Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 73 - 77)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì còn tồn tại một hạn chế, bất cập như sau:

- Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp, chưa có tầm nhìn xa, chưa thống nhất và đồng bộ, tính liên kết không cao. Trong quy hoạch đường bộ, một số các công trình giải quyết mang tính tình thế (nhu cầu đến đâu phát triển đến đó) như công trình đường giao thông xã Quang Phong, Liêm Thủy, Hữu Thác được quyết định đầu tư khi chưa có đủ vốn đầu tư, dẫn đến công trình xây dựng trong thời gian dài, không theo đúng tiến độ được duyệt, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân; hệ thống các đường giao thông chưa tính hết sự gắn kết trong việc khai thác kết cấu hạ tầng hiện có và khả năng huy động vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm vốn đầu tư. Quy hoạch giữa ngành giao thông, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất chưa có tính liên kết với nhau và với quy hoạch vùng, quy hoạch chung của cả nước. Việc xây dựng công trình giao thông chưa thật sự phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quy hoạch xây dựng công trình giao thông chưa thật sự tạo điều kiện khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện. Phần lớn các dự án đầu tư đường bộ tại huyện Na

Rì chỉ dựa trên các con đường cũ nâng cấp hoặc đầu tư để giải quyết nhu cầu tức thời trước mắt. Chưa có dự án đầu tư mới nhiều vì hướng đầu tư nằm trong quy hoạch chưa được xác định rõ ràng. Chất lượng quy hoạch không tốt cũng là nguyên nhân gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư và chất lượng, hiệu quả của dự án.

- Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đang gặp phải không ít khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng này là do các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành rời rạc, còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, quản lý chất lượng công trình xây dựng của huyện còn thiếu và hạn chế về năng lực, chưa tương xứng với khối lượng công việc cần phải làm; năng lực, trình độ của đơn vị tư vấn còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho công tác thẩm định, cũng như công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; các chủ đầu tư còn chưa thực sự quan tâm đến công tác báo cáo quản lý chất lượng công trình, việc báo cáo khởi công và nghiệm thu công trình còn nhiều thiếu sót.

- Công tác quản lý, bảo trì hệ thống giao thông đường huyện, xã chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện kiểm tra theo quy định dẫn đến nhiều tuyến đường xuống cấp nhanh chóng làm giảm hiệu quả đầu tư. Việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa các công trình giao thông chưa thực hiện theo đúng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông đã được phê duyệt. Cấp xã chưa quan tâm bố trí kinh phí để thực hiện việc sửa chữa định kỳ và bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường, chủ yếu thực hiện sửa chữa đột xuất khi đường có sự cố do thiên tai, bão lũ. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc phân cấp quản lý, bảo trì đường giao thông cấp huyện, cấp xã đã được thực hiện nhưng giải pháp về nguồn vốn thực hiện chưa cụ thể và chưa đồng bộ, mới chỉ quy định ngân sách cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm hàng năm xem xét, bố trí ít nhất 10% kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế của ngân sách mỗi cấp cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ nhưng thực tế hiện nay nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế của ngân sách cấp xã rất ít, bình quân khoảng 15 triệu đồng/xã/năm, trong khi huy động từ các nguồn khác hầu như không có. Do đó, việc bố trí kinh phí để thực hiện bảo trì là khó thực hiện.

Bên cạnh đó, huyện Na Rì chưa xây dựng quy định về bảo trì, sửa chữa các công trình giao thông (đường bộ) trên địa bàn huyện, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Ngoài ra, việc thực hiện không đầy đủ công tác duy tu, sửa chữa còn xuất phát từ việc quản lý, bảo trì các tuyến đường huyện, xã được phân cấp tại Quyết định số 1264/2012-QĐ/UBND ngày 17/8/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, nhưng trên thực tế, huyện Na Rì và một số xã trong huyện không xác định được các tuyến đường do cấp mình quản lý, bảo trì dẫn đến tình trạng có tuyến đường đi qua địa bàn nhưng không biết do ai quản lý.

- Việc kiểm tra, giám sát các nhà thầu bảo dưỡng, doanh nghiệp dự án trong việc quản lý, vận hành khai thác công trình dự án thực hiện chưa tốt. Huyện và các xã chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát xây dựng công trình giao thông được phân công quản lý theo quy định, chưa thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật về đầu tư xây dựng công trình giao thông của chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức giám sát. Việc xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng công trình giao thông chưa được kịp thời. Tình trạng xâm phạm đến kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng trên là do cán bộ làm công tác QLNN về lĩnh vực xây dựng nói chung, các công trình giao thông nói riêng trên địa bàn huyện Na Rì vừa thiếu, vừa yếu về trình độ chuyên môn nên việc kiểm tra, giám sát các chủ dầu tư, nhà thầu, tổ chức giám sát chưa được thường xuyên, chưa đạt hiệu quả cao.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn đã phân tích, nghiên cứu thực trạng về công tác QLNN về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Trong thời gian qua, công tác QLNN về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì đã đạt một số kết quả nhất định. Các kết quả đạt được thể hiện ở một số điểm như: Các cơ quan QLNN của huyện Na Rì đã thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng công trình giao thông theo đúng quy định của pháp

luật; hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí xây dựng, đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, điều chỉnh dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng. UBND cấp huyện, cấp xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới về lĩnh vực xây dựng; Công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa công trình giao thông được quan tâm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì còn tồn tại một hạn chế, bất cập như: Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp, chưa có tầm nhìn xa, chưa thống nhất và đồng bộ, tính liên kết không cao, trong quy hoạch đường bộ, đa số các công trình giải quyết mang tính tình thế; Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đang gặp phải không ít khó khăn; Công tác quản lý, bảo trì hệ thống giao thông đường huyện, xã chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện kiểm tra theo quy định dẫn đến nhiều tuyến đường xuống cấp nhanh chóng làm giảm hiệu quả đầu tư; Việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa các công trình giao thông chưa thực hiện theo đúng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông đã được phê duyệt; Việc kiểm tra, giám sát các nhà thầu bảo dưỡng, doanh nghiệp dự án trong việc quản lý, vận hành khai thác công trình dự án thực hiện chưa tốt. Những tồn tại hạn chế nêu trên do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong thời gian tới, huyện Na Rì cần thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn. Các giải pháp sẽ được trình bày ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3 GIẢI HÁ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)