Tăng cường công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 100 - 102)

P HN MĐ U

3.4 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn

3.4.5 Tăng cường công tác kiểm tra thuế

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành.

Trong nền kinh tế hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cả về lĩnh vực kinh doanh cũng như số lượng, bên cạnh đó nhu cầu cuộc sống địi hỏi ngày càng cao do đó tình trạng các doanh nghiệp móc ngoặc với cán bộ thuế để làm giảm số thuế phải nộp khơng phải là khơng có. Nếu xảy ra tình trạng này thì số thuế thất thu sẽ rất lớn vì số thuế mà doanh nghiệp trốn được là lớn hơn rất nhiều số tiền mà họ trả cho cán bộ có sự thơng đồng mà nếu được lợi ít thì cán bộ thuế sẽ khơng làm. Chính vì vậy địi hỏi cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành có hiệu quả cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Trong việc thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành ngoài việc lập đoàn thanh tra của cục thuế, của tổng cục thì cần tổ chức thêm các đồn kiểm tra chéo giữa các chi cục. Các cục, chi cục tự tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ đơn vị mình về việc chấp hành các quy trình quản lý, nội quy của đơn vị.. cần có sự khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị thực hiện tốt và xử lý kỷ luật đối với các đơn vị không thực hiện đúng .

- Cần phải nghiên cứu việc điều chuyển luân phiên cán bộ cho phù hợp với thực tế nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng móc ngoặc giữa cán bộ thuế với người nộp thuế. Cần phải nghiên cứu thời gian làm việc để điều chuyển cho phù hợp, nếu thời gian làm việc của cán bộ tại địa bàn quá dài thì sẽ tạo điều kiện cho sự thông đồng giữa cán bộ thuế và doanh nghiệp nhưng nếu thời gian làm việc qúa ngắn cán bộ thuế chưa nắm bắt hết hoặc mới nắm bắt được tình hình kinh doanh trên địa bàn mình quản lý mà đã phải chuyển đi nơi khác thì sẽ làm giảm hiệu quả làm việc. Do vậy theo em thời gian làm việc của cán bộ tại địa bàn là từ 3 đến 5 năm sau đó sẽ thực hiện luân chuyển.

- Để kiểm tra kiểm soát việc sử dụng thời gian thực hiện công vụ của công chức đề nghị tất cả công chức trong chi cục lập nhật ký công việc, lãnh đạo đội căn cứ trên

nhiệm vụ giao cho từng bộ phận, từng công chức hàng tuần kiểm tra tình hình triển khai và kết quả xử lý công việc của công chức, hàng tháng đánh giá chấm điểm thi đua và là căn cứ để xét thi đua, phân loại lao động năm.

Đối với các đoàn kiểm tra, khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp yêu cầu phải lập nhật ký kiểm tra, phản ánh rõ những công việc đã làm, đề xuất hướng xử lý hàng ngày báo cáo lãnh đạo chi cục kiểm soát, tránh các trường hợp phát hiện sai phạm của DN nhưng không xử lý hoặc xử lý sai quy định.

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế.

Công tác thanh tra, kiểm tra không những nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế đảm bảo cho luật thuế được thực hiện nghiêm mà cịn góp phần tăng thu cho NSNN, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nộp thuế. Để công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có hiệu quả cần phải:

- Tăng cường kiểm tra nắm bắt tình hình hoạt động thực tế của DN và tổ chức kinh doanh trên địa bàn.

- Kiểm tra tờ khai thường xuyên, sử dụng các ứng dụng phân tích rủi ro đánh giá chấm điểm rủi ro của doanh nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp đã từng vi phạm pháp luật thuế, hóa đơn hoặc các doanh nghiệp nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm, khơng kiểm tra dàn trải tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cơng tác kiểm tra, cơ quan thuế có điều kiện tập chung vào các doanh nghiệp có nghi ngờ khi đó hiệu quả cơng tác kiểm tra sẽ cao hơn.

Để cơng tác kiểm tra thuếthực hiện có hiệu quả đòi hỏi:

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp theo chuyên đề và nội dung vi phạm.

+ Thu thập thông tin của các cuộc thanh tra, kiểm toán (do cấp trên tiến hành) lưu trữ thơng tin có liên quan đến doanh nghiệp như: lịch sử chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các lỗi vi phạm hành chính thuế đã bị xử lý qua các cuộc thanh tra, kiểm tốn trước đây.

+ Áp dụng hệ thống phân tích rủi ro người nộp thuế trên cơ sở các bộ tiêu chí đánh giá về doanh thu, chi phí, mức vốn, việc kê khai nộp thuế, nợ thuế, việc sử dụng hóa đơn, các lỗi vi phạm hành chính … và lượng hóa thành mức độ rủi ro từ cao đến thấp. + Thường xuyên kiểm tra tờ khai, mời giải trình bổ sung thơng tin nếu phát hiện nội dung bất thường trên tờ khai thuế.

- Để công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành nhanh chóng, kịp thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc giảm gian lận, chống thất thu thuế thì nhà nước nên bổ xung chức năng điều tra cho cơ quan thuế vì:

Chỉ cơ quan thuế mới có đủ khả năng chuyên môn, nghiệp vụ về thuế để điều tra các vi phạm về thuế do các mối quan hệ chứng cứ trong tội phạm thuế rất khác với tội phạm thơng thường. Do đó cần có kinh nghiệm và kiến thức đặc biệt để thu thập chứng cứ và đánh giá giá trị của các chứng cứ.

Đơn cử như kiến thức chuyên môn về thuế, kiến thức về các điều kiện tính thuế theo các luật thuế, để đánh giá các giao dịch/tài sản là đối tượng tính thuế; hay như cần có kinh nghiệm về nghiệp vụ thuế để xác định số thuế từ các giao dịch kinh tế, hay phải lập những hồ sơ chứng từ như thế nào liên quan đến các giao dịch

+ Việc chuyển giao cho cơ quan thuế chức năng điều tra đối với người nộp thuế sẽ đảm bảo khơng có sự chồng chéo, trùng lắp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều tra gian lận của người nộp thuế.

Để cho các giải pháp trên được hiệu quả đòi hỏi cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chun mơn cao, có phẩm chất đạo đức tốt.

Bổ sung chức năng điều tra thuế cho cơ quan thuế nhằm tăng cường tính kịp thời, hiệu quả trong xử lý các vi phạm pháp luật về thuế trong điều kiện sức ép về số thu ngân sách, các hành vi trốn thuế ngày càng tinh vi và các biện pháp nghiệp vụ không đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm pháp luật về thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)