P HN MĐ U
3.3.2 Nhiệm vụ, giải pháp
- Lĩnh vực kinh tế
Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - cơng nghệ vào sản xuất; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đảm bảo công tác thủy lợi; chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm nhẹ thiên tai; tích cực phối hợp với các ngành cấp trên để thực hiện dự án Hồ chứa nước Bản Lải; đường Xuân Dương - Ái Quốc - Thái Bình; Tăng cường cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng. Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư phát triển rừng theo
hướng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu qủa kinh tế rừng. Đồng thời tăng cường kiểm tra, quản lý việc khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng nông thôn mới; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, các tuyến đường giao thông nông thơn từng bước được cứng hóa; tăng cường đầu tư các cơng trình thủy lợi, cung cấp nước sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa và xây dựng nơng thơn mới. Đẩy mạnh huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội [10].
Tăng cường mở rộng các cơ sở dịch vụ của huyện, xã và các thôn phục vụ nhu cầu thiết yếu và tiêu thụ nông lâm sản cho nhân dân, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nhân dân; phối hợp với các ngành chức năng quản lý tốt các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư; thực hiện tốt các quy định của Luật Đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư có mục tiêu từ ngân sách trung ương, vốn chương trình mục tiêu khác để đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng yếu, khu vực nơng nghiệp, nơng thơn, vùng khó khăn. Thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư, nghiệm thu, thanh quyết toán, quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Chỉ đạo tốt cơng tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách; thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp quản lý thu, tăng cường chống thất thu ngay từ đầu năm; kiên quyết xử lý các khoản nợ thuế. Đảm bảo chi ngân sách đúng định mức, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí; đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên và đột xuất. Tăng cường kiểm soát thị trường giá cả [10].
- Lĩnh vực xã hội
Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; duy trì và phát huy kết quả phổ cập giáo dục. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học; tiếp tục đầu tư nâng cấp trường, lớp học; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác giáo dục và đào tạo.
Nâng cao chất lượng cơng tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, y tế dự phòng. Quản lý tốt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân; quan tâm đầu tư trang thiết bị y tế. Tăng cường cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Triển khai có hiệu quả các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động văn hóa thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng đời sống văn hóa, gia đình, thơn, khu phố và cơ quan văn hóa. Nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, truyền thông; xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của các cơ quan nhà nước.
Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chính sách đối với người có cơng; thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách tạo việc làm. Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng, năng suất lao động. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo, lồng ghép các chương trình để thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững.
- Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, khoa học - công nghệ Tăng cường công tác
quản lý về đất đai, tài ngun khống sản, bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục rà sốt, xây dựng, bổ sung kế hoạch sử dụng đất. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kiểm tra và giải quyết tranh chấp đất đai. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, ứng dụng cơng nghệ tiên tiến trong thu gom, xử lý rác thải, nước thải. Quản lý hiệu quả nguồn nước, giải quyết tốt vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Chủ động nghiên cứu, đề xuất các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ trong sản xuất và đời sống, phù hợp điều kiện và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [10].