Lập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình (Trang 32 - 33)

L ời cảm ơn

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Lập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT

Kế hoạch là một trong những công cụ quan trọng được sử dụng trong quản

lý (kể cả quản lý vĩ mô và quản lý vi mô) " Quản lý theo dự toán ” là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý chi ngân sách nhà nước. Khi lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT phải dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì phát triểnsự nghiệp

giáo dục THPT trong từng thời kỳ. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng

dự toán chi ngân sách cho giáo dục THPT có sự cân đối với dự toán chi ngân sách

chi lĩnh vực khác .

Thứ hai: Phải dựa vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục THPT, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí của ngân sách trong kỳ như chỉ tiêu về số lượng trường, lớp, biên chế, số lượng giáo viên, học sinh….

Thứ ba: Căn cứ nhu cầu kinh phí, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cũng như khả năng đáp ứng của NSNN trong kỳ kế hoạch để lập dự toán chi .

Thứ 4: Các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu sử dụng kinh phí ngân sách nhà

nước hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra kỳ kế hoạch.

Thứ 5: Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh

phí của năm trước.

Quy trình lập kế hoạch chi cho sự nghiệp giáo dục THPT được tiến hành

theo các bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu chi NSNN kỳ kế hoạch để xác định

mức chidự kiến phân bổ cho toàn ngành giáo dục THPT. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các đơn vị tiến hành lập dự toán kinh phí.

Bước 2: Các đơn vị cơ sở giáo dục THPT căn cứ vào chỉ tiêu được giao (số

kiểm tra) và văn bản hướng dẫn của cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị

duyệt tổng hợp dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục THPT vào dự toán chi NSNN nói chung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước

xét duyệt.

Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đãđược cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ chính thức

phân bổ mức chi theo dự toán cho các đơn vị giáo dục THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)