiếp.

Khuyến khích xây dựng và tích hợp nhiều tiện ích trong phần mềm HĐĐT để mang lại thuận lợi và hiệu quả hơn khi sử dụng.

Biện pháp thực hiện

Thành lập ban chỉ đạo và tổ triển khai thực hiện. Xây dựng kế hoạch kết hợp tổ chức hội nghị thảo luận về HĐĐT với tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT.

Phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ DN dùng thử phần mềm HĐĐT nếu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hoá đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 73)