- Thực hiện tốt việc quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ;
- Thực hiện quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình giao thông đúng theo Quy trình quản lý, vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình đường bộ được ban hành;
- Thực hiện tốt việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình giao thông;
- Thực hiện tốt việc kiểm định xây dựng công trình giao thông theo quy định (kiểm định định kỳ và đột xuất);
- Thực hiện theo đúng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông đã được phê duyệt;
- Tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát các nhà thầu bảo dưỡng, doanh nghiệp dự án trong việc quản lý, vận hành khai thác công trình dự án theo quy định của pháp luật.
1.1.4.4. Tiêu chí về công tác kiểm tra, giám sát
- Mức độ thường xuyên kiểm tra, giám sát xây dựng công trình giao thông được phân công quản lý theo quy định;
- Tổ chức tốt việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật về đầu tư xây dựng công trình giao thông của chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức giám sát…
- Xử lý kịp thời và đúng pháp luật các vi phạm pháp luật về xây dựng công trình giao thông.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trình giao thông
1.1.5.1. Các nhân tố chủ quan
- Tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý: Hoạt động quản lý nước về đầu tư xây dựng trong đó có quản lý về xây dựng các công trình giao thông phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động quản lý nước về đầu tư xây dựng sẽ không thể được quản lý tốt nếu tổ chức bộ máy quản lý không hợp lý. Công tác tổ chức khoa học, hợp lý sẽ tạo
điều kiện cho cơ quan quản lý có được cái nhìn tổng thể. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác.
Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con người và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu năng lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì không thể có hiệu quả cao trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tổ chức bộ máy tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng rất rộng, từ khâu lập quy hoạch kế hoạch, đến khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chức đấu thầu, thi công, nghiệm thu quyết toán, đưa công trình vào sử dụng.
Công tác quản lý hành chính nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Thực tế cho thấy nếu quản lý nhà nước yếu kém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cần phải đổi mới quản lý hành chính nhà nước.
- Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý: Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hoạt động quản lý. Sự am hiểu về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình, từ đó phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn trong công tác quản lý. Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc thực hiện đúng theo trách nhiệm được giao.
Cũng như trong tất cả các công tác khác, nhân tố con người là hết sức quan trọng và có tính quyết định tới kết quả công việc. Người cán bộ làm công tác quản lý dù ở bất kỳ cơ quan nào hoặc cấp quản lý nào đều phải trang bị cho mình những kiến thức tổng quát và chuyên sâu trên các phương diện như kinh tế, kỹ thuật, luật pháp, quản lý cũng như những thông tin liên quan đến dự án. Cụ thể, người cán bộ quản lý cần đảm bảo được các yêu cầu như: Nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, ngành, địa phương và các quy chế quản lý kinh tế, tài chính; quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước. Nắm chắc và thường xuyên bổ sung thông tin
về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, của ngành, địa phương cũng như của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu và kiểm tra một cách khách quan, khoa học và toàn diện về nội dung dự án, tình hình đơn vị vay vốn, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chuyên gia để đưa ra các nhận xét, kết luận, kiến nghị chính xác. Có tinh thần trách nhiệm cao và trung thực trong công việc. Bởi vì nếu kết luận thiếu tính chính xác và không trung thực trong quá trình quản lý dự án có thể gây ra những thiệt hại lâu dài không những cho chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng tới địa phương, tới ngành và toàn bộ nền kinh tế.
1.2.5.2. Nhóm nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế chính trị xã hội: Sự ổn định về kinh tế, chính trị xã hội là nhân tố quan trọng, có tác động lớn tới hoạt động quản lý đầu tư. Môi trường chính trị xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, ít lạm phát và ít biến động sẽ tạo ra cho các nhà đầu tư một tâm lý yên tâm trong quá trình huy động và sử dụng vốn, do đó vốn đầu tư có điều kiện được bảo toàn và phát triển.
Trước hết là điều kiện về địa lý tự nhiên, các yếu tố thuộc điều kiện về địa lý tự nhiên như địa hình, khí hậu, địa chất, tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và hoạt động của dự án đầu tư, tác động mạnh mẽ đến “đầu vào” và “đầu ra” của các dự án. Điều kiện về dân số và lao động là yếu tố có liên quan, ảnh hưởng đến nhu cầu và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ do dự án tạo ra, đồng thời tác động đến nguồn lao động cung cấp cho dự án.
Tình hình chính trị, các chính sách và hệ thống luật pháp của nhà nước là những yếu tố có liên quan, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và tâm lý của nhà đầu tư. Sự ổn định về chính trị, luật pháp nghiêm minh và các chính sách nhất quán sẽ mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư. Nếu tình hình không ổn định hoặc chiến tranh xảy ra sẽ gây cản trở công cuộc đầu tư, làm cho hoạt động đầu tư cũng như nhiều hoạt động khác bị ngừng trệ, đổ vỡ.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án. Tình hình kinh tế xã hội diễn biến không bình thường, giá trị đồng tiền giảm sút, lạm phát ở mức cao, giá cả không ổn định sẽ
làm đảo lộn tính toán ban đầu của chủ đầu tư, làm chuyển hoá kết quả đầu tư, từ lãi trở thành lỗ.
- Sự phù hợp của các văn bản pháp luật liên quan: Một hệ thống pháp luật đầy đủ và phù hợp sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, không đồng bộ, chồng chéo, sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý. Sự tác động gián tiếp của hệ thống pháp luật tới hoạt động quản lý đầu tư thể hiện: Các chính sách quản lý của nhà nước đồng bộ tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và do vậy có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống chính pháp pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.