P HN MĐ U
2.3 Thực trạng về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Đình Lập
2.3.2 Công tác quản lý người nộp thuế
Theo phân cấp quản lý của cục thuế, CCT huyện trực tiếp quản lý thu các DN ngoài quốc doanh, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh, các khoản thu từ đất, lệ phí trước bạ đối với xe ơtơ, xe máy, nhà đất và các khoản thu khác cấp huyện. Việc phân cấp quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu thuế, chủ động trong việc lập kế hoạch kiểm tra tình hình SXKD, thu nộp thuế. Trên cơ sở nắm sát tình hình sản xuất từng ngành nghề, có kế hoạch kiểm tra hoặc điều chỉnh kịp thời đảm bảo sự công bằng về
thuế. Về phía đối tượng nộp thuế tạo sự thuận lợi trong việc kê khai nộp thuế, hỗ trợ kịp thời các vướng mắc về chính sách thuế, tạo sự tự giác trong việc kê khai nộp thuế [12].
Đối với các DN nhà nước địa phương, tuy không thuộc đối tượng quản lý của CCT, tuy nhiên phát sinh số nộp NSNN tại huyện do các DN có hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện. Nguồn thu từ khu vực này có tính ổn định và có có thể dự đốn trước được dựa trên kế hoạch phân bổ và phê duyệt vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Xuất phát từ đặc điểm đó, CCT thường xuyên phối hợp với KBNN, Phòng Kinh tế - hạ tầng, Ban quản lý dự án của huyện để thu thập thông tin và thực hiện trích nộp tiền thuế phát sinh vào NSNN kịp thời, đầy đủ theo quy định.
- Đối với các DN, tổ chức kinh doanh khu vực NQD: từ khi có Luật DN, Luật HTX ra đời, khu vực kinh tế này phát triển nhanh chóng, ngành nghề hoạt động đa dạng, có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương. Với thủ tục thành lập và giải thể ngày càng đơn giản do vậy số lượng DN phát triển tương đối nhanh, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, phức tạp trong cơng tác quản lý, do đa số là các DN mới thành lập, quy mơ DN nhỏ và siêu nhỏ, trình độ tổ chức sản xuất, quản trị DN cũng như ý thức chấp hành chính sách pháp luật về kế tốn, thuế cịn thấp.
Đối với hộ kinh doanh: thực hiện quản lý thống nhất theo phương pháp khoán trên doanh thu (từ năm 2015). Về cơ bản, đây là những hộ kinh doanh nhỏ, kinh doanh nhiều ngành hàng, hàng bán có thể khơng có hố đơn. Những hộ này nộp thuế theo doanh thu và tỷ lệ thuế GTGT, TNCN được ấn định theo các ngành nghề khác nhau [15]:
Bảng 2.3 Biểu thuế suất được quy định đối với một số ngành nghề của hộ kinh doanh
STT Nhóm ngành nghề Tỷ lệ thuế suất/doanh thu(%)
Thuế GTGT Thuế TNCN
1 Phân phối, cung cấp hàng hóa 1% 0.5%
2 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5% 2%
3 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây
dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1.5%
4 Hoạt động kinh doanh khác 2% 1%
Thuế GTGT, TNCN phải nộp bằng doanh số ấn định nhân (x) thuế suất. Đối với các hộ kinh doanh, Chi cục Thuế thực hiện quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện theo quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh của Tổng cục Thuế ban hành. Công tác quản lý người nộp thuế hiện áp dụng theo hướng phân cấp, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa các bộ phận trong Chi cục. Xoá bỏ phương pháp quản lý theo hình thức chun quản. Tăng cường cơng tác kiểm tra thuế, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong kê khai doanh thu khoán, việc nộp thuế và vi phạm trong việc sử dụng hóa đơn.
Bảng 2.4 Thống kê số hộ kinh doanh được quản lý thu thuế qua các năm.
Năm 2015 2016 2017 2018
Số hộ quản lý 174 195 235 317 Số thuế ghi thu 1 tháng
(đồng)
60.834.965 65.450.420 85.878.816 121.789.675
(Nguồn Chi cục Thuế huyện Đình Lập)
Hình 2.3: Cơng tác quản lý hộ kinh doanh nộp thuế khoán qua các năm
(Nguồn Chi cục Thuế huyện Đình Lập)
Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu phát sinh theo từng lần cũng được chi cục thuế quản lý và thực hiện kê khai nộp thuế vào NSNN, đây là những cá nhân kinh doanh hoạt động khơng thường xun, khơng có địa điểm cố định có phát sinh doanh thu chịu thuế từ hoạt động SXKD trên địa bàn huyện như: các chủ thầu thi cơng cơng
trình xây dựng tư nhân; cá nhân bán hàng lưu động; tổ chức hội chợ hoặc tổ chức thu mua gom nông lâm sản để xuất bán (buôn chuyến). Số thu hàng năm của các hoạt động này tuy không lớn (tổng thu trung bình 200-300 triệu đồng/năm) nhưng có ý nghĩa đảm bảo cơng bằng giữa các cá nhân kinh doanh khác [15].
Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp: hiện nay đa số các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp đều được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội, tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chịu thuế, chi cục thuế thực hiện phối hợp với chính quyền xã, thị trấn để lập bộ thuế, xem xét miễn giảm thuế đúng theo nguyên tắc, thực hiện ủy nhiệm thu cho chính quyền các xã bảo đảm việc thu nộp thuế kịp thời.
- Đối với thu tiền sử dụng đất: là một nguồn thu lớn, ổn định trong cân đối thu NSNN huyện. Căn cứ phiếu chuyển thông tin đề nghị xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai kèm hồ sơ do văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến, Chi cục thuế thẩm định hồ sơ, kiểm tra các căn cứ, tính tốn, thơng báo và lập bộ theo dõi về thu tiền sử dụng đất, hàng kỳ thực hiện đơn đốc các cá nhân cịn nợ tiền sử dụng đất, bảo đảm thu đủ đối với mọi diện tích đất theo mục đích sử dụng trên địa bàn huyện. Do đối tượng quản lý thu thuế rất rộng ở tất cả các xã, thị trấn, đơn giá tính thu tiền sử dụng đất được điều chỉnh 5 năm một lần do vậy chi cục luôn thường xuyên theo dõi và tính tốn lại đối với các hồ sơ nợ tiền trên 5 năm.
- Đối với thuế TNCN: là một Luật thuế mới, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Theo Luật này, thu nhập chịu thuế TNCN được quy định gồm 10 loại thu nhập khác nhau, tuy nhiên tại Chi cục Thuế huyện Đình Lập chủ yếu là quản lý thu nhập của các cá nhân kinh doanh, từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản và thu nhập từ tiền lương tiền công đối với người lao động, người làm cơng ăn lương phải thực hiện quyết tốn thuế tại đơn vị chi trả thu nhập [16].
Hiện nay tại CCT huyện Đình Lập, cơng tác quản lý thuế TNCN khó khăn và phức tạp nhất ở khâu xác định thu nhập chịu thuế TNCN của NNT có thu nhập từ tiền lương, tiền công, đặc biệt đối với khu vực DN và tổ chức kinh doanh. Số nộp từ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cả khu vực sự nghiệp (91 đơn vị) và tổ chức kinh doanh (24
tổ chức kinh doanh) hàng năm chỉ đạt từ 3 đến 5 triệu đồng/năm, số cá nhân có thu nhập đến ngưỡng nộp thuế sau khi giảm trừ gia cảnh rất ít, đặc biệt khu vực doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh qua quyết tốn khơng phát sinh trường hợp nào phải nộp thuế TNCN, lí do: hiện nay cơ quan thuế khơng kiểm sốt được các nguồn thu nhập chịu thuế của cá nhân và do các doanh nghiệp, tổ chức chi trả kê khai không trung thực hoặc một số khoản chi được chi trả bằng tiền mặt không ghi nhận trong sổ sách kế toán của các DN.
Việc quản lý người nộp thuế tại CCT huyện Đình Lập đã được thực hiện tương đối tốt qua các năm, tuy nhiên còn hạn chế liên quan đến quản lý các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán, theo số liệu thống kê năm 2018, trong số 973 phiếu điều tra doanh thu được phát ra đối với các cá nhân/hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, số hộ kinh doanh có doanh thu đạt ngưỡng nộp thuế khốn là 596 hộ (doanh thu hoạt động kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm), trừ một số hoạt động khơng chịu thuế thì sự chênh lệch giữa số điều tra thống kê và số hộ kinh doanh được quản lý thu thuế của cơ quan thuế vẫn còn sự chênh lệch tương đối lớn (317 hộ kinh doanh được quản lý thu thuế năm 2018). Việc quản lý các cá nhân nộp thuế phát sinh cũng chưa triệt để, chưa quản lý được hết cá nhân phải nộp thuế và số thu còn thấp so với thực tế hoạt động kinh doanh.