L ời cảm ơn
5. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Mục tiêu phát triển giáo dục THPT ở Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục với mục tiêu huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục THPT, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục THPT cũng như được hưởng thụ những
thành quả của giáo dục ngày càng cao, nhằm đến năm 2020, sự nghiệp giáo dục
THPT Quảng Bình được đổi mới căn bản và toàn toàn diện theo hướng chuẩn hoá,
hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; tiếp cận trình độ tiên tiến của cả nước, khu vực, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương.
Ưu tiên mở rộng quy mô, trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao,
cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng nhu cầu
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, địa phương và xây dựng nền kinh tế tri thức, trực tiếp góp phần nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh.
Triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia giáo dục cho mọi người đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phấn đấu đến năm 2020, hầu hết những người trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi đạt chuẩn xoá mù chữ; đặc biệt tăng nhanh tỷ lệ xoá
mù chữ trong các dân tộc thiểu số.
Thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo
dục và trình độ đào tạo, nhằm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục một
cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực
thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đảm bảo công bằng trong giáo dục và cơ
hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, cung cấp học vấn
phổ thông đảm bảo các yêu cầu cơ bản, hiện đại gắn với thực tiễn Việt Nam; tiếp
cận trìnhđộ tiên tiến phát triển về giáo dục các địa phương trong toàn quốc và các
nước trong khu vực. Hình thành và phát triển động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động tích cực, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự
được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hoá, đạo đức, kỹ năng sống, pháp
luật, ngoại ngữ, tin học.
Khuyến khích phát triển trường Trung học phổ thông ngoài công lập.
Duy trì tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT đạt 80- 85% hàng năm.
Đến năm 2020 có ít nhất 80% và đến năm 2030 có ít nhất 90-95% thanh niên trongđộ tuổi đạt trìnhđộ học vấn Trung học phổ thông và tương đương.
Đến năm 2020 đảm bảo 100% số trường THPT có đủ các phòng chức năng,
trang thiết bịdạy học và có 80% trường đạt chuẩn quốc gia và 100% vào năm 2030 Đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, với mục tiêu đến năm 2020 có 20-25%
và năm 2030 có 30-35% giáo viên có trìnhđộ đào tạo trên chuẩn.
Đến năm 2020 có 100% cán bộ quản lý giáo dục có trình độ lý luận chính
trị trung cấp trở lên; ít nhất 65% có trình độ chuyên môn đào tạo trên chuẩn. Đến năm 2030 có ít nhất 80% có trình độ chuyên môn đào tạo trên chuẩn. 100% cán bộ
quản lý, giáo viên có trìnhđộ Tin học đạt chuẩn.
Đểxây dựng và thực hiện mục tiêu như trên, cần tập trung thực hiện những nhiệm vụchủyếu sau:
- Tiếp tục tăng quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sởvật chất và tăng cường đội ngũ giáo viên để đến năm
2020có 100% trường được xây dựng theo quy hoạch. Tập trungđầu tư phát triển, nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục phổ thông, Trường THPT chuyên của tỉnh
và các trường trọng điểm chất lượng cao. Có cơ chế, chính sách mạnh khuyến khích phát triển các cơ sởgiáo dục THPT tư thục chất lượng caoở những khu vực cóđiều kiện (thành phố, thịxã, khu công nghiệp tập trung).
- Đẩy mạnh quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa phát triển giáo dục THPT, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả giáo dục, hướng tới tiếp cận trình độ
quốc tế.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường dạy học ngoại ngữ. - Tăng cường thực hiện các hoạt động hướng nghiệp trong các trường THPT
để hướng học sinh tốt nghiệp phân luồng mạnh hơn vào các trường nghề, đặc biệt là các ngành nghềthuộc lĩnh vực mũi nhọn của Tỉnh (cơ khí, điện tử, xây dựng công nghiệp, vật liệu mới, du lịch...).
- Đẩy nhanh đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý.
- Mạng lưới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh được phát triển và phân bố trên cơ sở hệ thống hiện có, gắn với sự phát triển và phân bố dân cư theo
yêu cầu từng bước nâng cao chất lượng của mỗiđơn vị.
Tập trung đầu tư nâng cấp hiện đại hoá và nâng cao chất lượng, trình độ dạy, học Trường THPT chuyên Võ nguyên Giáp trở thành 1 trong 74 trường THPT chuyên trọng điểm của cả nước. Đồng thời, phấn đấu đầu tư đểmỗi huyện/thị có 1
trường THPT chất lượng cao.
- Tích cực xúc tiến đầu tư, tạo điều kiến và môi trường thuận lợi để hình
thành trên địa bàn tỉnh Trường quốc tếliên thông từmầm non đến THPT.
* Quy mô họ c sinh và số lớ p họ c
Số học sinh các khối lớp cấp trung học phổ thông trong thời kỳ quy hoạch
đến năm 2020 được dựbáo theo những căn cứ sau:
- Sốhọc sinh vào lớp 10 hàng năm là số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
(lớp 9) được tiếp tục huy động vào học lớp 10. Dự kiến trong thời kỳ2016-2020 sẽ
có trên 90% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở(lớp 9) được vào học lớp 10 và thời kỳ2020-2030 là trên 96%.
- Sốhọc sinh khối lớp 11 và khối lớp 12 được dự báo căn cứvào sốhọc sinh hiện có của các lớp khối 10 và lớp khối 11 được lên lớp và chuyển lên các lớp trên, tỷlệ lưu ban và tỷlệbỏhọc của các lớp 10-12 trong từng năm học.
- Số lớp học của từng khối lớp được dự báo căn cứ vào tổng số học sinh và sỹ số trung bình học sinh của từng lớp học (dự kiến là 41 học sinh/lớp giai đoạn 2018 2020 và 40 học sinh/lớp giai đoạn 2020-2030), thểhiện qua bảng dữliệu sau:
Bảng 3.1: Quy mô học sinh và sốlớp học trung học phổthông
Chỉtiêu Năm2018 Năm2020
1. Sốhọc sinh-Tổng số 34.567 35.208
2. Sốlớp-Tổng số 853 873
3. Sốhọc sinh/lớp 41 40
(Nguồn số liệu: Phòng KH-TC, Sở GD&ĐT Quảng Bình).
Như vậy, số học sinh THPT năm 2018 có khoảng 34.567 em và năm 2020
có khoảng 35.208 em. Số lớp học: năm 2018 có khoảng 853 lớp và năm 2020 có
* Nhu cầ u phòng họ c và phân bố mạ ng lư ớ i trư ờ ng họ c
- Tổng nhu cầu phòng học
Trong thời kỳ2011-2020, để đảm bảo mỗi lớp học có 1 phòng học, nhu cầu sốphòng học năm 2018 là 853 phòng và năm 2020 là 873 phòng.
- Nhu cầu phòng học xây mới
Nhu cầu phòng học xây mới gồm kiên cố hoá phòng học bán kiên cố, phòng học tạm (26 phòng) và phòng học cần xây dựng thêm do sốhọc sinh tăng thêm.
Tổng sốphòng học cần xây dựng thêm trong thời kỳ2018-2020 là 46 phòng (26 phòngđể thay thếphòng học bán kiên cốvà 20 phòng xây mới do số học sinh
tăng thêm.
* Nhu cầ u giáo viên
Nhu cầu giáo viên được dự báo căn cứ định mức chuẩn giáo viên/lớp học
(Thông tư 35/2006-BNV-BGDDT ngày 23/8/2006).
Sốgiáo viên THPT cần có năm 2018 là 1.919 người (tăng 24 người so năm
2016) và năm 2020 là 1.964 người (tăng 45 người so năm 2018). Số nhu cầu giáo
viên giai đoạn 2018-2020 được thểhiện qua bảng sau:
Bảng 3.2: Nhu cầu giáo viên THPT
Chỉtiêu Năm 2018 Năm 2020
1. Tổng sốlớp học 853 873
2. Tổng nhu cầu giáo viên-người 1.919 1.964
(Nguồn số liệu: Phòng KH-TC, Sở GD&ĐT Quảng Bình).
Cùng với đảm bảo vềsố lượng, bổsung giáo viên cho các môn học cònđang
thiếu nghiêm trọng là Toán, Vật Lí, Hóa học, Ngoại ngữ, ....
Cần thường xuyên, định kỳtổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo
viên đểnâng tỷlệ giáo viên đạt trên chuẩn lên khoảng 70% năm 2020 và trên 90% năm 2030.
* Nhu cầ u vố n đầ u tư và diệ n tích đấ t xây dự ng trư ờ ng họ c
- Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ2017-2020 là 690 tỷ đồng và thời kỳ2021- 2030 là 1.350 tỷ đồng, dựkiến phân bổchi tiết theo bảng 3-3 sau:
Bảng 3.3: Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2030
Đơn vị: triệu đồng
Chỉtiêu Giai đoạn 2017-2020 Giai đoạn 2021-2030 Tổng số 690.000 1.350.000 - Xây dựng thêm phòng học mới 40.000 200.000 - Xây dựng trường mới 100.000
- Xây dựng và hoàn thiện các khu chức năng (phòng học bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà GD thể
chất…)
300.000 500.000
- Trang thiết bị 250.000 400.000
-Đất đai và kết cấu hạtầng 100.000 150.000
(Nguồn số liệu: Phòng KH-TC, Sở GD&ĐTQuảng Bình).
Các phòng học, trường học THPT được xây mới đảm bảo đạt chuẩn quốc gia về cơ sởvật chất và trang thiết bị ngay từ đầu. Đối với những trường trung học phổ
thông hiện có cần thực hiện đồng bộ hóa trường theo hướng chuẩn và hiện đại: nâng cấp phòng học, xây dựng các công trình chức năng và phục vụ để đảm bảo mỗi
trường có đủ các phòng chức năng, trước hết là phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện, nhà giáo dục thể chất, văn phòng, phòng giám hiệu, phòng giáo
viên… được xây dựng ở những nơi còn thiếu. Đồng thời, thực hiện đồng bộ hoá cơ
sở vật chất và trang thiết bị đểtriển khai có hiệu quả các chương trình giáo dục mới.
- Nhu cầu diện tích đất xây dựng trường
Diện tích đất cho xây dựng trường học trong thời kỳ quy hoạch cần được
đảm bảo theo định mức quy định để đạt được chuẩn quốc gia về trường học.
Diện tích đất hiện có của các trường trung học phổthông tính trung bình một học sinh được 20,2 m2 so với tiêu chuẩn quy định của HĐND tỉnh (30 m2/học sinh) thì còn thiếu 9,8 m2/học sinh.
Như vậy, nhu cầu diện tích đất tăng thêm cho các trường THPT (tính toán
trên cơ sởsốhọc sinh đạt mức tối đa và định mức 30 m2/HS) trong giai đoạn 2017- 2020 là 37 ha.
Trong việc đảm bảo diện tích đất khuôn viên trường theo như quy định của
HĐND tỉnh, cần phải mở rộng diện tích, song sẽcó những tình huống sau xảy ra và
+ Trường hợp có thể giải toả khu vực xung quanh trường và mở rộng diện tích tại địa điểm hiện tại: Thực hiện giải phóng mặt bằng và mở rộng diện tích trên
địa điểm hiện tại;
+ Trường hợp không thểgiải toả đất khu vực xung quanh trường: Xây dựng nhà cao tầng nếu diện tích đấtđủ rộng để xây dựng. Di chuyển trường đến địa điểm
khác để đảm bảo đủdiện tích theo quy định.
3.2. Giả i pháp hoàn thiệ n công tác quả n lý chi NSNN cho sự nghiệ p giáo dụ c THPT ở Sở GD&ĐT tỉ nh Quả ng Bình trong nhữ ng năm tớ i
Thời gian qua, mặc dù công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực
quản lý ngân sách tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình thực hiện tương đối tốt, tuy
nhiên do có nhiều cấp, nhiều ngành phối hợp tham gia vào quản lý tài chính tại các đơn vị cơ sở nên thủ tục hành chính nhiều khi còn rườm rà, có sự chồng chéo ở một
số khâu mà điển hình ở các khâu lập và phân bổ dự toán, tổng hợp báo cáo quyết
toán cho nên hồ sơ thủ tục các đơn vị phải lập thành nhiều bộ, gửi đi nhiều cơ quan
quản lý cấp trên rất mất thời gian, phiền hà cho cơ sở. Bên cạnh đó chưa có sự đồng
bộ, thống nhất về thủ tục hành chínhở một số cấp, ngành; có khi cơ quan Tài chính hướng dẫn một đường, cơ quan Kho bạc thực hiện một nẻo.
Để thực hiện được mục tiêu, phương hướng giáo dục THPT của tỉnh nhà trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi NSNN, các giải pháp này không chỉ đặt ra đối với ngành Tài chính mà cònđối với tất cảcác ngành, các cấp có liên quan.
3.2.1. Nhóm giả i pháp hoàn thiệ n công tác quả n lý chi NSNN cho giáo dụ cTHPT tạ i Sở GD&ĐT tỉ nh Quả ng Bình