Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình (Trang 93 - 97)

L ời cảm ơn

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT

3.2.1.1. Đa dạng hoá cáckhoản chi từnguồn vốn đầu tư cho giáo dục THPT

Trong những năm qua, chi NSNN cho giáo dục THPT ngày càng tăng nhưng như thế là chưa đủso với nhu cầu phát triển sựnghiệp giáo dục THPT. Vì vậy, tăng cường huy động các nguồn tài chính trong dân, các tổ chức để tạo ra nguồn thu bổ

sung cho sựnghiệp giáo dục THPTlà điều cần thiết. Cụthể như:

* Quỹ khuyế n họ c

Là khoản tiền đóng góp của học sinh do cha mẹ học sinh thu và quản lý nhằm tặng, thưởng cho học sinh có thành tích học tập cao đểkhuyến khích tinh thần học tập của học sinh.

Hầu hết các trường THPTtrên địa bàn tỉnh đều có quỹ khuyến học với mức

đóng góp từ 10.000 đến 20.000 đồng/ học sinh/ năm. Quỹ khuyến học có vai trò quan trọng trong việc khích lệtinh thần học tập, nâng cao kết quả học tập của học sinh góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu phát triển giáo dục THPT

đãđề ra. Vì vậy công tác quản lý chi từ nguồn kinh phí này cũng rất cần thiết, đòi hỏi phải có sựcong bằng, rõ ràng, minh bạch

* Họ c phí

Đây là khoản thu khá lớn và mang tính chất bắt buộc hỗ trợ cho chi sự

nghiệp giáo dục THPT. Để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí này cần phải giải quyết các vấn đề như:

+ Các trường phải thực hiện theo đúng chế độ nhà nước quy định vềmức thu và sửdụng quỹ. Sốthu từhọc phí các trường phải mởtài khoản tại KBNN để quản lý việc thu- chi. Một phần các trường nộp NSNN để dự phòng làm lương (40%), phần còn lại đơn vị được phép sử dụng nhưng phải lập báo cáo ghi thu - ghi chi có xác nhận của Sở GD&ĐT đểgửi SởTài chính Quảng Bình làm thủtục bổsung nguồn .

+ Trong quá trình thu - chi phải tiến hành công khai minh bạch, sửdụng các khoản chi đúng mục đích.

+ Các cơ quan tài chính cần có sựkiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với việc sử dụng kinh phí và thu học phí tại các trường. Tuỳ theo quy mô, vị trí của từng trường đểbố trí cơ cấu chi một cách hợp lý nhất.

Nguồ n khác(huy độ ng các nguồ n vố n đóng góp củ a nhân dân - xã hộ i hóa)

Tranh thủsự giúp đỡcác khoản tiềnủng hộcủa các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước. Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế để thu hút được nguồn vốn đầu tư

cho sựnghiệp giáo dục.

Kinh tế của tỉnh trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Vì vậy cần tranh thủsự giúp đỡ từ

các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư vào sự nghiệp giáo dục để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Muốn được như vậy thì ta phải có một chính sách quản lý

và cơ cấu chi từ khoản đóng góp này và thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trường học, thực hiện “3 công khai” và “4 kiểm tra” trong các cơ sở giáo dục để người học và xã hội giám sát, đánh giá được công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này.

3.2.1.2. Điều chỉnh lại cơ cấu chi

Trong cơ cấu chi cho sựnghiệp giáo dục THPT chi cho con người chiếm tỷ

trọng lớn nhất trên 79% tổng chi ngân sách tỉnh cho sựnghiệp giáo dục THPT, mặc dù vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về đời sống của đội ngũ giáo viên. Khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập còn tương đối thấp, năm 2016 chỉ chiếm 7,04% trong tổng chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp giáo dục THPT (năm 2016 là năm cao nhất trong cả giai đoạn 2012-2016), và đây là khoản chi có tính chất ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Trong khi đó chi quản lý hành chính còn khá cao và thực sự không cần thiết, giai đoạn 2012-2016 chiếm tỷtrọng bình quân là 5,2% trong tổng chi ngân sách tỉnh cho sựnghiệp giáo dục THPT. Chi xây dựng, mua sắm, sửa chữa đã phần nào đáp ứng được về cơ sở vật chất, nhưng trong những

năm tới cần củng cốvà hoàn thiện hơn nữa.

Nhìnchung cơ cấu chi ngân sách tỉnh cho sựnghiệp giáo dục THPTtrên địa bàn tỉnh Quảng Bình vềtỷtrọng tương đối hợp lý,nhưngtrong những năm tới cần:

+ Giảm tỷ trọng chi quản lý hành chính, thực hiện triệt để nguyên tắc tiết kiệm- hiệu quả.

+ Nâng cao tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ công tác giảng dạy và học tập được cao hơn.

3.2.1.3. Tăng chi cho giáo dục THPT cả về số tương đối và tuyệt đối

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục THPT đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong sựphát triển kinh tếxã hội. Chi cho sựnghiệp giáo dục THPT tăng liên tục qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷtrọng góp phần đưa giáo

dục nước ta có những bước phát triển tích cực trong khu vực và trên thếgiới.

Quy hoạch phát triển sựnghiệp Giáo dục và Đào tạo không thểtách rời quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, phải có cách nhìn tổng quan và biện chứng vềsự phát triển kinh tế- xã hội, trong đó giáo dục là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Từ quan điểm đó, việc xây dựng quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục THPT phải đảm bảo quy mô, số lượng, chất lượng, lộtrình, nhu cầu đầu tư phù hợp với các điều kiện nguồn lực, khả năng

của nền kinh tế tỉnh nhà, đồng thời đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền và tính liên thông của tất cả các cấp học và trình độ đào tạo trong hệthống giáo dục quốc dân.

Nhận thức được tầm chiến lược, sự quan trọng đó mà trong những năm qua

sự nghiệp giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành địa phương phối hợp tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

hơn nữa. Chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp giáo dục năm 2012 là 1.500.021triệu

đồng, chiếm 31,5% trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh;năm 2013 là 1.768.014 triệu

đồng, chiếm 31,69% trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh; năm 2014 là 1.989.585 triệu đồng, chiếm 31,96% trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh; năm 2015 là

2.174.358 triệu đồng, chiếm 32,08% trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh và năm

2016 là 2.356.255 triệu đồng, chiếm 32,57% trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh . Mặc dù tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2012-2016 còn gặp nhiều khó khăn nhưng chi cho sự nghiệp giáo dục vẫn không ngừng tăng

lên. Tuy nhiên chi cho sựnghiệp giáo dục THPTkhông tăng lên nhiều,năm 2012 là

186.733 triệu đồng, năm 2013 là 221.417 triệu đồng, năm 2014 là 246.380 triệu

đồng, năm 2015 là 267.200 triệu đồng và năm 2016 là 293.568 triệu đồng, số tăng

quá ít so với tăng chi cho sựnghiệp giáo dục của tỉnh nhà. Vì vậy trong những năm

tới cần tăng chi hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục THPT để phát huy được vai trò quan trọng của mình trong sựnghiệp giáo dục nói chung.

3.2.1.4. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Sở GD&ĐT đối với ngành giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình

+ Tiếp tục tham mưu xây dựng, rà soát, bổ sung hoàn thiện và đồng bộ hệ

thống chính sách, pháp luật về chế độ tài chính, tài sản (về dự toán ngân sách, về

quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, về các khoản thu trong nhà trường, về dạy thêm, học thêm; mua sắm, sửdụng và quản lý tài sản công ...)

+ Đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong tất cả các hoạt động tài chính, tài sản và tuân thủ nghiêm túc các

quy định của pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ, chi sai mục đích.

+Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt theoquy chế chi tiêu nội bộ trong việc sử dụng kinh phí thường xuyên, nhằm thực hiện có

hiệu quả Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tạo nguồn thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức trong đơn vị .Chi tiêu nội bộ trước tiên phải đảm bảo ưu tiên chi cho con người và chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Bố trí các khoản chi hợp lý để

+ Hạch toán rõ ràng các nguồn vốn được hưởng từ ngân sách nhà nước hay

ngoài ngân sách nhà nước đểviệc kiểm tra và giám sát dễdàng và chặt chẽ hơn.

+ Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kếtoán cho kế toán các trường

đểnâng cao trìnhđộphù hợp với yêu cầu của công tác quản lý chi.

3.2.2. Nhóm giả i pháp để hoàn thiệ n quả n lý chi NSNN cho giáo dụ c THPT tạ iSở GD&ĐT tỉ nh Quả ng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng bình (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)