Nội dung của công tác quản lý thu thuế cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 35)

P HN MĐ U

1.2 Quản lý thu thuế nhà nước

1.2.2 Nội dung của công tác quản lý thu thuế cấp huyện

1.2.2.1 Lập kế hoạch thu ngân sách nhà nước

- Vai trò: Kế hoạch thu NSNN là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý ngân sách Nhà nước, quyết định tới cân đối ngân sách Nhà nước, có vai trị định hướng hoạt động trong một thời kỳ: Trên phạm vi cả nước, kế hoạch thu là một bộ phận quan trọng trong dự toán NSNN. Kế hoạch thu thuế là cơ sở phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động của Chính phủ trong kỳ kế hoạch, đồng thời là cơ sở xây dựng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Đối với từng địa phương, kế hoạch thu NSNN là chỉ tiêu quan trọng để xác định số thu ngân sách địa phương và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cấp cho ngân sách cấp dưới, là một trong số các chỉ tiêu để xét thi đua, khen thưởng khi thực hiện thu vượt mức dự toán Nhà nước giao.

Đối với ngành thuế: Kế hoạch thu NSNN là nhiệm vụ chính trị chính đối với ngành thuế. Kế hoạch thu đối với cơ quan thuế các cấp là nhiệm vụ Nhà nước giao, mang tính pháp lệnh trong cơng tác thu. Chỉ tiêu dự toán thu được giao là mục tiêu chỉ đạo trong công tác thu của cơ quan thuế các cấp đối với cơ quan thuế trực thuộc hoặc cơ quan thuế cấp dưới.

- Nội dung kế hoạch thu NSNN cấp huyện bao gồm:

+ Số thu NSNN tổng thể cần đạt được (Số dự toán thu NSNN được HĐND huyện giao hàng năm).

+ Các phương thức để thực hiện mục tiêu thu NSNN: Đó là các cơ chế và giải pháp để thực hiện mục tiêu chính. Chúng được thể hiện ở các giải pháp thuộc chức năng quản lý thu thuế đó là các chính sách quản lý thu thuế.

- Cách lập kế hoạch thu thuế:

Kế hoạch thu NSNN phải dựa vào căn cứ sau: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ 5 năm hiện hành, tình hình phát triển kinh tế ở địa phương ở năm báo cáo và những năm dự báo cho năm kế hoạch, tình hình thực hiện kế hoạch thu ngân sách năm báo cáo và chỉ tiêu thu ngân sách ở năm kế hoạch, Chính sách thuế hiện hành, Chủ trương và chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước ở năm kế hoạch và các năm trước mắt.

Quy trình xây dựng kế hoạch thu thuế theo các bước như sau:

+ Dự toán thu của ngành thuế được Quốc hội và Chính phủ giao hàng năm dựa trên kết quả thu NSNN mà ngành đạt được năm trước và dự toán chi ngân sách cho năm kế hoạch cùng với một số thông tin về biến động kinh tế xã hội khác.

+ Dựa trên dự tốn thu năm kế hoạch của tồn ngành, Tổng Cục Thuế sẽ giao dự toán thu pháp lệnh cho ngành thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kết quả thu năm trước cùng một số thông tin về biến động kinh tế xã hội trên địa bàn (chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ % tăng trưởng đối với các khu vực kinh tế trong việc lập dự toán thu NSNN năm kế hoạch).

+ Sau đó Bộ tài chính, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ giao nhiệm vụ phấn đấu, tăng thu so với dự toán pháp lệnh với tỷ lệ nhất định gọi là dự toán phấn đấu.

Căn cứ vào dự toán được giao của ngành thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và kết quả thu của các Chi cục thuế quận, huyện năm trước, Cục thuế sẽ giao nhiệm vụ

thu ngân sách trên địa bàn từng quận, huyện. Căn cứ vào kế hoạch Cục thuế giao, căn cứ vào số thu năm trước Chi cục thuế giao kế hoạch thu thuế đến từng đội quản lý thu thuế.

1.2.2.2 Tổ chức công tác thu thuế

Một là, tổ chức bộ máy thu thuế: hiệu quả của tồn bộ cơng tác quản lý thuế một phần cơ bản phụ thuộc vào vấn đề tổ chức bộ máy quản lý thuế. Do vậy, tổ chức bộ máy quản lý thuế cũng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuế.

Một số vấn đề chung có tính cơ bản phải giải quyết khi xây dựng tổ chức bộ máy quản lý thuế:

- Vị trí và quan hệ giữa Ngành thuế và Chính quyền địa phương. Mối quan hệ của Ngành thuế với Chính quyền địa phương là vấn đề rất quan trọng trong việc tổ chức bộ máy quản lý thuế, bởi vì trong thực tế cơng tác tổ chức thu thuế và thi hành pháp luật thuế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương các cấp.

- Mơ hình ngành thuế ở các địa phương là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác tổ chức bộ máy ngành. Vì nó có vai trị quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành.

- Tổ chức bộ máy ngành thuế của Việt Nam có đặc điểm sau:

+ Tổ chức quản lý bộ máy thu thuế thường được tổ chức theo loại hình người nộp thuế hoặc theo mơ hình chức năng.

- Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Luật thuế trong cả nước.

Tính thống nhất và hệ thống trong tổ chức bộ máy thu thuế được thể hiện ở các điểm sau:

+ Tổ chức quản lý thuế xây dựng theo địa bàn hành chính địa phương gồm 3 cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện.

+ Ngành thuế ngồi chức năng quản lý thuế cịn có chức năng như tuyên truyền hỗ trợ NNT, thanh, kiểm tra hoạt động của NNT.

+ Hệ thống thu thuế nhà nước thực hiện chức năng quản lý thống nhất trong cả nước về công tác thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế; không một tổ chức hay cá nhân nào được đứng ra tổ chức thu thuế nếu không được sự ủy quyền của cơ quan thuế.

+ Các nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu khác đối với người nộp thuế được chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế và các chế độ thu khác.

+ Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mơ hình thống nhất. Việc quản lý biên chế, kinh phí hoạt động, thực hiện các chính sách đối với công chức cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế. + Cơ quan thuế địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của Tổng cục Thuế và Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố, Quận/Huyện.

+ Các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, có tư cách pháp nhân.

Chi cục thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục thuế) là tổ chức trực thuộc Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Hai là, triển khai công tác thu thuế

Xác lập kế hoạch thu thuế là công việc đầu tiên trong hệ thống các các biện pháp quản lý thuế, nhằm xác định định tính và định lượng làm cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện. Kế hoạch thu thuế được thông qua Hội đồng nhân dân cùng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và là căn cứ để thực hiện nhiệm vụ thu hàng năm. Việc quản lý thu thuế được thông qua hệ thống các cơ quan như Thuế, Kho bạc, Tài chính và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân.

Phương pháp áp dụng hiện nay đối với các Doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh là NNT tự tính, tự khai và tự nộp thuế. Cơ quan thuế hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện công việc này qua các bộ phận chức năng như tuyên truyền hỗ trợ, kê khai kế toán thuế và tin học. Các bộ phận quản lý người nộp thuế tiến hành kiểm tra, xác minh tính chính xác của hồ sơ khai thuế, thanh kiểm tra thường xuyên đối với việc thực hiện quyết toán thuế và việc chấp hành kê khai nộp các sắc thuế theo quy định. Đồng thời hướng dẫn kê khai nộp thuế đối với các hộ kinh doanh nộp theo phương pháp khoán thuế và tổ chức, cá nhân nộp thuế sử dụng đât phi nơng nghiệp, phí, lệ phí và các loại thu khác theo quy định [ HYPERLINK \l "Nam06" 2 ].

Bộ phận nghiệp vụ dự toán, kê khai - kế tốn thuế và tin học có chức năng giúp lãnh đạo cơ quan thuế lập bộ thuế, tính thuế, thông báo thu hàng kỳ cho người nộp thuế là các hộ, cá nhân kinh doanh, đồng thời lập dự toán thu NSNN hàng tháng, quý, năm cho các bộ phận quản lý và cả Chi cục Thuế, lập báo cáo định kỳ kết quả thu. Bộ phận này có trách nhiệm theo dõi chấm sổ bộ thuế hàng tháng để xác định cá nhân kinh doanh nợ đọng trong kỳ, đồng thời thông báo cho các bộ phận quản lý và CQT.

- Công tác thu nộp thuế:

Đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh, ngành thuế đã áp dụng việc khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử, đến kỳ khai thuế DN tự xác định số thuế phải nộp thực hiện kê khai và nộp tiền vào NSNN theo tài khoản thu NSNN của cơ quan thuế quản lý mở tại kho bạc cùng cấp5]}.

Đối với các hộ gia đình hoặc cá nhân kinh doanh, hàng tháng, hàng quý người nộp thuế căn cứ vào số thuế phải nộp trong kỳ, thực hiện nộp trực tiếp vào kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng được kho bạc ủy quyền. Hình thức này khắc phục được những nhược điểm của các hình thức khác như: Người nộp thuế nộp tiền trực tiếp cho cán bộ thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu, phòng ngừa rủi ro xâm tiêu tiền thuế. Tuy nhiên, ở một số khu vực giao thơng khó khăn, địa bàn miền núi số lượng người nộp thuế ít vẫn áp dụng hình thức thu trực tiếp bằng biên lai thuế.

Bao gồm việc xác định các loại đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý thu thuế, xác định và phân loại người nộp thuế hàng tháng, hàng kỳ, công tác quản lý người nộp thuế là công việc quan trọng trong hoạt động quản lý thu thuế, đảm bảo đúng quy định đề ra: Các đối tượng đều phải có sự đối chiếu với cơ quan cấp giấy phép kinh doanh để xác định các loại đối tượng có thay đổi hay không. Để thực hiện công việc này, bộ phận được phân công quản lý thu thuế tại địa bàn hoặc một số bộ phận khác phải có trách nhiệm phối hợp trao đổi thông tin, thường xuyên khảo sát để nắm được toàn bộ người nộp thuế thuộc quyền và trách nhiệm quản lý, lập danh bạ và sổ bộ thuế để theo dõi, quản lý. Công tác quản lý người nộp thuế là cơng việc có tính quyết định đến cơng tác quản lý thu thuế vì nếu khơng quản lý tốt sẽ không thu được thuế, thất thu thuế.

- Kiểm tra giám sát:

Bộ phận kiểm tra thuế của Cơ quan thuế giúp Lãnh đạo cơ quan thuế trong việc tổ chức kiểm tra người nộp thuế và cán bộ, cơng chức thuế trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế và các chế độ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế, tham mưu xử lý các vi phạm về thuế, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác chống buôn lậu, trốn thuế trên địa bàn và thực hiện các quyết định cưỡng chế về thuế.

- Xử lý các hành vi vi phạm thủ tục về thuế

Bộ phận chuyên môn của Cơ quan thuế thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế, chậm thay đổi thông tin đăng ký thuế và các hành vi vi phạm thủ tục về thuế khác chuyển giao bộ phận kê khai tham mưu với Lãnh đạo cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm.

Ba là, quản lý người nộp thuế và việc tuân thủ trong kê khai nộp thuế

Tại chi cục Thuế quản lý có các đối tượng nộp thuế thuộc hai khu vực sau: Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (NQD) và khu vực kinh tế nhà nước (Kinh tế quốc doanh). - Khu vực kinh tế NQD: Bao gồm các doanh nghiệp NQD (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã) và các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế của nước ta

hiện nay, kinh tế NQD là thành phần kinh tế khơng thể thiếu và đóng vai trị ngày càng lớn trong tỷ trọng tổng số thu NSNN, hiện nay Nhà nước đang xây dựng các chính sách chính sách và điều kiện thuận lợi để khuyến khích khu vực kinh tế này phát triển và phát huy vai trị của mình trong nền kinh tế cũng như đóng góp số thu cho NSNN.

- Khu vực kinh tế quốc doanh: Trước đây khái niệm thường dùng là kinh tế quốc doanh để chỉ bộ phận kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, do nhà nước trực tiếp quản lý và kinh doanh. Từ Đại hội VIII (1996) trở đi, khái niệm kinh tế nhà nước đã được sử dụng phổ biến và hoàn toàn thay thế cho khái niệm kinh tế quốc doanh. Kinh tế nhà nước bao gồm không chỉ các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước mà cịn có cả một số lĩnh vực khác như tài nguyên thuộc sở hữu nhà nước (do doanh nghiệp nhà nước sử dụng) ngân sách nhà nước và dự trữ quốc gia…

Quản lý thuế là hoạt động đảm bảo thực thi chính sách thuế trong thực tế trong đó vai trị của cơ quan thuế rất quan trọng khi tác động lên người nộp thuế. Quản lý thuế theo hệ thống tự khai, tự nộp là phương thức quản lý thu thuế hiện đại đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Theo phương thức này, các tổ chức, cá nhân nộp thuế tự đánh giá và kê khai khoản thuế phải nộp vào các bản kê khai thuế trên cơ sở các kết quả kinh doanh trong kỳ theo nghĩa vụ và quy định của pháp luật. Từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực đã tạo lên một bước tiến mới trong quản lý thuế đó là: Các tổ chức cá nhân khi kê khai nộp thuế tự chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật .

Bốn là, xử lý vi phạm về thuế

* Khái niệm: Vi phạm pháp luật về thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật về thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó của mình.

Phân loại vi phạm pháp luật về thuế:

- Vi phạm hành chính về thuế: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá nhân thực

hiện một cách cố ý hoặc vơ ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính.

- Vi phạm hình sự về thuế: Là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được luật hình sự bảo vệ.

- Các vi phạm khác về thuế: Nhìn từ góc độ pháp lý thì cịn có các vi phạm khác về thuế như: Quy định về hình thức tờ khai đăng ký thuế, hình thức của văn bản đăng ký kê khai thuế và văn bản thơng báo thuế, hình thức văn bản quyết định giải quyết khiếu nại về thuế…

Các chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế:

- Chế tài hành chính: Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp chế tài hành chính bao gồm: Biện pháp cảnh cáo, phạt tiền… đối với các hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)