Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình (Trang 26 - 28)

L ời cảm ơn

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT

Nội dung chi sự nghiệp giáo dục THPT gắn chặt với nhiệm vụ và cơ chế

quản lý tài chính của sự nghiệp giáo dục THPT trong mỗi giai đoạn lịch sử. Chi NSNN cho giáo dục THPT được phân chia thành 02 loại, đó là:

- Chi thường xuyên: là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN đê đáp ứng

nhu cầu chi thường xuyên của các trường THPT cũng như các cơ quan quản lý

nhằm đảm bảo các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT có tính chất tích luỹ đặc biệt bởi khoản chi

này là một trong những nhân tố quyết định tới tỷ lệ thất nghiệp cũng như tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục

THPT xét theo nội dung kinh tế bao gồm các nội dung chi sau:

*Chi cho con người:

Đây là khoản chi cho các nhu cầu về đời sống vật chất, sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên nhằm duy trì hoạt động bình thường. Các khoản chi của NSNN thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi:

+ Lương, phụcấp lương.

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. + Tiền thưởng.

+ Phúc lợi tập thểcho giáo viên, cán bộcông nhân viên chức...

Trong giáo dục chi cho con người chủ yếu là kinh phí chi cho giáo viên, cán bộ công nhân viên ngành giáo dục. Khoản chi này hàng năm được xác định dựa vào số giáo viên, cán bộcông nhân viên dự kiến có mặt kỳ kế hoạch. Nội dung chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất vào khoảng 80% trong tổng chi NSNN cho hệ thống giáo

dục. Nó đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên nhằm tái sản xuất sức lao động của họ, từ đó kích thích động viên tinh thần giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh tích cực học tập thông qua

cácchương trình học bổng của các cấp. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục THPT.

* Chi cho nghiệp vụchuyên môn:

Bao gồm các khoản:

- Chi tập huấn nghiệp vụ, hội nghịchyên môn;

- Chi vềmua sắm trang thiết bị, đồdùng giảng dạy như: + Đồdùng học tập.

+ Sách giáo khoa.

+ Tài liệu tham khảo cho giáo viên. + Vật liệu hoá chất thí nghiệm.

+Văn phòng phẩm (giấy, bút, phấn cho giáo viên)... - Chi tổchức các kỳthi, hội thao cho học sinh, giáo viên. - Chi tham quan học tập kinh nghiệm...

Đây là khoản chi hết sức cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục, do đó cần phải hết sức chú trọng đến nội dung chi này.

* Chi quản lý hành chính.

Đây là khoản chi nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụcho hoạt động của

đơn vị. Bao gồm các khoản như:

+ Chi trảtiền điện,nước, điện thoại, fax.

+ Chi phí văn phòng phẩm tại các phòng làm việc. + Chi trảdịch vụ bưu điện.

+ Chi công tác phí.

+ Chi phí vệ sinh môi trường. + Chi tuyên truyền.

+ Chi phí tiền nhiên liệu, xăng xe...

Những khoản trên tương đối ổn định và có thể định lượng được. Do đó khi

xây dựng dựtoánthường lấy chỉtiêu chuẩn định mức chi làm căn cứ.

* Chi vềmua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ.

Bao gồm các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định không cao phụ thuộc vào tình trạng nhà cửa và trang thiết bị của đơn vị nên không thể định mức chi được. Mỗi năm đơn vị sẽdành ra một phần trong tổng số kinh phí được cấp

đầu năm và xin bổ sung trong năm đểtrang trải cho những chi phí này.

Ngoài ra từ năm 1991 ngân sách Nhà nước còn chi tiêu cho cácđơn vị thực hiện

các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục như chương trình phổ cập giáo- chống

mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, chương trình công nghệ

giáo dục, chương trìnhtăng cường dạy và học ngoại ngữtrong hệthống giáo dục quốc

dân, chương trình hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn; chương trìnhđưa tin học vào nhà trường... Hầu hết các khoản chi trên là những khoản chi phát sinh thường xuyên, tương đối ổn định và có thể định mức được. Do vậy trong

công tác quản lý các khoản chi này phải lấy định mức làm cơ sở, riêng các khoản mua

sắm sửa chữa nhỏ không phát sinh thường xuyên nên phải căn cứ vào thực trạng nhà cửa trang thiết bị, chế độ chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ và đặc biệt là khả năng nguồnvốn của NSNN để cấp phát và chi tiêu.

- Chi đầu tư XDCB tập trung: tuỳ theo yêu cầu quản lý nội dung chi đầu tư XDCB được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Xét theo hình thức tái sản

xuất TSCĐ, chi đầu tư XDCB cho giáo dục THPT được phân thành:

+ Chi đầu tư xây dựng mới các TSCĐ phục vụ cho giáo dục THPT như: trường học, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà đa chức năng…

+ Chi cải tạo, nâng cấp mở rộng các TSCĐ hiện có nhằm tăng thêm công suất

và hiện đại hoá TSCĐ như nâng cấp trường học, thư viện, xây thêm các lớp học…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)