Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Na Rì được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Xác định việc phát triển hệ thống giao thông là một trong những yếu tố cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Do đó, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Na Rì đã không ngừng chú trọng việc đầu tư, nâng cấp, mở mới các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Tính đến thời điểm này, huyện Na Rì đã huy động các nguồn lực để cứng hóa và mở mới được hàng trăm ki-lô-mét trục đường liên thôn, liên xã, góp phần từng bước nâng cao diện mạo và tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện mạng lưới đường bộ huyện Na Rì bao gồm 3 tuyến quốc lộ, 9 tuyến huyện và nhiều tuyến đường xã, đường thôn với tổng chiều dài 431km. Trong đó, chiều dài quốc lộ là 14,65km, chiếm 3,4%; đường huyện chỉ chiếm 10% với 43,1km. Nhiều nhất là đường xã, thôn với 317,1 km, chiếm gần 86%. Các tuyến đường huyện chủ yếu đạt
tiêu chuẩn GTTN B; còn rất nhiều tuyến chưa được vào cấp, đặc biệt các tuyến đường xã. Trong 5 năm trở lại đây, toàn huyện đã có gần 50 km đường được xây dựng mới (bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn), nâng cấp-sửa chữa hệ thống đường huyện, đường xã tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.
Các xã trên địa bàn huyện Na Rì trong những năm qua đã tranh thủ lồng ghép các nguồn vốn để từng bước kiên cố hóa đường giao thông nông thôn. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp tiền và ngày công lao động, bê tông hóa các trục đường thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, dễ dàng vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa, nông sản. Làm đường giao thông nông thôn ở huyện Na Rì là một trong những phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ và huy động được nguồn lực trong dân để thực hiện. Hiệu quả đạt được trong công tác này đã cho thấy tầm nhìn, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của chính quyền các cấp, nhằm hướng đến xây dựng diện mạo mới cho nông thôn miền núi, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển theo hướng bền vững [19].
Tuy có sự phát triển mạnh mẽ, song cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của huyện vẫn còn những khó khăn nhất định. Xét về mạng lưới trên diện rộng, thì mật độ giao thông nông thôn ở địa phương còn thấp; hệ thống đường nông thôn chưa bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay; giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa...
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì
Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội nhằm mục đích nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực xã hội. Để đánh giá thực trạng về công tác quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì, đề tài đã sử dụng các tài liệu thứ cấp và sơ cấp. Các số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo thống kê, tổng hợp về xây dựng các công trình giao thông của các cơ quan QLNN huyện Na Rì. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát đánh giá công tác QLNN về xây dựng công trình giao thông bằng bảng hỏi. Các đối tượng điều tra
khảo sát là các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc các cơ quan QLNN của huyện Na Rì như: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, Văn phòng UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn của huyện, Ban Quản lý dự án của huyện, cán bộ quản lý công tác xây dựng nông thôn mới tại các xã (21 xã)… Để đánh giá đúng mức về công tác quy hoạch giao thông trên địa bàn huyện, tác giả đã xây dựng phiếu hỏi. Trong quá trình tiến hành điều tra khảo sát, tác giả đã phát ra 92 phiếu (71 phiếu dành cho các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc các cơ quan QLNN huyện Na Rì và 21 phiếu dành cho cán bộ cấp xã) có liên quan đến công tác quản lý công trình giao thông trên địa bàn và thu về 76 phiếu với đối tượng trả lời có độ tuổi từ 22 đến trên 60 tuổi, trong đó có 58 nam và 18 nữ; trình độ đại học và trên đại học 30 người, cao đẳng, trung cấp là 46 người. Trong số 76 phiếu trả lời, số cán bộ lãnh đạo, quản lý là 25 người, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn là 51 người. Các câu hỏi khảo sát là những câu hỏi đóng được trả lời theo 5 mức độ (5 - Hoàn toàn đồng ý; 4 – Đồng ý; 3 – Bình thường; 2 – Không đồng ý; 1 – Hoàn toàn không đồng ý). Thời gian khảo sát được thực hiện trong năm 2018. Phiếu của mỗi cá nhân được thực hiện độc lập, khách quan. Kết quả khảo sát được phân tích đánh giá bằng phương pháp thống kê mô tả (xử lý bằng phần mềm EXEL), số liệu điều tra khi được tổng hợp chính xác trong đó sử dụng chỉ tiêu “trung bình” là chủ yếu để đánh giá về công tác QLNN về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì. Các nội dung gồm công tác xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông; công tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng công trình giao thông; công tác tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình giao thông; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Kết quả khảo sát sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo của luận văn.
Công tác quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao thông ở cấp huyện: Tập trung chủ yếu nội dung công tác quản lý nhà nước của các dự án do UBND huyện được giao làm chủ đầu tư; các dự án giao thông như các Quốc lộ, tỉnh lộ do tỉnh làm chủ đầu tư thì kết hợp với tỉnh để quản lý, giám sát cộng đồng. Khi dự án được phê duyệt theo quy hoạch và được giao làm chủ đầu tư UBND huyện tiến hành tổ chức thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước, giao cho các phòng ban chuyên môn tham mưu để thực hiện dự án từ khâu
chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng đảm bảo hiệu quả sử dụng của nguồn vốn.
2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông
Nhằm xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, phù hợp, chất lượng, đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất, lưu thông hàng hóa của nhân dân, Huyện ủy Na Rì đã ban hành Chương trình số 14-CTr/HU, ngày 19/7/2016 về việc quy hoạch phát triển giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020.
Đây là chương trình nhằm cụ thể hóa thực hiện Chương trình số 09-CTr/TU, ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy về phát triển hạ tầng giao thông. Triển khai thực hiện, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn điều chỉnh quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; lựa chọn các tuyến đường theo quy hoạch để đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2016 - 2020, phân bổ vốn bảo đảm nguồn vốn theo kế hoạch đầu tư từng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Thực hiện Chương trình phát triển giao thông nông thôn với phương châm “Nhà nước hỗ trợ, người dân thực hiện”, cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp từ huyện đến xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc phát triển giao thông nông thôn. Động viên, khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện tham gia, đóng góp làm đường.
Giai đoạn 2019 – 2020, huyện tiếp tục quy hoạch phát triển hệ thống giao thông nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Bảng 2.3 mô tả danh mục các dự án ưu tiên trong phát triển hệ thống giao thông đã được UBND huyện Na Rì thông qua giai đoạn 2016 – 2020.
Bảng 2.3: Danh mục ưu tiên các dự án xây dựng đường bộ năm 2019 - 2020
TT Danh mục ưu tiên các dự án xây dựng đường bộ Chiều dài (Km) Nhu cầu vốn (tỷ đồng) 1
Mở mới, nâng cấp tuyến Cường Lợi (Na Rì) - Kết nối ĐT231 (xã Hưng Đạo, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn)
3 7,5
2
Mở mới, nâng cấp tuyến Quang Phong - Đổng Xá - Xuân Dương (huyện Na Rì) kết nối với ĐT 227 tỉnh Lạng Sơn (xã Thiện Long, huyện Bình Gia)
27 393,1
3
Mở mới, nâng cấp tuyến đường xã Kim Hỷ (Na Rì) kết nối với xã Hương Nê (Ngân Sơn)
9,8 142,7
4
Cải tạo, nâng cấp đường từ trung tâm huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn với Bình Gia, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
20,5 51,1
Tổng cộng 60,3 594,4
Nguồn: UBND huyện Na Rì
Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy, trong năm 2019 – 2020, huyện Na Rì ưu tiên phát triển hệ thống giao thông đường bộ liên huyện, liên tỉnh nhằm đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa giữa huyện với các huyện và các tỉnh khác.
Công tác xây dựng và phát triển quy hoạch hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Na Rì được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch và quy hoạch xây dựng. Trong đó chú trọng tính khả thi của các dự án và sự phù hợp của các dự án với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương, đặc biệt đảm bảo tính kết nối liên thông giữa các xã, thôn, xóm. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông trên địa bàn huyện Na Rì được đánh giá thông qua việc khảo sát các cán bộ, công chức của UBND huyện Na Rì bằng bảng hỏi. Kết quả điều tra khảo sát được thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Đánh giá về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển giao thông TT Tên biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất (Obs) (Mean) (Std.
Dev.) (Min) (Max)
1
Sự phù hợp của việc xây dựng công trình giao thông với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
76 3,4737 0,6213 3 5
2
Quy hoạch xây dựng công trình giao thông tạo điều kiện khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
76 3,5526 0,7375 3 5
3
Công trình giao thông đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; đảm bảo tính kết nối, thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật
76 3,0132 0,5290 2 54
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả
Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, công tác quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn huyện Na Rì nhìn chung chưa đảm bảo được các yêu cầu của công tác quy hoạch. Công trình giao thông được đánh giá là chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; đảm bảo tính kết nối, thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật (điểm đánh giá trung bình 3,0132). Việc xây dựng công trình giao thông chưa thật sự phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (điểm đánh giá trung bình 3,4737); quy hoạch xây dựng công trình giao thông chưa thật sự tạo điều kiện
khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện (điểm đánh giá trung bình 3,5526).
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng công trình giao thông xây dựng công trình giao thông
Căn cứ vào Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/06/2018 Quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Quyết định số 1264/2015/QĐ-UBND ngày 17/8/2015 về việc Ban hành quy định về quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và các văn bản pháp luật khác có liên quan, UBND huyện Na Rì đã thực hiện công tác QLNN đối với việc xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện.
UBND huyện đã thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông như chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường đầu tư, mua sắm hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách; tiếp tục đầu tư, nâng cấp gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và chất lượng bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn huyện, hoàn thiện quy hoạch không gian và sử dụng đất nhằm nâng cao năng lực kết nối, tạo thuận lợi phát triển kinh tế và nhu cầu đi lại của người dân. Trong quá trình thực hiện công tác QLNN về xây dựng trong đó có xây dựng các công trình giao thông, các cơ quan QLNN đã phối hợp và thực hiện theo các quy định của pháp luật từ khâu khảo sát, thiết kế, quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí công trình, quản lý vệ sinh, an toàn lao động…trong đó đặc biệt chú trọng về quản lý chất lượng công trình.
Để quản lý chặt chẽ chất lượng công trình xây dựng trong đó có công trình giao thông, thời gian qua, UBND huyện Na Rì tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan,
UBND cấp xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền; hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, cũng như vật liệu xây dựng sử dụng trong thiết kế, thi công công trình cho các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; chỉ đạo phòng, ban chuyên môn nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế dự toán.
Bên cạnh đó, UBND huyện tăng cường công tác thanh tra về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng; kiểm tra nghiệm thu trước khi bàn giao và đưa vào sử dụng; kiểm tra điều kiện, năng lực hoạt động xây dựng của các đơn vị tư vấn trên địa bàn huyện. Năm 2018, UBND huyện đã tổ chức 5 cuộc thanh tra theo kế hoạch, bao gồm các công trình giao thông do UBND xã Lạng San, Quan Phong và Lương Thượng làm chủ đầu tư. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành trình tự, thủ tục trong việc thực hiện đầu tư xây dựng, đánh giá hiệu quả đầu tư, chất lượng, khai thác sử dụng của các công trình nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai sót trong đầu tư xây dựng; ngăn chặn kịp thời những vi phạm, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Qua kiểm tra cho thấy, có một vài công trình vẫn phát hiện