Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 70)

P HN MĐ U

2.3 Thực trạng về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Đình Lập

2.3.6 Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Chi cục thuế huyện Đình Lập ln xác định thu các khoản nợ thuế là một nguồn thu góp phần không nhỏ trong việc thực hiện dự toán năm nên Chi cục đã đặc biệt coi trọng và quan tâm tăng cường công tác quản lý nợ thuế, hàng năm Chi cục Thuế đều

xây dựng kế hoạch thu nợ thuế, phấn đấu chỉ tiêu nợ trên tổng thu NSNN ở mức dưới 5%. Việc áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Thực hiện phân loại nợ và phân tích nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật như: thông báo bằng tin nhắn, điện thoại, thông báo nợ bằng văn bản, mời lên làm việc, cam kết nộp thuế theo từng giai đoạn, đối với các trường hợp nợ quá hạn trên 90 ngày đã thực hiện các bước đôn đốc trên mà không hiệu quả sẽ thực hiện các biện pháp công bố thông tin nợ trên các phương tiện thơng tin đại chúng, áp dụng quy trình cưỡng chế nợ thuế ban hành thông báo cưỡng chế nợ bằng phong tỏa tài khoản, thơng báo hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng; thực hiện cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý đối với công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Bảng 2.6 Tổng hợp tình hình nợ thuế tại chi cục giai đoạn 2015 -2018

ĐVT: Triệu đồng

Năm Tổng số nợ Tổng số nợ có khả năng thu Nợ khó thu

Tỷ lệ nợ so với tổng thu NSNN (%) 2015 53 10 43 0,51 2016 51 8 43 0,47 2017 75,3 66,3 9 0,5 2018 14,2 4,2 10 0.08

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Đình Lập)

Theo bảng trên cho thấy, trong giai đoạn 2015-2018, số thuế nợ có khả năng thu, tổng số thuế thu nợ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thuế thu hằng năm của Chi cục thuế huyện. Cho thấy, công tác thu thuế của chi cục thuế huyện là tương đối tốt, và tỷ trọng nợ thuế trong tổng số thu NSNN ổn định, khơng có xu hướng tăng.

2.3.7 Cơng tác miễn, giảm và hồn thuế

2.3.7.1 Miễn, giảm thuế:

- Tại Chi cục Thuế huyện Đình Lập, số miễn giảm thuế chủ yếu là từ các hộ kinh doanh, số thuế miễn giảm không thường xuyên, tập trung vào một số ngành nghề phát sinh theo mùa vụ như chế biến nông sản (Chế biến chè) hoặc một số phát sinh nghỉ

kinh doanh do điều kiện bất khả kháng khác, số liệu chi tiết được thể hiện theo bảng thống kê:

Bảng 2.7 Tổng hợp miễn giảm thuế tại chi cục giai đoạn 2015 -2018

Chỉ tiêu Số trường hợp được miễn giảm Số thuế được miễn giảm (đồng)

Năm 2015 31 17.750.170

Năm 2016 16 9.923.655

Năm 2017 54 42.301.350

Năm 2018 95 76.498.550

Cộng 196 146.473.725

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Đình Lập)

Hình 2.5: Tình hình miễn, giảm thuế qua các năm

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Đình Lập)

- Miễn, giảm tiền sử dụng đất: được thực hiện theo quy định của Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, căn cứ trên hồ sơ đất đai được Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai của huyện chuyển

đến, công chức thuế đối chiếu hồ sơ áp dụng các quy định của pháp luật, tính tốn và ra thông báo số thuế được miễn, giảm đối với từng trường hợp:

Bảng 2.8 Tổng hợp miễn giảm tiền sử dụng đất tại chi cục giai đoạn 2015 -2018

Chỉ tiêu Số trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất Tổng số diện tích được miễn, giảm Số tiền được miễn, giảm (đồng)

Năm 2015 33 2.496,6m2 1.322.216.000

Năm 2016 7 633,8m2 558.530.000

Năm 2017 8 963m2 318.000.000

Năm 2018 12 1.254 m2 425.858.000

Cộng 60 5.347,4 m2 2.624.604.000

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Đình Lập) 2.3.7.2 Hoàn thuế:

- Hoàn thuế GTGT: tại Chi cục Thuế chưa phát sinh hoàn thuế GTGT.

2.4 Đánh giá công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Đình Lập

2.4.1 Những kết quả đạt được

- Chi cục thuế ln hồn thành chỉ tiêu thu NSNN được giao, tuy còn một số khoản thu sắc thuế không đạt được như chỉ tiêu đề ra nhưng tổng thể số thu ln đạt và vượt dự tốn được giao.

- Chi cục Thuế đã thực hiện đúng theo chỉ đạo của Cục thuế, UBND huyện, Công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc lập kế hoạch phối hợp thu NSNN, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ đội, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong Chi cục để thực hiện nhiệm vụ thu phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.

- Số thu ngân sách của Huyện tuy không cao nhưng luôn tăng qua các năm do chi cục đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâmđể hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đã được Cục thuế, HĐND, UBND huyện giao cho.

- Chi cục thuế huyện đã triển khai tương đối tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế.

- Công tác quản lý thuế theo chức năng của ngành được Chi cục triển khai tích cực mang lại hiệu quả.

- Công tác chống thất thu ngân sách được lãnh đạo UBND huyện quan tâm chỉ đạo cùng sự phối hợp của các ban, ngành, cấp ủy, chính quyền UBND các xã, thị trấn. Chi cục Thuế đã chủ động đề xuất một số biện pháp bước đầu mang lại hiệu quả trong công tác thu ngân sách.

2.4.2 Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, Công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Đình Lập cịn một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục :

- Số thu NSNN hàng năm tuy đều hồn thành chỉ tiêu dự tốn được giao, tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành ở các khu vực và sắc thuế không đồng đều, đặc biệt là số thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường xun khơng hồn thành chỉ tiêu dự tốn được giao.

- Cơng tác tun truyền hỗ trợ người nộp thuế đã có kết quả nhất định, song bên cạnh đó cịn một số tồn tại cần phải khắc phục đó là: Chưa có các hình thức tun truyền phù hợp để đưa chính sách thuế đến mọi đối tượng nộp thuế khác nhau, làm cho người nộp thuế hiểu được trách nhiệm, quyền lợi và lợi ích khi đóng góp tiền thuế cho NSNN.

- Công tác kiểm tra thuế tuy đã có thay đổi tuy nhiên vẫn cịn hạn chế về số lượng và chất lượng, việc kiểm tra tờ khai thuế cịn mang tính hình thức, số cuộc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hàng năm chiếm tỷ lệ thấp, số xử lý bình quân của mỗi cuộc kiểm tra cịn thấp, trình độ năng lực của công chức làm nhiệm vụ kiểm tra chưa đồng đều.

- Việc quản lý các nguồn thu, các đối tượng nộp thuế chưa được triệt để, còn thất thu NSNN trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh hiện đại và sự phát triển, thay đổi khơng ngừng của cơng nghệ và các hình thức kinh doanh như hiện nay.

- Ý thức chấp hành chính sách pháp luật thuế của hộ kinh doanh thấp, một số hộ kinh doanh chưa chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, cịn dây dưa và trốn tránh khơng

nộp tiền thuế vào NSNN. Công chức thuế làm công tác chun mơn nghiệp vụ cịn kiêm nhiệm nhiều việc, trình độ cịn chưa đồng đều nên chất lượng, hiệu quả công việc được giao hồn thành chưa cao.

- Cơng tác chống thất thu thuế ở một số lĩnh vực như sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm nghiệp (kinh doanh nhựa thông, khai thác sản phẩm từ rừng tự nhiên, khai thác gỗ rừng trồng..) hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách, xây dựng cơ bản tư nhân cịn thất thu.

- Một số hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh để được hưởng miễn giảm thuế nhưng thực tế vẫn lén lút hoạt động kinh doanh,Cơng chức quản lý khơng thường xun kiểm sốt để phát hiện và xử lý .

- Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế chưa đầy đủ và tập trung, việc thực hiện quản lý dữ liệu người nộp thuế tuy đã được thực hiện bằng phần mềm ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS trên toàn quốc từ tháng 10/2014, tuy nhiên một số dữ liệu vẫn phải thực hiện nhập liệu và khai thác bằng ứng dụng riêng như thanh tra kiểm tra, kiểm tra nội bộ, lệ phí trước bạ, các khoản thu về đất đai… do vậy dữ liệu vẫn phân mảng. Việc khai thác thông tin dùng chung với các ngành Thuế - Hải Quan – Kho bạc – Tài chính và một số cơ quan liên quan vẫn chưa được hoàn thiện do vậy việc khai thác thơng tin để quản lý thuế vẫn cịn một số bất cập.

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên Nguyên nhân từ người nộp thuế: Nguyên nhân từ người nộp thuế:

- Trình độ hiểu biết pháp luật của NNT còn nhiều hạn chế do vậy ý thức chấp hành của NNT thấp, một số người nộp thuế khi cơ quan Thuế yêu cầu việc đăng ký, kê khai, nộp thuế thì khơng chấp hành, thiếu ý thức tự giác, tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế theo quy định. Một số hộ kinh doanh kê khai doanh thu thấp so với thực tế kinh doanh để nộp thuế thấp đi hoặc không phải nộp thuế.

Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý

- Một số công chức thuế chưa tự giác nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được giao. Việc tự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, cập nhật chính sách

thuế để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ chưa được thường xuyên nhằm đáp ứng u cầu cơng việc được giao, cịn có tư tưởng trơng chờ ỷ lại, không sâu sát với cơ sở, việc chủ động phối hợp với các ban ngành và chính quyền địa phương chưa được tốt dẫn đến bỏ sót, lọt hộ.

- Công tác kiểm tra, giám sát đôi khi chưa chặt chẽ nên việc chỉ đạo, điều hành công tác thu còn chưa kịp thời.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng chính quyền địa phương đối với công tác thuế chưa được quan tâm đúng mức, cịn có tư tưởng coi việc thu thuế chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành thuế.

- Công tác phối hợp của các ban, ngành, các đơn vị với cơ quan Thuế trong việc tuyên truyền, đôn đốc triển khai công tác thu ngân sách chưa được thường xuyên, liên tục, sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng trên dịa bàn chưa chặt chẽ và thống nhất, các lực lượng thường xuyên phối hợp chưa xây dựng được quy chế phối hợp trong công tác chống thất thu thuế và gian lận thương mại trên địa bàn.

- Việc phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuy đã được thực hiện thường xuyên hơn trước đây, tuy nhiên hội đồng tư vấn thuế vẫn chưa phát huy được vai trị tại cơ sở trong việc cơng khai và hiệp thương mức thuế, dẫn đến lọt hộ, hoặc mức doanh thu giữa các hộ kinh doanh cùng ngành nghề có sự chênh lệch, khơng đảm bảo cơng bằng giữa các hộ kinh doanh

- Trách nhiệm của người đứng đầu của các đội thuế chưa bao quát được các nhiệm vụ của đội nên việc chỉ đạo điều hành thu còn nhiều hạn chế.

- Do thiếu cán bộ, đặc biệt là cán bộ có trình độ chun môn nghiệp vụ để thực hiện công tác quản lý và kiểm tra đối với doanh nghiệp, do vậy công tác kiểm tra chưa được thường xun, bên cạnh đó chế tài xử lý cịn nhẹ chưa đủ sức răn đe đối với người nộp thuế khác, dẫn đến vẫn còn nhiều vi phạm tồn tại gây ra thất thu thuế.

- Dữ liệu thơng tin quản lý nói chung và thơng tin người nộp thuế sơ sài, không đầy đủ, nằm rời rạc, phân tán. Phương thức quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước

cịn nhiều phần việc thực hiện thủ công. Do vậy, nhiều quy định về quản lý thuế khơng cịn phù hợp với thực tiễn và với yêu cầu quản lý mới.

Nguyên nhân do cơ chế chính sách

- Do chính sách thuế có nhiều thay đổi, văn bản hướng dẫn nhiều chỗ chưa rõ ràng, chặt chẽ, cịn nhiều kẽ hở, đơi khi gây ra tình trạng một quy định nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau tạo điều kiện cho NNT lợi dụng chính sách để trốn tránh thuế. - Việc giao chỉ tiêu thu ngân sách không sát với tình hình phát triển kinh tế và thực tế kinh doanh của từng địa phương nên đôi khi một số chỉ tiêu sắc thuế không đạt chỉ tiêu thu ngân sách.

- Việc áp dụng mức thuế suất khoán trên doanh thu cho hộ cá nhân kinh doanh theo từng loại hình sản xuất kinh doanh tuy nhiên khơng bao qt được hết tất cả các loại hình kinh doanh và đối tượng nộp thuế dễ gây ra sai sót trong việc áp dụng các mức thuế suất, việc quy định về sử dụng hóa đơn trong bán hàng hóa dịch vụ chưa mang tính bắt buộc gây nên tình trạng thất thu thuế do người nộp thuế cố tình khai giảm doanh thu để hưởng mức thuế thấp hơn thực tế.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở những vấn đề lý thuyết cơ bản, chương 2 của luận văn phác thảo một số nét về thực trạng công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Đình Lập. Thực trạng này được phân tích dựa trên các bảng biểu, đồ thị thể hiện qua công tác quản lý đăng ký thuế; quản lý kê khai, nộp thuế, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về thuế qua các năm 2015- 2017;

Sau khi đánh giá, phân tích thực trạng cơng tác quản lý thu thuế trong những năm gần đây tại Chi cục Thuế huyện Đình Lập, có thể thấy rằng vai trị quan trọng của công tác quản lý thuế không chỉ xét trên phương diện lý thuyết mà vai trị của nó cũng được khẳng định trên thực tế tại Chi cục Thuế huyện Đình Lập. Tuy nhiên cơng tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Đình Lập ngồi các kết quả đạt được vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế thông qua các số liệu thống kê, phân tích như ở trên. Với vai trị, vị trí

là cơng chức trong ngành thuế, căn cứ thực trạng của công tác quản lý thu thuế trong thời gian qua, tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế, tồn tại và căn cứ tình hình thực tế, cụ thể tại Chi cục Thuế huyện Đình Lập, bản thân xin đưa ra một số giải pháp ở chương 3 theo hướng tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Đình Lập trong thời gian tới

CHƯƠNG 3 GIẢI HÁ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÌNH LẬ TỈNH LẠNG SƠN

3.1 hương hướng nhiệm vụ quản lý thuế trên địa bàn Chi cục Thuế huyện Đình Lập

3.1.1 Phương hướng phát triển của huyện

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 huyện Đình Lập đã xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Về phát triển kinh tế, tiếp tục chuyển dịch và nâng cao chất lượng các ngành kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh nhằm thu hút và thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển trên địa bàn...

- Về lĩnh vực dịch vụ phấn đấu đến năm 2020, đạt 60% các chợ trên địa bàn huyện đều được chuyển đổi mơ hình tổ chức quản lý và đầu tư xây dựng mới; bên cạnh đó khơi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm tạo thêm nhiều việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, sớm triển khai xây dựng đúng tiến độ các dự án xây dựng hạ tầng đô thị.

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chủ trương của Huyện là một mặt tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)