Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 95 - 104)

Để chống thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến độ dự án cần phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng của ngành giao thông vận tải.

Trên địa bạn huyện Na Rì, công tác thanh tra, kiểm tra còn tồn tại một số bất cập như việc kiểm tra, giám sát các nhà thầu bảo dưỡng, doanh nghiệp dự án trong việc quản lý, vận hành khai thác công trình dự án thực hiện chưa tốt; việc kiểm tra, giám sát xây dựng công trình giao thông được phân công quản lý chưa thường xuyên, chưa thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật về đầu tư xây dựng công trình giao thông của chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức giám sát. Việc xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng công trình giao thông chưa được kịp thời. Nguyên nhân của tình

trạng trên là do cán bộ làm công tác QLNN về lĩnh vực xây dựng nói chung, các công trình giao thông nói riêng trên địa bàn huyện Na Rì vừa thiếu, vừa yếu về trình độ chuyên môn nên việc kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức giám sát chưa được thường xuyên, chưa đạt hiệu quả cao.

Trong giai đoạn tới, để hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn, huyện Na Rì cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Kiện toàn và hoàn thiện tổ chức thanh tra ở các ngành các cấp; tập trung thanh tra đầu tư xây dựng áp dụng đồng bộ các biện pháp chống dàn trải, thất thoát kết hợp với đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; Kiên quyết xử lý nghiêm minh các tập thể và cá nhân sai phạm.

- Công tác giám sát và đánh giá hoạt động đầu tư phải được tiến hành xuyên suốt từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư đến khâu chuẩn bị đầu tư, đánh giá trong quá trình thực hiện đầu tư và đánh giá quá trình khai thác và vận hành dự án, thậm chí đánh giá cả ở khâu “hậu dự án”. Không phê duyệt dự án đầu tư nếu chưa làm rõ hiệu quả và bảo đảm tính khả thi về nguồn vốn. Đối với các dự án đã triển khai thực hiện, không phê duyệt điều chỉnh về nội dung đầu tư hay tổng mức đầu tư khi dự án chưa thực hiện giám sát và báo cáo theo quy định. Các dự án không được cấp phát vốn, không được thi công khi chưa có quyết định đầu tư, chưa có thiết kế và dự toán được duyệt.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai phạm trước, trong và sau khi thực hiện dự án. Việc giám sát cộng đồng cũng sẽ được chú trọng hơn với chủ trương: tất cả các công trình giao thông vận tải đều được báo cáo gửi tới Hội đồng nhân dân huyện và các xã để biết và tổ chức giám sát.

Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng góp phần đảm bảo chất lượng, cũng như tiến độ thi công các công trình, dự án trên địa bàn

Kết luận Chương 3

Chương 3 của luận văn tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Các giải pháp được đề xuất bao gồm:

- Hoàn thiện quy hoạch và quản lý tốt thực hiện quy hoạch về giao thông: Quy hoạch cần xác định và xếp thứ tự ưu tiên các dự án, các công trình; Trong quá trình lập kế hoạch cần tính đến các yếu tố ảnh hưởng; Rà soát và chấn chỉnh công tác quy hoạch sử dụng đất, nhất là đất ven đường giao thông để tránh tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông.

- Hoàn thiện, tổ chức tốt thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xây dựng công trình giao thông: Thường xuyên rà soát các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng; Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; Tăng cường quản lý công tác đấu thầu; Nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn thiết kế và giám sát; Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, những tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng và quần chúng nhân dân.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa công trình giao thông: Hàng năm, lập kế hoạch quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã. Chủ động bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ theo đúng quy định; Tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn về công tác giao thông để nâng cao năng lực tham mưu; Thực hiện chế độ báo cáo đúng thời hạn, đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan cấp trên; Vận động nhân dân tham gia quản lý, bảo trì các tuyến đường; thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về hành lang an toàn đường bộ; Thực hiện phân cấp quản lý, bảo trì đường giao thông cấp huyện, cấp xã.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: Kiện toàn và hoàn thiện tổ chức thanh tra ở các ngành các cấp; Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đầu tư xây dựng nói chung trong đó có đầu tư xây dựng các công trình giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cần ưu tiên phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững, phát huy tối đa về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, để phát triển hệ thống giao thông, xây dựng, thủy lợi hợp lý. Xây dựng các công trình nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạntìm ra các giải pháp tăng cường công tác QLNN về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì. Các kết quả đạt được của đề tài là:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng, xây dựng công trình giao thông, quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trong đó tập trung chủ yếu vào khái niệm, đặc điểm của đầu tư xây dựng; khái niệm, đặc điểm của công trình xây dựng và các công trình giao thông, vai trò của xây dựng các công trình giao thông.

- Phân tích, nghiên cứu thực trạng về công tác QLNN về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Qua nghiên cứu cho thấy công tác QLNN về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì đã đạt một số kết quả nhất định. Các kết quả đạt được thể hiện ở một số điểm như: Các cơ quan QLNN của huyện Na Rì đã thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng công trình giao thông theo đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí xây dựng, đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, điều chỉnh dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng. UBND cấp huyện, cấp xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới về lĩnh vực xây dựng; Công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa công trình giao thông được quan tâm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì còn tồn tại một hạn chế, bất cập như: Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp; Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đang gặp phải không ít khó khăn; Công tác quản lý, bảo trì hệ thống giao thông đường huyện, xã chưa thực sự được quan tâm đúng mức; Việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa các công trình giao thông chưa thực hiện theo đúng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông đã được phê duyệt; Việc kiểm tra, giám sát các nhà thầu bảo dưỡng, doanh nghiệp dự án trong việc quản lý, vận hành khai thác công trình dự án thực hiện chưa tốt. Những tồn tại hạn chế nêu trên do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: (1) Hoàn thiện quy hoạch và quản lý tốt thực hiện quy hoạch về giao thông; (2) Hoàn thiện, tổ chức tốt thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xây dựng công trình giao thông; (3) Tăng cường công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa công trình giao thông; (4) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

2. Kiến nghị

* Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Kạn

- Chỉ đạo xem xét bố trí kinh phí bảo trì đường huyện, đường xã trong dự toán ngân sách hàng năm, trong đó xem xét hướng dẫn lập kế hoạch vốn từ cấp xã; xem xét ban hành Quy định chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ. - Đề nghị sớm quy định tỷ lệ phân chia nguồn phí thu được đối với mô tô giữa phần nộp vào ngân sách địa phương để cấp chi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và phần bổ sung Quỹ địa phương theo Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

- Chỉ đạo ngành chức năng, tăng cường công tác tham mưu, kiểm tra, đôn đốc các địa phương và cơ sở thực hiện tốt việc quản lý bảo trì đường huyện, đường xã theo quy định.

- Xem xét ban hành quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo hướng dẫn tại Thông tư 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải và bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 1264/2014/QĐ-UBND ngày 17/2/2014 của UBND tỉnh. - Có cơ chế khuyến khích người dân tham gia vào công tác quản lý, bảo trì như khen thưởng, động viên các cá nhân, tập thể có đóng góp trong xây dựng giao thông nông thôn.

* Kiến nghị với Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý, bảo trì đường bộ; rà soát lại toàn bộ các tuyến đường trên địa bàn và phân cấp quản lý cụ thể từng tuyến đường cho từng huyện, từng xã. Hướng dẫn thực hiện bảo trì cầu tràn, cầu treo theo quy chuẩn.

Sở Giao thông vận tải cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý nhằm đảm bảo an toàn kết cấu hạ tầng giao thông.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Bạch Nguyệt –Từ Quang Phương (2010), Giáo trình kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[2] Từ Quang Phương (2010), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động – xã hội. [3] Nguyễn Bá Uân (2016), Giáo trìnhQuản lý dự án nâng cao, Trường Đại học Thủy

lợi, Hà Nội.

[4] Bùi Ngọc Toàn (2007), Giáo trình Kinh tế và quản lý xây dựng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[5] Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

[6] Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

[7] Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

[8] Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

[9] Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

[10] Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2014;

[11] Bộ Giao thông vận tải (2018), Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/06/2018 Quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ.

[12] Ủy ban nhân dân huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (2018), Báo cáo tổng kết công tác đầu tư xây dựng.

[13] Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (2018), Báo cáo tổng kết công tác đầu tư xây dựng.

[14] Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (2018), Báo cáo tổng kết công tác đầu tư xây dựng.

[15] Vương Thị Thành Hưng (2015), “Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[16] Đặng Văn Ái (2012), “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[17] Phan Thị Nhật Phương (2014), “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Huế.

[18] Trần Thị Thủy Như (2014), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn TP Đông hà, Tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Huế.

[19] Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2015), Quyết định số 1264/2015/QĐ-UBND ngày 17/8/2015 về việc Ban hành quy định về quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

[20] Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2018), Báo cáo số 20/BC-UBND ngày 20/10/2018 về Kết quả giám sát công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

[21] Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2016), Quyết định số 2155/QĐ-UBND ngày 19 tháng 2 năm 2016 về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 định hướng đến năm 2035.

HỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN/PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG CÔNG

TRÌNH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

1. Họ và tên của anh/chị: ... 2. Bộ phận công tác: ...

Anh/chị vui lòng đánh giá về công tác quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì bằng cách cho điểm theo các nội dung trong phiếu khảo sát này. Các con số ngụ ý: 5 = Hoàn toàn đồng ý; 4 = Đồng ý; 3 = Bình thường; 2 = Không đồng ý; 1 = Hoàn toàn không đồng ý. Anh/chị vui lòng đưa ra ý kiến cho tất cả các nội dung trong phiếu khảo sát (mỗi nội dung cho một điểm đánh giá). Xin trân trọng cảm ơn!

Điểm

Nội dung 5 4 3 2 1

A.Xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng công trình giao thông

1. Sự phù hợp của việc xây dựng công trình giao thông với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

2. Quy hoạch xây dựng công trình giao thông tạo điều kiện khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3. Công trình giao thông đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; đảm bảo tính kết nối, thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật

B. Thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng công trình giao thông

1.Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 95 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)