Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình (Trang 54 - 76)

L ời cảm ơn

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là tỉnh nghèoở khu vực Bắc Trung Bộ, nền kinh tếchủ yếu dựa vào Nông nghiệp. Trong những năm gần đây cùng với sựCNH-HĐH của đất nước tỉnh Quảng Bình cũng đã có những sự thay đổi đáng kể, công nghiệp được chú trọng với nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng, du lịch đang trong quá trình xây dựng và phát triển. Tuy nhiên,đây chỉ ở trong giai đoạn khởi đầu nên nguồn thu từ địa phương là chưa đáng kể, do vậy nguồn NSNN đầu tư cho Giáo dục cũng gặp nhiều hạn chế; bên cạnh đó năm 2016 Quảng Bình phải gánh chịu hậu quảnặng nề

bởi sự cố môi trường biển nên càng gặp nhiều khó khăn. Tình hình thu, chi ngân sách tỉnh Quảng Bìnhtrong các năm gần đây như sau:

Bảng 2.15: Tình hình thu- chi ngân sách tỉnh giai đoạn 2012-2016

Đơn vịtính: Tỷ đồng

Chỉ

tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Sốtiền Sốtiền Sốtiền Sốtiền Sốtiền KH TT KH TT KH TT KH TT KH TT Thu NSNN 4.929 5.50 6.118 6.84 6.600 7.18 7.203 7.933 7.48 8.21 Chi NSNN 4.761 5.40 5.809 6.47 6.224 6.72 6.777 7.410 7.23 8.01

( Nguồn số liệu: Phòng TCHCSN- Sở Tài chính Quảng Bình)

Qua bảng trên ta thấy số thu hàng năm đều vượt so với kế hoạch đề ra, tỷlệ thu vượt trong khoảng 8%-11%. Bên cạnh đó số chi ngân sách hàng năm cũng vượt so với dự toán (năm 2012 chi vượt là 642 tỷ đồng, năm 2013 chi vượt 665 tỷ đồng, năm 2014 chi vượt 499 tỷ đồng, năm 2015 chi vượt 633 tỷ đồng, năm 2016

chi vượt 782 tỷ đồng. Trong khi số chi ngân sách tăng lên qua từng năm thì đồng thời số thu cũng tăng lên, vượt mục tiêu đề ra. Qua số thu cho thấy tình hình kinh tế của tỉnh Quảng Bình ngày càng phát triển, có xu thế đi lên. Thu ngân sách cơ

bản đáp ứng được nhu cầu chi. Trong các khoản chi thì chi cho Đầu tư Xây dựng

cơ bản và chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi Giáo dục - đào tạo là một trong những khoản chi lớn nhất trong cơ cấu NSNN, hàng

năm có tốc độ tăng cao. Nguồn chi cho giáo dục đảm bảo được việc chi lương,

phụ cấp lương và các chế độ chính sách cho toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ

quản lý, nhân viên phục vụtrong ngành giáo dục. Cùng với cơ chếtựchủtài chính ngành giáo dục tự điều chỉnh ngân sách của mình từ đó góp phần nâng cao chất

lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên và cơ sởtrang thiết bị trong các nhà trường. Trong những năm qua chi ngân sách cho giáo dục chiếm ít nhất 20% trong tổng chi NS toàn tỉnh, điều này cho thấy giáo dục rất được quan tâm trong sựphát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

2.3.1.1. Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình

Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục bao gồm nhiều khoản chi khác nhau cho các loại hình giáo dục và đào tạo như: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Bổ túc văn hoá, Giáo dục thường xuyên. Trong phạm vi nghiên cứu của đềtài chỉtập trung nghiên cứu sâu các khoản chi tại cácđơn vịtrực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo là các trường THPT trực thuộc Sở. Tình hình chi ngân sách tỉnh cho giáo dục THPTtrong giai đoạn 2012-2016 như sau:

Bảng 2.16: Tình hình thu chi NSNN tỉnh phục vụgiáo dục THPT giai đoạn 2012-2016

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉ

tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Sốtiền Sốtiền Sốtiền Sốtiền Sốtiền

KH TT KH TT KH TT KH TT KH TT

Thu NS 8.00 10.422 8.696 11.724 9.571 12.243 9.545 13.696 10.906 14.857

Chi NS 294 300.56 353.85 385.85 436.23 462.38 471.00 499.200 498.935 530.842

Mặc dù tỉnh Quảng Bình mới được tái thành lập, nền kinh tếcủa tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và nguồn NSNN còn hạn chế nhưng sựnghiệp giáo dục THPT trên

địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn được chú trọng và số chi không ngừng tăng lên qua các năm cảvềkếhoạch và thực tế.

Nhìn cảvào bảng ta thấy sốchi thực hiện luôn cao hơn so với kếhoạch và số chi năm sau cao hơn năm trước do đầu tư nâng cấp cơ sở trường lớp ở các trường

THPT, tăng lương, trợ cấp và các chế độ chính sách cho học sinh giáo viên và cán bộcông nhân viên...làm phát sinh các khoản chi ngoài kế hoạch. Số chi tăng thêm

ngoài kế hoạch được Sở Tài chính và các ngành liên quan phối hợp kịp thời điều chỉnh đáp ứng đủsố tăng thêm của chi sựnghiệp giáo dục THPT.

Đểcó thểnhìn nhận một cách tổng quát hơn vềtình hìnhđầu tư cho sựnghiệp giáo dục THPT ta xem xét tổng sốchi NSNN cho sựnghiệp giáo dục và đào tạo toàn tỉnh và tỷtrọng chi ngân sách cho giáo dục THPT được thểhiện qua bảng sau:

Bảng 2.17: Tỷtrọng chi NSNN cho giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉtiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng chi ngân sách cho sựnghiệp GD-ĐT 1.500.021 1.768.014 1.989.585 2.174.358 2.356.255 Sốchi ngân sách tỉnh cho giáo dục THPT 300.562 385.852 462.380 499.200 530.842 Tỷtrọng giữa chi giáo dục THPT và tổng chi sựnghiệp giáo dục ( %) 20,04 21,82 23,24 22,96 22,53

( Nguồn số liệu: Phòng TCHCSN- Sở Tài chính Quảng Bình)

Ta thấy trong cơ cấu chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp giáo dục thì tỷ trong chi

cho sự nghiệp giáo dục THPT còn thấp chỉ chiếm tỷ bình quân là 22,11%. Nguồn

vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dụcTHPT thấp do ngoài phần NSNN cấp còn có các khoản họcphí của học sinh, vì vậy chế độ bao cấp cho sự nghiệp giáo dục THPT bị

thu hẹp dần. Năm 2012 đến năm 2016 hệ thống trường công lập và tư thục không

ổn định,tuy nhiên số tuyệt đốivềchithường xuyên cho sự nghiệp giáo dục trên địa

bàn toàn tỉnh tăngvẫn tăng dần theo từng năm do tăng mức lương cơ sở.

Chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp giáo dục THPT năm sau cao hơn năm trước

nhưng sốchi này vẫn còn hạn hẹp, chỉ mới đáp ứng các chế độchính sách cho giáo viên và học sinh,chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển tổng thểsựnghiệp giáo dục THPT trên địa bàn toàn tỉnh. Do đó cần có sự lựa chọn, cân nhắc một cách hợp lý các mục chi để đem lại hiệu quảcao nhất.

Để hiểu rõ hơn về tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục THPT theo các nhóm, mục chi ta đánh giá qua bảng sau:

Bảng 2.18: Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT theo các nhóm mục giai đoạn 2012-2016

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉtiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chi cho con người 239.549 306.675 365.881 394.518 420.958 Chi nghiệp vụchuyên môn 18.244 24.309 31.904 35.443 37.371 Chi quản lý hành chính 15.529 19.364 25.108 26.308 27.922 Chi MSSC nhỏvà lớn,

xây dựng nhỏ

27.240 35.504 39.487 42.931 44.591 Tổng Cộng 300.562 385.852 462.380 499.200 530.842

( Nguồn sốliệu: Phòng Kếhoạch - Tài chính, Sở GD&ĐT Quảng Bình).

Căn cứ vào tính chất các khoản chi thì chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT bao gồm:

+ Chi cho con người.

+ Chi nghiệp vụchuyên môn (Giảng dạy, học tập). + Chi quản lý hành chính.

+ Chi mua sắm, sửa chữa nhỏvà lớn, xây dựng nhỏ.

Nhìn vào bảng số liệu nhìn chung mức chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp giáo dục THPT có sựbiến đổi theo chiều hướng gia tăng. Mức chi ở các nhómtăng dần

hàng nămthểhiện sựquan tâm của các cấp, ngành có liên quan đến sựphát triển sự

Chi cho con người:là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho sựnghiệp giáo dục THPT. Khoản chi này bao gồm: Tiền lương, phụcấp, bảo hiểm, học bổng, thưởng, phúc lợi, y tế...khoản chi này đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo

viên. Tuy nhóm chi này chiếm tỷtrọng lớn trong chi sựnghiệp giáo dục THPT, năm

2012 là 79,7%, năm 2013 là 79,48%, năm 2014 là 79,13%, năm 2015 là 79,03% và năm 2016 là 79,3% nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đời sống cán bộgiáo

viên. Điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng việc dạy học của giáo viên tại

các trường THPT, số lượng giáo viên nhiều nhưng dàn trải và đồng đều trong các bộ môn, số giáo viên có kinh nghiệm dạy thêm ngoài giờ còn phổ biến, điều này khiến chất lượng giờ học chính khoá không được cao. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cần phải tăng cường đầu tư chi cho con người hơn nữa trong những năm tới, bên cạnh đó cần tăng thêm các khoản như phúc lợi, thưởng để góp phần khuyến khích đội ngũ giáo viên.

Chi cho nghiệp vụ chuyên môn: bao gồm sách giáo khoa, tài liệu dùng cho ngành, dụng cụgiảng dạy, thiết bịthí nghiệm...khoản chi này tạo ra phương tiện dạy và học, giúp cho việc học tập gắn liền giữa lý thuyết với thực tế, nó có tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy và học tập. Chi cho nghiệp vụ chuyên môn năm 2012

chiếm 6,07% so với tổng chi NS của ngành giáo dục THPT, năm 2013 chiếm 6,3%,

năm 2014 chiếm 6,9%, năm 2015 chiếm 7,1% và năm 2016 chiếm 7,04% so với tổng chi ngân sách của ngành giáo dục THPT. Nhóm chi này nhiều hay ít phụthuộc vào quy mô, chất lượng của từng trường trên địa bàn tỉnh. Qua bảng sốliệu trên cho thấy sốchi nàyhàng năm đều tăng, số chi này tăng lên do:

+ Chúng ta đang ởtrong thời đại công nghệthông tin, hầu hết các trường đều

đưa tin học vàonhà trường và trởthành một bộmôn chính, vì vậy việc chi để đầu tư

trang thiết bịmáy móc, phần mềm là điều tất yếu.

+ Đểtiếp cận với sựhiện đại hóa của đất nước cũng như trên thếgiới, vì vậy

trong chương trình học của cấp học THPT đã có sự lòng ghép nhiều chương trình mới như kỹ năng sống, phòng chống tham nhũng,.... do đó quy mô được mở rộng

điều này đồng nghĩa với việc phải tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn để việc dạy và học được tốt hơn.

+ Đầu tư mởrộng hệthống thư viện, mua thêm các loại đầu sách tham khảo

đểphục vụhọc sinh và giáo viên tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đềthuận tiện.

Chi quản lý hành chính: bao gồm chi thanh toán dịch vụcông cộng, chi văn

phòng phẩm, chi hội nghị, điện thoại, nước sinh hoạt... Chi quản lý hàng năm

chiếm bình quân 5,23% so với tổng chi ngân sách của ngành giáo dục THPT, khoản chi này nếu nhìn vào tỷlệ thì tương đối ổn định trong 5 năm. Tuy nhiên nếu xét về số kinh phí tuyệt đối thực chi cho nhiệm vụ này qua các năm còn khá cao. Trong những năm tới cần phải xây dựng định mức chi hợp lý hơn, cắt giảm những khoản không cần thiết để dành nguồn chi cho các khoản khác quan trọng hơn.

Chi mua sắm- sửa chữa nhỏ và lớn- xây dựng nhỏ: Trong năm 2012 số chi cho nhóm mục này chiếm 9,06 % trong tổng chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp giáo dục THPT; năm 2013 chiếm 9,2%; năm 2014 chiếm 8,54%; năm 2015 chiếm 8,6%

và năm 2016 chiếm 8,4% trong tổng chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp giáo dục

THPT. Như vậy mặc dù kinh phí trong 5 năm qua tăng dần nhưng tỷ trọng chi cho việc mua sắm- sửa chữa nhỏvà lớn- xây dựng nhỏcủa cácnăm sau lại thấp hơn năm trước. Điều này cho thấy tỉnh Quảng Bình vẫn chưa chú trọng đến đầu tư phát triển quy mô, mạng lưới, cơ sở vật chất các trường THPT, việc chi mua sắm - sửa chữa nhỏvà lớn- xây dựng nhỏvẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành giáo dục THPT.

Đểhiểu rõ hơn vềthực trạng chi NSNN tỉnh cho sựnghiệp giáo dục THPT ta xem xét việc thay đổi tỷtrọng của từng nhóm, mục chi cụthể:

Chi cho con người:

Khoản chi này bao gồm: chi lương, phụcấp, bảo hiểm, phúc lợi tập thể...Đây

là mục chi quan trọng nhất bởi nó đảm bảo đời sống của đội ngũ giáo viên, họ là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Do vậy, để nâng cao chất lượng sự

nghiệp giáo dục THPT phải nâng cao đời sống của đội ngũ giáo viên, đảm bảo cho họcó cuộc sống ổn định cảvềvật chất lẫn tinh thần.

Giai đoạn 2012-2016 chi NSNN cho con người trong sự nghiệp giáo dục

THPT dao động trong khoảng 79,03%- 79,7%. Thực tế cho thấy chi cho con ngươi năm nào cũng tăng nhưng vẫn chưa đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên. Vì vậy tình trạng giáo viên dạy thêm ngoài giờ còn phổbiến, điều này khiến chất lượng giờ

học chính khoá không được cao. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cần phải tăng cường đầu tư chi cho con người hơn nữa trong những năm tới, bên

cạnh đó cần tăng thêm các khoản như phúc lợi, thưởng để góp phần khuyến khích

đội ngũ giáo viên.

Chi quản lý hành chính:

Nhóm chi này bao gồm: hội nghị sơ kết đầu năm, cuối năm, đại hội công

nhân viên chức, hội thảo về giáo dục, công tác phí, điện thoại, nước sinh hoạt,

điện...Nhóm chi này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục nhưng không thể thiếu trong quá trình hoạt động. Vì vậy đòi hỏi phải chi đúng, đủ,

kịp thời và quán triệt nguyên tắc tiết kiệm- hiệu quả. Đây là khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động về quản lý hành chính ở các trường học. Tình hình chi NSNN cho quản lý hành chính tại các trườngTHPT thể hiện qua bảng2-17 cho ta thấy khoản

chi này có tỷ trọng ổn định trong 5 năm qua từ 5,1% - 5,4%. Tuy chiếm tỷ trọng

thấp trong tổng chi ngân sách tỉnh cho giáo dụcTHPT, nhưng trong những năm tới

cần giảm dần các khoản chi tiêu không cần thiết trong mục chi này. Đồng thời phải

tìm rađược một định mức chi hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vì nếu mức chi thấp thì hoạt động không đem lại hiệuquả cao,còn nếu mức chi caothì gây lãng phí nguồn vốn.

Chi mua sắm, sửa chữa nhỏvà lớn, xây dựng nhỏ:

Đây là khoản chi nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật có vai trò khá quan trọng, nó ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và học tập của học sinh và giáo viên. Khi số học sinh có xu hướng tăng lên đòi hỏi cơ sở vật chất cũng phải được củng cố

và phát triển. Nhóm chi này có xu hướng giảm trong 3 năm cuối của giai đoạn

2012-2016, để có thể hiểu cụ thể hơn ta đánh giá qua bảng 2-17:

Năm 2016 tổng chi cho mua sắm, sửa chữa nhỏvà lớn, xây dựng nhỏchiếm 8,4% trong tổng chi ngân sách tỉnh cho sựnghiệp giáo dục THPT;năm 2016 là năm

thấp nhất trong cả giai đoạn 2012-2016. Nhìn vào tỷlệ qua các năm ta thấy nhu cầu của ngành giáo dục THPT không cao. Việc xây dựng lại, tu bổhay mở rộng khuôn

viên không có. Nhưng trên thực tếcác hạng mục này ngành giáo dục THPT của tỉnh Quảng Bình lại rất lớn và đểcó kinh phí phục vụcho nhiệm vụnày thìở tỉnh Quảng Bình huy động các nguồn vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân (nguồn xã hội hóa) nên chi mua sắm, sửa chữa nhỏvà lớn, xây dựng nhỏtrong tổng chi NSNN cho giáo dục THPT chỉ chiếm một phần nhỏ. Thực tế cho thấy khoản chi này rất khó kiểm soát, vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường quản lý, cần tìm hiểu từ thực tế tại

Qua phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi NSNN cho sựnghiệp giáo dục THPT trong thời gian qua cho thấy tỉnh Quảng Bình đã có nhiều cốgắng trong công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình (Trang 54 - 76)