Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đình Lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 51)

P HN MĐ U

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đình Lập

2.1.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên

Đình Lập là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía đơng nam tỉnh Lạng Sơn, phía Tây Bắc giáp với huyện Lộc Bình, phía Đơng Bắc giáp với đường biên giới dài 51,2 km, phía Đơng Nam giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây Nam giáp tỉnh Bắc Giang. Đình Lập là nơi bắt nguồn của 2 con sông lớn, sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ xã Bắc Xa, chảy theo hướng Đơng Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Thất Khê tới biên giới Trung Quốc, chiều dài chảy qua địa bàn Đình Lập khoảng 40 km; sơng Lục Nam bắt nguồn từ xã Đình Lập, chảy về phía Nam tỉnh Bắc Giang, chiều dài chảy sơng chảy qua huyện là 50 km. Ngồi 2 con sơng lớn kể trên, Đình Lập cịn có 2 sơng ngắn là Đông Khuy và sông Tiên Yên cùng các con sông, khe suối nhỏ nằm rải rác trên địa bàn [ HYPERLINK \l "Hội17" 9 ].

Về tổ chức hành chính, Huyện gồm 2 thị trấn gồm Đình Lập} (huyện lị, thành lập ngày 23-2-1977), Nông trường Thái Bình và 10 xã: Bắc Lãng, Bắc Xa, Bính Xá, Châu Sơn, Cường Lợi, Đình Lập, Đồng Thắng, Kiên Mộc, Lâm Ca, Thái Bình. Huyện có diện tích 1.187 km² và dân số là 27.781 người (2017) gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chỉ. Đình Lập có hai trục quốc lộ Quốc lộ (4B) (chạy qua địa bàn huyện dài 42 km nối Quảng Ninh xuyên qua Lạng Sơn lên Cao Bằng) và Quốc lộ 31 (theo hướng tây nam đi huyện Sơn Động (Bắc Giang) chạy qua trung tâm huyện); cách thành phố Lạng Sơn 50 km về hướng đông nam [9].

Đình Lập là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Lạng Sơn, song lại có tiểu vùng khí hậu thích hợp cho phát triển các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như: thông, chè, hoa hồi, đinh, lim,…và nhiều cây dược liệu quý như: mộc nhĩ, nấm hương, sở,… Diện tích đồng cỏ khá lớn, mật độ cỏ che phủ đạt 70% rất phù hợp cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Với tài nguyên đất, rừng và khí hậu ưu đãi, ngành lâm – nông nghiệp là thế mạnh trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của huyện Đình Lập [9].

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

2.1.2.1 Lĩnh vực kinh tế

Là một huyện nghèo, ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (52,6%) trong tổng cơ cấu kinh tế các ngành, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với tiềm năng và mục tiêu đặt ra, sản xuất nơng lâm nghiệp cịn mang tính nhỏ lẻ, hàng hố sức cạnh tranh chưa cao; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật tuy đã được đầu tư, nâng cấp nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân [9]..

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng năm 2017 đạt 536 tỷ đồng (năm 2013 là 242 tỷ đồng). Đến năm 2018 tồn huyện có 19 doanh nghiệp, 06 hợp tác xã và 853 hộ kinh doanh cá thể. Các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Xây dựng, khai thác, chế biến nông, lâm sản, kinh doanh vật liệu xây dựng. Một số sản phẩm chủ yếu của huyện như: Gỗ xẻ xây dựng, gạch xi măng, chè khô, dăm gỗ. Các cơ sở sản xuất trên địa bàn có quy mơ nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao [10].

Ngành thương mại, dịch vụ có sự phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, song nhìn chung các hoạt động dịch vụ chỉ ở quy mô nhỏ, chưa tạo được giá trị lớn và ổn định. Hệ thống chợ chưa phát triển, tồn huyện chỉ có 01 chợ trung tâm thị trấn Đình Lập; Mặc dù huyện có lợi thế về tiềm năng giao thương hàng hóa với nước bạn Trung Quốc nhưng hoạt động này vẫn bị hạn chế, do phụ thuộc vào cơ chế của nước bạn Trung Quốc; lĩnh vực du lịch chưa phát triển; cơ sở ăn uống, nhà hàng chủ yếu do các hộ tư nhân mở ra, tuy có phát triển nhưng cịn manh mún, chất lượng phục vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, sản phẩm

dịch vụ cịn nghèo nàn, chưa có sản phẩm mang đặc trưng của huyện; Hệ thống ngân hàng, tài chính, tín dụng đã được đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình.

Kết quả thu, chi ngân sách nhà nước

Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện năm 2017 là 14.900 triệu đồng đạt 119% so với dự toán tỉnh giao, đạt 113% so với Nghị quyết HĐND huyện, bằng 136% so với cùng kỳ; năm 2018 số thu NSNN: 18.039 triệu đồng, đạt 143% so với dự toán tỉnh giao, đạt 136% so với Nghị quyết HĐND huyện bằng 121% năm 2017, trong đó các khoản thu từ khu vực cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh có sự tăng trưởng ổn định trên 30% mỗi năm [11]..

Các nguồn thu phát sinh trên địa bàn đã cơ bản được quản lý, khai thác tốt như thuế xây dựng cơ bản tư nhân, trích nộp thuế GTGT 2% đối với các cơng trình xây dựng cơ bản vãng lai trên địa bàn; công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh được đôn đốc kịp thời, tỷ lệ nợ đọng thuế thấp (dưới 5%) so với tổng số thu ngân sách trên địa bàn.

Tổng chi ngân sách huyện năm 2018 là 419.778 triệu đồng đạt 97,3% dự toán và bằng 131% so với cùng kỳ, Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 94.595 triệu đồng đạt 101,38% dự toán (chi đầu tư phát triển: 10.235 triệu đồng, chi các chương trình MTQG: 84.360 triệu đồng); Chi thường xuyên: 278.661 triệu đồng. Điều hành chi ngân sách theo đúng dự toán được giao, các nhiệm vụ chi cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời đảm bảo nguồn dự phòng cho các khoản chi đột xuất [11].

Bảng 2.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Đình Lập năm 2018 STT Chỉ tiêu Đơn vị STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2018 Kết quả thực hiện 2018 (%) So sánh TH/KH Ghi chú A B 1 2 3 4 = 3/2 4 1

Giá trị sản xuất (theo giá hiện hành)

Tăng Giá trị sản xuất ngành nông,

lâm nghiệp, thủy sản % 5 9,13 182,60

Đạt Tăng Giá trị sản xuất ngành công

nghiệp, xây dựng % 12 12,74 106,17

Tăng Giá trị sản xuất ngành dịch

vụ % 13 7,79 59,92

2 Tổng diện tích gieo trồng ha 2.600 2.681,45 103,13 Vượt

Trong đó: DT cây lương thực có

hạt ha 1.900 1.883,42 99,13

3 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 8.500 8.324 97,93 Không đạt

4

Chăn nuôi: - Đàn Trâu tăng % 1 49,29

Không đạt

- Đàn Bò tăng % 2 89,22

5 Sản lượng Chè búp tươi Tấn 2.300 2.000 86,96 Không đạt 6 Sản lượng khai thác nhựa thông Tấn 7.000 8.230 117,57 Vượt 7 Khai thác gỗ rừng trồng m3 7.500 10.400 138,67 Vượt

8

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn

Triệu

đồng 13.235 18.040 136,30 Vượt Chi ngân sách huyện Triệu đồng 431.286 419.778 97,33

(Nguồn: UBND huyện Đình Lập) 2.1.2.2 Lĩnh vực văn hoá - xã hội

Quy mô trường lớp được duy trì ổn định, cơng tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Tổng số trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia 09/43 trường đạt tỷ lệ 20,9%. Chất lượng giáo dục tồn diện của các cấp học đều có sự chuyển biến tích cực,

Năm 2018, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thơng tin; đẩy mạnh cơng tác tun truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới tồn thể nhân dân. Duy trì thời lượng tiếp, phát sóng các chương trình của Trung ương, của tỉnh; sản xuất các chương trình, tin bài phản ánh kịp thời các thơng tin tuyên truyền của huyện. Chỉ đạo xây dựng nhà văn hóa thơn, khu phố, năm 2018 làm thêm được 07 nhà. Cơng tác tu bổ di tích, tơn tạo, xây dựng Đình được quan tâm triển khai thực hiện. Các thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng. Cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Tuy nhiên, công tác huy động nguồn lực xã hội hóa cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện đình lập tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)