Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Na Rì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 45 - 48)

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế Na Rì đã đi vào thế ổn định và đạt mức tăng trưởng kinh tế khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Năm 2018 tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng đạt 18,12%, ngành dịch vụ đạt 14,28%, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 60,6%.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đều hàng năm. Năm 2017 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 1.000 tỉ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 20 tỉ đồng. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của địa phương như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng…. phát triển nhanh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

- Sản xuất nông nghiệp có nhiều thành tựu do triển khai tốt các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất. Công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm tăng bình quân 4,34%; cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm

và giá trị trên một đơn vị diện tích. Từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung như sản xuất lương thực, trồng rau, hoa và vùng chè chất lượng cao…; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Công tác quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được quan tâm thực hiện. Chỉ tính riêng giai đoạn 2011 - 2015 và 2015 - 2020 toàn huyện đã huy động được gần 300 tỉ đồng các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng 45 dự án, thu hồi 124,7 ha đất, trong đó nhân dân đã hiến trên 15 ha để xây dựng các công trình; triển khai thực hiện 22 dự án về giao thông.

2.1.2.2. Đặc điểm xã hội

a. Về cơ cấu dân số và nguồn lực trong các ngành kinh tế

Về dân số: Na Rì là một trong những địa phương có tốc độ tăng dân số ổn định, từ năm 2015 - 2018, tỷ lệ tăng là 0,75%/năm. Đến hết năm 2018 dân số huyện Na Rì là trên 42 nghìn người, trong đó dân số nông thôn là trên chiếm 83,33%, mức giảm tỷ lệ sinh giai đoạn 2015 - 2018 là 0,5%0

Về nguồn nhân lực: Na Rì có nguồn nhân lực dồi dào. Người dân Na Rì có đức tính cần cù, hiếu học, nghiêm túc trong lao động và có trình độ văn hoá, có khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Đó là những điều kiện thuận lợi quan trọng để hình thành đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý, công chức, cán bộ kỹ thuật và lao động có chất lượng tốt. Năm 2015, có gần 26.000 người trong độ tuổi lao động, chiến 61,9 % dân số; Năm 2018, có trên 27.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 64,2 % dân số. Số lao động được tạo việc làm năm 2015 là 5.550 người, đến năm 2018 số lao động được tạo việc làm là 7.000 người, tăng 1450 người. Lao động nữ chiếm 45,20%, còn lại là lao động nam. Số lao động thiếu việc làm thường xuyên ở nông thôn chiếm khoảng 25% - 30% tổng số lao động.

Nhìn chung, cơ cấu lao động thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tích cực hơn song còn chậm, vẫn còn nhiều bất cập, số lao động ngành nông - lâm - thuỷ sản có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng lao động mặc dù được cải thiện nhiều trong thời gian qua, nhưng nhìn chung chưa đồng đều.

b. Giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư, phát triển: Giáo dục và đào tạo có bước phát triển bền vững. Hệ thống trường lớp học được phát triển đồng bộ. Toàn huyện có

57 cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS, công nhận được 22 xã , thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tiếp tục được phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng. Tập trung chỉ đạo và nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được nâng lên. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, học sinh đỗ đại học ngày càng tăng. Tham gia có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua lớn của ngành. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Cơ sở vật chất trường, lớp học đã được quan tâm đầu tư; thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn.

c. Văn hoá - thông tin tiếp tục phát triển và đạt những thành tựu quan trọng

Phong trào văn hóa văn nghệ phát triển sâu rộng và sôi nổi, đáp ứng nhu cầu giải trí, hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân. Phong trào thể dục - thể thao “rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” phát triển rộng khắp, nhất là trong thanh niên, học sinh. Đến nay 100% số trường học trên địa bàn huyện có giáo dục thể chất nội khóa. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã được nhân dân hưởng ứng tích cực và ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tính đến hết năm 2018 so với đầu nhiệm kỳ đại hội XV có 84,7/80% (bằng 105,87% KH) số hộ đạt gia đình văn hóa, 67/50% (bằng 134% KH) xóm, bản, tổ dân phố đạt khu dân cư văn hóa và 91/95% (bằng 95,78% KH) cơ quan đạt cơ quan văn hoá.

d. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều tiến bộ

Các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở tăng cường chỉ đạo củng cố, từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất của hệ thống y tế cơ sở. Hệ thống y tế xã và y tế thôn bản ngày càng hoàn thiện và phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phương tiện làm việc được quan tâm đầu tư. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành y tế ngày càng tăng về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên. Hầu hết các trạm y tế xã có đủ trang thiết bị y tế cơ bản để hoạt động. Tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số, người

nghèo, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 06 tuổi...Công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai tương đối đồng bộ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ngày càng giảm (từ 16,5% năm 2015 xuống còn 14% năm 2018). Công tác thông tin giáo dục truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình và trẻ em ngày càng được quan tâm và có những tiến bộ rõ rệt; hoạt động bước đầu đã đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá trong lĩnh vực y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế góp phần tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

e. Thực hiện tốt các chính sách xã hội

Thực tốt chính sách ưu đãi người có công và phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”; huy động nhiều nguồn lực để thực hiện. Từ năm 2015 đến nay đã xây dựng, sửa chữa nâng cấp 300 nhà ở cho người có công, góp phần cải thiện đời sống tinh thần của gia đình người có công. Khai thác, sử dụng công trình Nghĩa trang liệt sỹ của huyện, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong huyện. Thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội; trẻ em trên địa bàn được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản, đến nay có 22/22 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, thị trấn phù hợp với trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)