Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hoá đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 44)

Chƣơng 3 : Thiết kế nghiên cứu

3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính

(2) Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở

lý thuyết Thang đo

nháp Thang đo chính thức Định lượng chính thức (n = 197 phiếu) Nghiên cứu định tính

Phân tích hồi quy bội Phân tích EFA Phân tích tần số, anova, Cronbach Đề xuất hàm ý quản trị Kết luận và kiến nghị

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

3.2.1 Tiến hành nghiên cứu định tính

Bước thực hiện này nhằm điều chỉnh bổ sung thang đo gốc, tìm ra các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN. Trên cơ sở tổng hợp kết quả phỏng vấn thu được, tác giả hiệu chỉnh để hình thành Bảng câu hỏi khảo sát phục vụ nghiên cứu định lượng.

3.2.1.1 Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu:

Dựa trên tổng quan lý thuyết có liên quan đến HĐĐT, tác giả đã chắt lọc và hệ thống lại các khái niệm, định nghĩa và mối quan hệ giữa quyết định của DN và HĐĐT. Để đảm bảo thang đo rõ ràng, phù hợp hơn với ngữ cảnh nghiên cứu và thực trạng triển khai tại tỉnh Khánh Hòa, tác giả thực hiện xây dựng thang đo nháp ngay trong nội dung Phiếu phỏng vấn chuyên gia và theo mơ hình đề xuất. Mẫu phiếu phỏng vấn đối với chuyên gia tại Phụ lục 3.

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn

Tác giả tiến hành phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia - những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực HĐĐT. Tổng số thành viên chuyên gia được phỏng vấn là 13 người, bao gồm: 05 chuyên gia thuộc ngành Thuế trong lĩnh vực liên quan HĐĐT, 05 đại diện tổ chức cung cấp dịch vụ phần mềm HĐĐT, 03 DN đã sử dụng HĐĐT ổn định trong vòng 3 năm. Danh sách các thành viên được phỏng vấn tại Phụ lục 4. Sau đó, tác giả điều chỉnh thang đo thơng qua kết quả tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia để hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng.

Bước 3: Phân tích và tổng hợp kết quả phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn cho thấy, nhiều chun gia rất tích cực tìm hiểu các thơng tin liên quan đến việc vận hành phần mềm, các quy định pháp luật và các nội dung hướng dẫn vướng mắc, tham gia phiếu khảo sát có chất lượng. Những chuyên gia phỏng vấn đều hiểu rõ và có q trình tiếp cận với HĐĐT. Họ cũng đồng ý rằng:

quyết định sử dụng HĐĐT chịu tác động từ nhiều nhân tố. Hầu hết các chuyên gia đồng ý các nhân tố đề cập trong phiếu phỏng vấn là tương đối phù hợp và đầy đủ để tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN. Tác giả chọn các nhân tố có tỷ lệ đồng thuận của các chuyên gia trong phiếu phỏng vấn đạt từ 75% trở lên để có thể phù hợp với thực tiễn hiện nay trong bối cảnh triển khai mở rộng đối tượng sử dụng HĐĐT. Bảng thống kê kết quả cuộc phỏng vấn tại Phụ lục 5.

Các chuyên gia đã thống nhất cao đối với các biến quan sát của nhân tố: “Cơ

sở pháp lý” (PL) trong phiếu phỏng vấn. Đây có thể nói là cơ sở nền tảng cơ bản để

cả nước thực hiện và là cơ sở pháp lý mang tính tác động trực tiếp đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN. Đồng thời qua công tác thực tiễn, tác giả nhận thấy nhân tố về cơ sở pháp lý luôn gắn liền việc triển khai áp dụng HĐĐT, ảnh hưởng nhiều đến số lượng DN quyết định sử dụng HĐĐT.

Nhân tố (LI): “Sự hữu ích/ Lợi ích” có biến quan sát: “Thao tác thực hiện

HĐĐT đơn giản ” và biến quan sát ”Dễ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của HĐĐT”

có số phiếu đồng thuận là 77% và 85% nhưng ý kiến tham gia là hai biến này thuộc nội dung “Đặc tính dể sử dụng”. Nên cần phải bổ sung nhân tố mới và đưa thành biến quan sát của nhân tố Đặc tính dể sử dụng (DSD). Điều này cũng phù hợp với nhân tố Effort Expectancy: Nhận thức về sự dễ dàng trong việc sử dụng của tác giả Olaleye, Sunday Adewale and Sanusi, Ismaila Temitayo (2009); và cũng phù hợp với biến quan sát “HĐĐT được thực hiện dễ dàng hơn” và “Quy trình thực hiện HĐĐT thật dễ hiểu” của tác giả Nguyễn Thị Hơng Liêm (2015). Bên cạnh đó có ý

kiến góp ý bổ sung thêm biến quan sát của nhân tố “Đặc tính dể sử dụng” là “Dể dàng kiểm sốt được q trình sử dụng HĐĐT” do sử dụng HĐĐT sẽ có phần mềm

ghi nhận dữ liệu bằng phương tiện điện tử nên dể dàng kiểm tra được. Do vậy nhân tố “Sự hữu ích/ Lợi ích” được thiết kế lại trong bảng câu hỏi của phiếu khảo sát thành 2 nhân tố là nhân tố (LI) “Sự hữu ích/ Lợi ích” gồm có 5 biến quan sát và nhân tố (DSD) “Đặc tính dể sử dụng” gồm có 3 biến quan sát.

Nhân tố (CC): “Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT” có 02 biến

quan sát: “Kho dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu HĐĐT” và biến quan sát:”Xây dựng được chuẩn cơ sở dữ liệu kết nối dữ liệu với CQT” tuy khơng ít phiếu đồng thuận nhưng ý kiến tham gia là hai biến này thuộc nội dung bắt buộc

“Đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật” của tổ chức cung cấp dịch vụ. Nghĩa là thuộc nội dung của quy định tại chương X của Luật quản lý Thuế. Bên cạnh đó ý kiến của các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT cho rằng quyết định sử dụng HĐĐT của DN còn phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ tư vấn hỗ trợ của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT nên cần thiết điều chỉnh ngữ nghĩa nội dung của biến quan sát: “Nhiều giải pháp phần mềm HĐĐT khác nhau cung cấp phù hợp với từng

quy mô, ngành nghề của DN” thành “ Tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT phù hợp, có dịch vụ hỗ trợ, tư vấn bảo hành sản phẩm tốt” cho ngắn gọn và đủ nghĩa.

Nhân tố (NTRC): “Nhận thức rào cản chuyển đổi HĐĐT” là nhân tố có ý nghĩa tác động việc DN quyết định áp dụng HĐĐT. Nhận thức rào cản càng tăng thì DN có hướng khắc phục và đi đến Quyết định sử dụng HĐĐT nhiều hơn. Vì vậy có ý nghĩa tác động cùng chiều. Liên quan đến biến quan sát: “DN muốn duy trì sử

dụng hóa đơn giấy vì mục đích trốn thuế, mua bán hóa đơn hoặc ghi sai thời điểm”,

tác giả nhận định rằng quy định thời điểm lập hóa đơn phải đồng thời với thời điểm phát sinh doanh thu hoặc thu được tiền sẽ gây khó khăn cho DN trong vấn đề hợp thức hóa số liệu nhằm mục đích trốn thuế. Tuy nhiên nhân tố này có tỷ lệ đồng thuận rất thấp vì vậy tác giả tiếp thu ý kiến và loại biến quan sát này ra khỏi nghiên cứu. Chuyên gia là DN và tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT không đồng ý với biến quan sát: “Lo lắng việc Bên bán đơn phương hủy hóa đơn” thể hiện ít phiếu đồng thuận và ý kiến cho rằng: biến này chỉ trả lời phù hợp nếu đứng trên góc nhìn của người nhận được HĐĐT nên không phù hợp với mục tiêu khảo sát của luận văn. Biến này không tác động trực tiếp đến quyết định của DN sử dụng hay khơng sử dụng HĐĐT. Vì vậy tác giả loại biến này ra trong thang đo chính thức.

Nhân tố (AT): “Yêu cầu về an toàn và bảo mật” có biến quan sát: “Việc

nước thuận lợi, an toàn, bảo mật” được ít phiếu đồng thuận. Các chuyên gia cho rằng ý kiến bị trùng với ý các biến trên về an toàn, bảo mật của HĐĐT và đề nghị bổ sung nội dung “Tính pháp lý của HĐĐT “ cho nhân tố này theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Liêm (2015).

Nhân tố (KN): “Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT” có biến quan sát: “DN có sử dụng hóa đơn đặc thù như ngân hàng, bệnh viện, tem, vé xe” ít phiếu đồng thuận. Các Chuyên gia ý kiến rằng việc DN sử dụng hóa đơn đặc thù không phải là phần mềm để quan sát đánh giá “Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử

khác với HĐĐT” nên tác giả tiếp thu ý kiến và loại biến quan sát này trong mơ hình nghiên cứu.

3.2.1.2 Kết quả hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu

Từ các ý kiến đóng góp của các chuyên gia về điều chỉnh thang đo trong quá trình phỏng vấn, tác giả tổng hợp bổ sung, xây dựng, điều chỉnh ngữ nghĩa của thang đo cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Thang đo chính thức bao gồm 8 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc, gồm tất cả có 31 biến quan sát dùng để tiến hành nghiên cứu định lượng tiếp theo. Kết quả hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu được minh họa tại phụ lục số 6. Mẫu nghiên cứu chính thức tại Phụ lục số 7.

Phiếu khảo sát có kết cấu bao gồm 3 phần:

A. Thơng tin doanh nghiệp: Loại hình DN, Quy mơ DN, Thời gian hoạt động của DN, Các loại hóa đơn mà DN sử dụng, Ngành nghề kinh doanh của DN, Số lượng hóa đơn DN sử dụng trong 1 năm, Thông tin người tham gia khảo sát.

B. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố giúp doanh nghiệp quyết

định sử dụng HĐĐT theo 05 mức độ chọn (5 liker) để trả lời cho 8 biến độc lập (thông qua 28 biến quan sát) và 01 biến phụ thuộc (gồm 3 biến quan sát).

C. Ý kiến đề nghị đề xuất của doanh nghiệp: gồm 3 câu hỏi: DN gặp khó khăn gì ? Lý do khơng hài lịng (nếu có) ? Đề nghị của DN để nâng cao hiệu quả sử dụng HĐĐT.

3.2.2 Tiến hành nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến bằng google form hoặc khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức. Sau khi thu về kết quả khảo sát thì tiến hành áp dụng phần mềm. Xử lý dữ liệu thống kê (SPSS) để phân tích: làm sạch (hoặc mã hóa) dữ liệu, thống kê mơ tả; anova; kiểm định độ tin cậy Cronbach’alpha và giá trị của thang đo; phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích hồi quy bội nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

3.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Do hạn chế về thời gian, luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các DN được chọn là đang hoạt động và có sử dụng hóa đơn, kể cả đã sử dụng HĐĐT và chưa sử dụng HĐĐT, không hạn chế hay phân biệt về quy mơ (số lượng lao động, vốn), loại hình và ngành nghề hoạt động. Người tham gia khảo sát là ngẫu nhiên, có thể là giám đốc, kế tốn hay quản lý…của DN.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành khảo sát trực tuyến qua email và các kênh mạng xã hội (facebook và zalo) bằng công cụ Google Form. Bảng khảo sát được gửi đến các DN theo dõi tại tất cả các Chi cục Thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa. Sau đó, tác giả liên hệ trực tiếp qua facebook và zalo với từng DN để nhờ họ dành thời gian từ 5 đến 10 phút thực hiện khảo sát. Riêng các DN được biết thông tin (số điện thoại và địa chỉ email), tác giả gọi điện trước nhờ sự hỗ trợ. Khi các DN phản hồi theo đường dẫn đã gửi sẽ được cập nhật liên tục trên Google Form.

3.2.2.3 Tiêu chí chọn mẫu

Phiếu khảo sát được chọn là của các DN đang hoạt động và có sử dụng hóa đơn, chọn đầy đủ tiêu chí phân loại theo quy mơ (số lượng lao động, vốn), loại hình, ngành nghề hoạt động, đã sử dụng hoặc chưa sử dụng HĐĐT. Mẫu hoàn chỉnh khi đảm bảo chọn đầy đủ, phù hợp các nội dung bắt buộc trong mẫu khảo sát.

Kết quả thu thập sau khi đối tượng khảo sát chấp nhận tham gia sẽ phục vụ cho mục đích của phương pháp này là đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình đo lường. Kết quả cuộc khảo sát thu được 202 phiếu khảo sát. Sau khi kiểm tra dữ liệu khảo sát, tác giả loại ra 05 phiếu ( 02 phiếu khơng trả lời, 03 phiếu có kết quả trả lời không phù hợp). Vậy nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu n = 197 phiếu.

3.2.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hoá và tiến hành phân tích trên phần mềm SPSS. Bao gồm 05 bước sau:

Bước 1: Phân tích thống kê mơ tả (xem phụ lục 8 và 9).

Bước 2: Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha (xem phụ lục 10). Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (xem phụ lục 11).

Bước 4: Phân tích hệ số tương quan (xem phụ lục 12). Bước 5: Phân tích hồi quy bội (xem phụ lục 13).

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu

4.1 Phân tích thực trạng áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa địa bàn tỉnh Khánh Hịa

4.1.1 Khơng gian nghiên cứu

Trong những năm qua, ngành Thuế Việt Nam luôn chú trọng thực hiện các

giải pháp cải cách, hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế và đẩy mạnh điện tử hóa trong các giao dịch của DN như khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và hoàn thuế điện tử. Đến tháng 5/2020, cả nước đã có khoảng 800 nghìn DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,7% trong tổng số DN đang hoạt động (theo Tạp chí Thuế). Việc triển khai áp dụng HĐĐT cũng nằm trong chương trình thuế điện tử (e - tax) của ngành thuế và nội dung HĐĐT đã được đưa vào đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 2545/QĐ - TTg ngày 30/12/2016 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với việc triển khai HĐĐT của cả nước, Cục thuế tỉnh Khánh Hòa đang tìm cách giải bài tốn áp dụng hóa đơn chứng từ điện tử theo quy định của Luật quản lý thuế (100% doanh nghiệp sử dụng HĐĐT từ ngày 01/07/2022).

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được thành lập ngày 01/10/1990. Hiện nay có trụ sở tại địa chỉ: Số 17 đường 19/5, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thuộc nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác.

Từ tháng 08 năm 2019 đến nay, thực hiện theo Quyết định số 927/QĐ-BTC

ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài chính về việc hợp nhất Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa; DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được theo dõi quản lý phân cấp bao gồm các DN do Cục Thuế quản lý và các DN do 04 Chi cục thuế thành phố Nha Trang và Chi cục Thuế khu vực quản lý bao gồm: Chi cục Thuế

thành phố Nha Trang, Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa, Chi cục Thuế khu vực Bắc Khánh Hịa, Chi cục Thuế khu vực Tây Khánh Hịa.

Hình 4.1. Các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Nguồn: Theo Quyết định số 927/QĐ-BTC của Bộ Tài chính

Qua q trình triển khai sử dụng các dịch vụ công điện tử về thuế trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cũng đã đạt kết quả rất đáng ghi nhận. Số DN thực hiện kê khai thuế qua mạng (KTQM), nộp thuế điện tử (NTĐT), hoàn thuế điện tử và sử dụng HĐĐT chiếm tỷ lệ cao và tăng dần qua các năm. Số DN hoàn thành đăng ký khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đến hết tháng 6/2020 đạt 100%. Đến tháng 6 năm 2020, số tiền nộp thuế điện tử tăng và tỷ lệ nộp thuế điện tử đạt trên 95%. Tỷ lệ hoàn thuế GTGT bằng phương tiện điện tử đạt 100% trường hợp (xuất khẩu và đầu tư). Số lượng DN đã được giải quyết hoàn thuế GTGT và tổng số tiền hoàn thuế điện tử tăng liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ các DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hoá đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)