Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình (Trang 84 - 88)

L ời cảm ơn

5. Cấu trúc của luận văn

3.1. Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm

3.1.1. Đị nh hư ớ ng phát triể n giáo dụ c THPT ở tỉ nh Quả ng Bình đế n năm 2020,tầ m nhìn đế n năm 2030 tầ m nhìn đế n năm 2030

Đảng, Nhà nước ta khẳng định “phát triển giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng

đầu, là sựnghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân” trong sự nghiệp công nghịêp hoá, hiện đại hoá xây dựng đất nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiến tới đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Phát triển giáo dục là nền tảng, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những khâu đột phá, nhân tố quan trọng hàng đầu thúc

đẩy sự nghiệp công nghịêp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,

tăng trưởng kinh tếnhanh và bền vững trong thời kỳ2011-2020.

Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, XHCN, lấy chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bìnhđẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách.

Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủhóa, hội nhập quốc tế, thíchứng với nền kinh tếthị trường

theo định hướng XHCN, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ. Tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội, đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; phải chú trọng nhu cầu phát triển của mỗi nười học, những nười

có năng khiếu được phát triển tài năng.

Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, cung cấp học vấn phổ thông đảm bảo các yêu cầu cơ bản, hiện đại gắn với thực tiễn Việt Nam; tiếp cận trình độ tiên tiến phát triển về giáo dục các địa phương trong toàn quốc và các

nước trong khu vực. Hình thành và phát triển động cơ, thái độ học tập đúng đắn,

phương pháp học tập chủ động tích cực, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự

học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống; chất lượng giáo dục THPT toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hoá, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học.

Đẩy mạnhxã hội hoá giáo dục THPT trên cơ sở đổi mới tư duy, quan điểm

về vai trò của Nhà nước, vai trò trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục THPT, về

giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về lợi nhuận của

việc đầu tư cho giáo dục, đổi mới chính sách đầu tư ưu tiên của Nhà nước, đổi mới quan điểm và cách làm quy hoạch phát triển giáo dục.

Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục THPT nói riêng trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự

chủ, định hướng xã chủ nghĩa. Mở rộng giao lưu hợp tác với với các nền giáo dục

trong khu vực và thế giới, nhất là các nền giáo dục tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng.

* Quy hoạch phát triển giáo dục THPT phải phù hợp với Quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; kế thừa những thành quả đạt được.

Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục THPT không thể tách rời Quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, phải có cách nhìn tổng quan và biện chứng về sự phát triển kinh tế- xã hội, trong đó giáo dục THPT là một bộ phận

quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Từ quan điểm đó, việc xây

dựng Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục THPT phải đảm bảo quy mô, số lượng, chất lượng, lộ trình, nhu cầu đầu tư phù hợp với các điều kiện nguồn lực,

khả năng của nền kinh tế tỉnh nhà, đồng thời đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trìnhđộ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền và tính liên thông của tất cả các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Phát triển giáo dục THPT phải có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra những

động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển mạnh khoa học-công nghệ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh: giáo dục phổ thông là nền tảng; đào tạo nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá; bồi

dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức là khâu cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến sựphát triển nhanh, bền vững kinh tế, xã hội của tỉnh. Mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng

những thành tựu khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để đổi mới

phương pháp, công cụdạy và học, đổi mới quản lý giáo dục, đào tạo.

* Quy hoạch phát triển giáo dục THPT phải theo đúng định hướng chiến lược phát triển sự nghiệp Giáo dục Quốc gia giai đoạn 2011-2020, đồng thời sát với

thực tế của từng địa phương.

Thành tựu của sự nghiệp giáo dục THPT tỉnh nhà trong thời gian qua cho

thấy, Quảng Bình đã đi đúng định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục quốc gia, đồng thời phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Thời gian tới Đảng và

Nhà nước sẽ có nhiều chủ trương, chính sách phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục

THPT. Vì vậy, các địa phương phải quán triệt sâu sắc trong nhận thức; chủ động,

sáng tạo trong tổ chức thực hiện trên cơ sở nguồn lực, điều kiện hiện có, nhằm đạt

các mục tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo đề ra.

* Quy hoạch giáo dục THPT phải tạo được bước đột phá trong việc nâng

cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; quan tâm phát triển giáo dục THPT miền núi, vùng khó khăn, đồng thời rút ngắn khoảng cách về phát triển quy mô và chất lượng

giáo dục THPT giữa các vùng miền.

Quy mô, chất lượng và các điều kiện để phát triển giáo dục THPT hiện nay

giữa các vùng miền của Quảng Bình còn có sự khác biệt và chênh lệch khá lớn. Trong đó, con em vùng đồng bằng, vùng thuận lợi, thành thị có điều kiện học tập

thuận lợi hơn nhiều so với vùng miền núi; các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị

dạy học ở vùng thị xã, thị trấn, thành phố có số lượng và chất lượng nhiều và cao

hơn các vùng khó khăn; các trường công lập đựơc hưởng lợi từ ngân sách Nhà nước

nhiều hơn các trường tư thục... Do đó, sự không công bằng trong giáo dục THPT

hiện nay giữa các vùng miền không những chậm được khắc phục, trái lại khoảng cách đó còn có chiều hướng cách biệt khá lớn. Vì vậy, Quy hoạch giáo dục THPT

từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 có nhiệm vụ phải khắc phục sự

khác biệt và chênh lệch đó trên tất cả các lĩnh vực.

* Quy hoạchgiáo dục THPT phải gắn với công tác xã hội hóa giáo dục Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục trên cơ sở đổi mới tư duy, quan điểm về vai

trò của Nhà nước, vai trò trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục, về giáo dục trong

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về lợi nhuận của việc đầu tư cho

giáo dục, đổi mới chính sách đầu tư ưu tiên của Nhà nước, đổi mới quan điểm và cách làm quy hoạch phát triển giáo dục.

Từ quan điểm trên, Nhà nước định hướng phát triển xã hội hoá giáo dục thời

gian tới như sau:

- Nhà nước sẽ điều chỉnh định hướng đầu tư từ ngân sách, tập trung vào giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục vùng khó khăn, các chương trình trọng điểm, chương trình nhân lực quốc gia, học bổng người nghèo và diện chính sách.

- Đổi mới cơ chế học phí: Ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước theo khả năng

ngân sách, học phí cần đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và có tích luỹ để đầu tư phát triển nhà trường. Nhà nước có chính sách trợ cấp học phí

hoặc học bổng cho các đối tượng chính sách, người ở vùng khó, người nghèo, không phân biệt học ở trường công lập hay ngoài công lập.

- Các trường THPT công lập tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính với vai trò trách nhiệm cao hơn; thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi; thường xuyên nâng cao hiệu quả về chất lượng giáo dục; đảm bảo quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình

đẳng của người học.

- Đa dạng hoá các loại hình giáo dục THPT (phát triển loại hình THPT - kỹ

thuật), phát triển mạnh các cơ sở giáo dục ngoài công lập với hai hình thức dân lập và tư thục, mở rộng liên kết, hợp tác với nước ngoài và phát triển hợp lý cơ sở giáo

dục do nước ngoài đầu tư vốn 100%.

* Quy hoạch giáo dục THPT phải gắn với thực hiện xoá đói giảm nghèo và thực hiện tiêu chí Nông thôn mới của Chính phủ.

Chú trọng đến các vùng khó khăn nhằm giảm nghèo hơn nữa và nâng cao mức sống của nhân dân. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các khu vực nông

nghiệp, nông thôn. Lĩnh vực giáo dục có thể thực hiện định hướng này thông qua việc phát triển hệ thống các trường, lớp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

và học sinh ở các dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và các nhóm thiệt thòi trong xã hội (bao gồm

cả trẻ em gái); phấn đấu thực hiện mục tiêu của Chính phủ, của Uỷ ban nhân nhân

tỉnh về thực hiện tiêu chí Nông thôn mới giai đoạn 2015- 2020 và định hướng đến năm 2030.

3.1.2. Mụ c tiêu phát triể n giáo dụ c THPT ở Quả ng Bình đế n năm 2020, tầ m nhìnđế n năm 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)