Thực trạng công tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 61 - 69)

xây dựng công trình giao thông

Căn cứ vào Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/06/2018 Quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Quyết định số 1264/2015/QĐ-UBND ngày 17/8/2015 về việc Ban hành quy định về quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và các văn bản pháp luật khác có liên quan, UBND huyện Na Rì đã thực hiện công tác QLNN đối với việc xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện.

UBND huyện đã thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông như chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường đầu tư, mua sắm hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách; tiếp tục đầu tư, nâng cấp gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và chất lượng bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn huyện, hoàn thiện quy hoạch không gian và sử dụng đất nhằm nâng cao năng lực kết nối, tạo thuận lợi phát triển kinh tế và nhu cầu đi lại của người dân. Trong quá trình thực hiện công tác QLNN về xây dựng trong đó có xây dựng các công trình giao thông, các cơ quan QLNN đã phối hợp và thực hiện theo các quy định của pháp luật từ khâu khảo sát, thiết kế, quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí công trình, quản lý vệ sinh, an toàn lao động…trong đó đặc biệt chú trọng về quản lý chất lượng công trình.

Để quản lý chặt chẽ chất lượng công trình xây dựng trong đó có công trình giao thông, thời gian qua, UBND huyện Na Rì tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan,

UBND cấp xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền; hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, cũng như vật liệu xây dựng sử dụng trong thiết kế, thi công công trình cho các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; chỉ đạo phòng, ban chuyên môn nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế dự toán.

Bên cạnh đó, UBND huyện tăng cường công tác thanh tra về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng; kiểm tra nghiệm thu trước khi bàn giao và đưa vào sử dụng; kiểm tra điều kiện, năng lực hoạt động xây dựng của các đơn vị tư vấn trên địa bàn huyện. Năm 2018, UBND huyện đã tổ chức 5 cuộc thanh tra theo kế hoạch, bao gồm các công trình giao thông do UBND xã Lạng San, Quan Phong và Lương Thượng làm chủ đầu tư. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành trình tự, thủ tục trong việc thực hiện đầu tư xây dựng, đánh giá hiệu quả đầu tư, chất lượng, khai thác sử dụng của các công trình nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai sót trong đầu tư xây dựng; ngăn chặn kịp thời những vi phạm, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Qua kiểm tra cho thấy, có một vài công trình vẫn phát hiện tồn tại, UBND huyện đã nhắc nhở và yêu cầu khắc phục ngay đối với một số chủ đầu tư và nhà thầu có liên quan [17].

Công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì được đánh giá thông qua kết quả điều tra khảo sát, được thể hiện trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng công trình giao thông

TT Tên biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất (Obs) (Mean) (Std.

Dev.) (Min) (Max)

1

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng công trình giao thông theo đúng quy định của pháp luật

76 4,4868 0,5999 3 5

2

Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình giao thông được thực hiện tốt

76 2,8158 0,8440 1 4

3

Thực hiện thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định

76 2,8026 0,9801 1 4

4 Tổ chức tốt việc thực hiện giám định

chất lượng công trình xây dựng 76 4,6711 0,7003 1 4

5

Hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí xây dựng, đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, điều chỉnh dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng

76 3,8026 0,5421 2 4

6 Thực hiện tốt công tác giám sát đấu

thầu 76 2,5395 0,8073 1 4

7

Thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, giám sát quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình

76 2,7763 0,8099 1 4

Kết quả điều tra khảo sát tại bảng 2.5 cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng công trình giao thông tại huyện Na Rì về cơ bản đã được thực hiện đầy đủ. Một số nội dung được đánh giá cao như các cơ quan QLNN của huyện đã thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng công trình giao thông theo đúng quy định của pháp luật (điểm đánh giá trung bình 4,4868); hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí xây dựng, đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, điều chỉnh dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng (điểm đánh giá trung bình 3,8026). Việc thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng được thực hiện tốt (điểm đánh giá trung bình 4,6711).

Bên cạnh đó, một số nội dung trong việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao, cụ thể như sau:

- Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình giao thông được thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao (điểm đánh giá trung bình 2,8158).

- Thực hiện thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng chưa theo đúng quy định (điểm đánh giá trung bình 2,8026). Hiện tại việc thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình mới chỉ được thực hiện qua việc báo cáo của chủ đầu tư và nhà thầu thi công nên còn xảy ra tình trạng công tác nghiệm thu công trình xây dựng chưa theo đúng thực tế, còn tình trạng nhà thầu được thanh toán khối lượng trước khi nghiệm thu công trình. Một số công trình chất lượng thiết kế chưa cao; chưa tuân thủ đầy đủ về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; thi công chưa đúng với hồ sơ thiết kế được duyệt.

- Việc thực hiện giám sát công tác đấu thầu đã thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng thực hiện chưa nghiêm túc các quy định về lựa chọn nhà thầu, cung cấp thông tin, đánh giá, trình thẩm định và phê duyệt các nội dung trong đấu thầu (điểm đánh giá trung bình 2,5395).

- Các cơ quan QLNN tại huyện Na Rì chưa thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, giám sát quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng

công trình (điểm đánh giá trung bình 2,7763). Thực tế cho thấy, công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng nói chung, xây dựng công trình giao thông nói riêng chưa được chú trọng quan tâm.

Như vậy, có thể thấy công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do lực lượng cán bộ chuyên trách của huyện Na Rì thiếu, thêm vào đó, trình độ chuyên môn còn hạn chế (hiện tại 90% cán bộ làm công tác quản lý về xây dựng có trình độ cao đẳng).

2.3.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình giao thông

Việc phân cấp quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ được thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2014; Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/06/2018 Quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ thay thế Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT. Để thuận lợi cho công tác quản lý, duy tu các tuyến đường huyện, xã trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2037/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 về việc đặt số hiệu đường huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và Quyết định số 1264/2015/QĐ-UBND ngày 17/8/2015 về việc Ban hành quy định về quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, hệ thống đường huyện giao cho cấp huyện, hệ thống đường xã giao cho cấp xã quản lý; UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm hàng năm xem xét, bố trí ít nhất 10% kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế của ngân sách mỗi cấp cho việc quản lý, bảo trì đường bộ.

Giai đoạn 2014 – 2018, hệ thống giao thông huyện và xã được các địa phương thực hiện duy tu, bảo dưỡng với tổng kinh phí trên 102 tỷ đồng (Bảng 2.6). Hệ thống các tuyến đường huyện và xã trên địa bàn huyện Na Rì được duy tu, bảo trì góp phần nâng cao tuổi thọ khai thác và hiệu quả đầu tư nguồn vốn. Các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên như: phát cây, cỏ; vét rãnh, sửa mái ta luy, thông thoát nước cho công trình cầu, cống; sơn kẻ, thay thế cột tiêu, biển báo [20].

Bảng 2.6: Phân bổ nguồn kinh phí thực hiện duy tu, sửa chữa công trình đường bộ

TT Tên đường Chiều dài (Km) Định mức Thành tiền

A Đường huyện 68,5 10.050.000 688.425.000

1 Đường Cường Lợi - Vũ Loan 7 10.050.000 70.350.000

2 Đường Lương Hạ - Văn Học 9 10.050.000 90.450.000

3 Đường Yến Lạc - Động Nàng tiên 5 10.050.000 50.250.000

4 Đường Kim Hỷ - Vũ Muộn 5 10.050.000 50.250.000

5 Đường QL279 - Khuổi Khiếu 9,5 10.050.000 95.475.000

6 Đường QL3B-Hữu Thác 4 10.050.000 40.200.000

7 Đường Cư Lễ - Pác Ban 3 10.050.000 30.150.000

8 Đường Quảng Phong - Đổng Xá 13,5 10.050.000 135.675.000

9 Đường Vũ Loan - Văn Học - Lạng San 12,5 10.050.000 125.625.000

B Đường xã 317,1 1.500.000 475.650.000 1 Xã Đổng Xá 44,5 1.500.000 66.750.000 2 Xã Lương Hạ 10 1.500.000 15.000.000 3 Xã Lam Sơn 11 1.500.000 16.500.000 4 Xã Hảo Nghĩa 4,8 1.500.000 7.200.000 5 Xã Dương Sơn 15 1.500.000 22.500.000 6 Xã Văn Minh 12 1.500.000 18.000.000 7 Xã Cường Lợi 6,2 1.500.000 9.300.000 8 Xã Xuân Dương 16 1.500.000 24.000.000 9 Xã Lạng San 22 1.500.000 33.000.000 10 Xã Kim Lư 19 1.500.000 28.500.000 11 Xã Quang Phong 14 1.500.000 21.000.000 12 Xã Kim Hỷ 23 1.500.000 34.500.000 13 Xã Lương Thành 10 1.500.000 15.000.000 14 Xã Vũ Loan 29 1.500.000 43.500.000 15 Xã Liêm Thủy 19 1.500.000 28.500.000 16 Xã Côn Minh 18 1.500.000 27.000.000 17 Xã Hữu Thác 12 1.500.000 18.000.000 18 Xã Ân Tình 5 1.500.000 7.500.000 19 Xã Lương Thượng 7,6 1.500.000 11.400.000 20 Xã Văn Học 11 1.500.000 16.500.000 21 Xã Cư Lễ 8 1.500.000 12.000.000

Công tác quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì được thực hiện theo các văn bản pháp luật của Nhà nước. Bảng số liệu 2.7 cho thấy kết quả đánh giá về công tác này.

Bảng 2.7: Đánh giá về công tác quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình giao thông

TT Tên biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất (Obs) (Mean) (Std.

Dev.) (Min) (Max)

1

Thực hiện tốt việc quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ

76 3,6184 0,6103 3 5

2

Thực hiện quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình giao thông đúng theo Quy trình quản lý, vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình đường bộ được ban hành

76 3,7105 0,7969 3 5

3

Thực hiện tốt việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình giao thông

76 2,9474 0,5864 2 4

4

Thực hiện tốt việc kiểm định xây dựng công trình giao thông theo quy định (kiểm định định kỳ và đột xuất)

76 4,4868 0,5999 3 5

5

Thực hiện theo đúng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông đã được phê duyệt

76 2,8158 0,8440 1 4

6

Tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát các nhà thầu bảo dưỡng, doanh nghiệp dự án trong việc quản lý, vận hành khai thác công trình dự án

76 2,8158 0,9894 1 4

Theo quy định, công tác bảo trì đường huyện, đường xã bao gồm: Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. Trong đó, bảo dưỡng thường xuyên là công việc hàng ngày hoặc theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc hàng quý, nhằm theo dõi tình trạng đường bộ, ngăn chặn hư hỏng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đường bộ, duy trì trạng thái làm việc bình thường của đường bộ để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt; công tác sửa chữa định kỳ bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn, thời hạn sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải; công tác sửa chữa đột xuất là sửa chữa các sự cố hư hỏng đường bộ do thiên tai lụt, bão hoặc các sự cố bất thường khác gây ra.

Qua kết quả điều tra khảo sát trong Bảng 2.7 cho thấy huyện Na Rì đã thực hiện tương đối tốt việc quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ (điểm đánh giá trung bình 3,6184). Việc quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình giao thông thực hiện đúng theo Quy trình quản lý, vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình đường bộ được Bộ Giao thông vận tải ban hành (điểm đánh giá trung bình 3,7105). Thực hiện tốt việc kiểm định xây dựng công trình giao thông theo quy định (kiểm định định kỳ và đột xuất). Tuy nhiên, công tác tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu công trình giao thông tại huyện Na Rì còn bộc lộ một số hạn chế như:

- Việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình giao thông được thực hiện chưa hiệu quả (điểm đánh giá trung bình 2,9474). Hệ thống mặt đường nhiều tuyến còn bị hư hỏng chưa được sửa chữa, duy tu kịp thời.

- Việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa các công trình giao thông chưa thực hiện theo đúng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông đã được phê duyệt (điểm đánh giá trung bình 2,8158). Điều này gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Một số xã chưa xây dựng được kế hoạch bảo trì đường giao thông thuộc địa bàn quản lý, chủ yếu khi phát hiện hư hỏng mới tiến hành lập các thủ tục bảo trì. Một số xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)