L ời cảm ơn
5. Cấu trúc của luận văn
2.1.7. Tình hình sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Sự nghiệp giáo dục THPT ngày càng được củng cố và từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng là nhờ thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Để tạo cơ sở cho việc đào tạo nhân tài ở bậc ĐH, CĐ, THCN...được tốt hơn cần phải đánh giá được thực trạng giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh trong những năm qua để có phương hướng quản lý có hiệu quả.
Hệ thống trường lớp: hiện nay có hai loại hình giáo dục THPT đó là các trường công lập,tư thụctrong đó hệthống trường công lập giữvai trò chủ đạo luôn
đảm bảo vềhệthống cơ sởvà chất lượng giảng dạy.
Đối với trường công lập: Trên toàn tỉnh Quảng Bình hiện nay có tất cả 32
trường THPT công lập. Cơ sở vật chất và quy mô giáo dục THPT ở Quảng Bình
được thể hiện rõ qua số lượng trường lớp và số học sinh qua các năm học, cụ thể
qua bảng sốliệu:
Bảng 2.9: Số trường học, lớp học, học sinh THCS & THPT hệcông lập trong giaiđoạn 2012- 2016
Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016
Số trường 32 32 32 32
Sốlớp 830 839 837 836
Sốhọc sinh 36.495 37.010 33.359 33.385
( Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2017, tỉnh Quảng Bình).
Qua bảng số liệu cho ta thấy số trường qua các năm học vẫn ổn định (32
trường); trong khi đó số lượng học sinh năm 2013- 2014 tăng so với năm 2012- 2013 là 515 học sinh (tăng 09 lớp); năm học 2014-2015 và 2015- 2016 sốlớp và số
năm học 2013-2014 là 3.651 học sinh, nămhọc2015-2016 số học sinh giảm so với năm học 2013-2014 là 3.625 học sinh nhưng số lớp của 02 năm học này lại giảm ít
so với năm học 2013-2014 (vì khi đó để tạo điều thuận lợi trong đổi mới phương
pháp dạy và học tỉnh Quảng Bìnhđã quyđịnh định mức học sinh từ 45 học sinh/lớp
xuống còn 40 học sinh/lớp). Điều này cho thấychất lượng học sinh trong các trường
công lập ngày càng được tăng lên cùng với số lượng các lớp học được xây dựng
mới thêm qua các năm, đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.
Đối với loại hình tư thục: Trên toàn tỉnh Quảng Bình hiện nay có 01trường THPTtư thục. Cơ sở vật chất và quy mô giáo dục THPT ở trường này rất hiện đại, số lượng lớp và sốhọcsinh qua các năm họcđược thểhiện qua bảng sốliệu sau:
Bảng 2.10: Số học sinh và lớp học trường tư thục trong giai đoạn 2012- 2016
Năm học 2012- 2013 2013- 2014 2014-2015 2015-2016
Sốlớp 3 4 5 6
Sốhọc sinh 129 165 192 227
( Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2017, tỉnh Quảng Bình).
Nhìn vào bảng ta thấy số lớp họctăng đều qua các năm học (mỗi năm tăng
01 lớp) , số học sinh theo cũng tăng dần qua các học nămhọc 2015-2016 tăng hơn
so với nămhọc 2014- 2015 là 35 học sinh; năm học 2014-2015 tăng hơn so với năm
học 2013-2014 là 27 học sinh.
Cùng với sự tăng lên về số lượng trường lớp và số lượng học sinh hệ công lập và hệ tư thục là sự tăng lên của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Thể hiện qua bảng sốliệu:
Bảng 2.11: Đội ngũ cán bộquản lý, giáo viên, nhân viên THPT tronggiai đoạn 2012-2016
Năm học 2012- 2013 2013- 2014 2014-2015 2015-2016
Sốgiáo viên 1.802 1.823 1.823 1.821
SốCBQL, NV 310 313 313 313
Tổng cộng 2.114 2.136 2.136 2.134
( Nguồn sốliệu: Niên giám thống kê năm 2017, tỉnh Quảng Bình).
Số lượng giáo viên năm học 2013- 2014 tăng 22 biên chế so với năm học 2012- 2013. Năm học 2014-2015 số biên chế giáo viên ổn định so với năm học 2013-2014. Năm học 2015-2016 số lượng giáo viên giảm so với năm học 2014-
2015 (giảm 02 biên chế, do giảm lớp). Đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng được yêu cầu cảvề số lượng và chất lượng giảng dạy. Trình độ của giáo viên được nâng lên thông qua các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do Sở Giáo dục
và Đào tại tổchức.
Chất lượng giáo dục: được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như:
+ Xếp loại học lực, văn hoá.
+ Tỷlệtốt nghiệp THPT. + Tỷlệ đỗ ĐH, CĐ, THCN.
Bảng 2.12: Chất lượng giáo dục THPTgiai đoạn 2012-2016 Năm học Xếp loại văn hoá(%) Xếp loại hạnh kiểm(%)
Giỏi Khá TB Y-K Tốt Khá TB Y-K
2012-2013 6,1 44,2 44,8 4,9 70,1 24,1 5,0 0,8 2013- 2014 6,6 45,5 43,3 4,6 70,7 24,2 4,4 0,7 2014- 2015 7,8 47,3 41,1 3.8 72,5 22,7 4,2 0,6 2015-2016 9,5 48,9 38,1 3,5 73,9 21,6 4,1 0,4
( Nguồn sốliệu: Phòng Kếhoạch - Tài chính, Sở GD&ĐT Quảng Bình).
Nhìn vào bảng trên ta thấy chất lượng giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình có xu
hướng phát triển tốt vềhạnh kiểm và đạo đức, tỷlệxếp loại văn hoá giỏi, khá tăng;
hạnh kiểm yếu kém, trung bình giảm dần. Tốt nghiệp THPT đạt trên 90%, nhiều
gương học sinh nghèo vượt khó học tập giỏi không những xuất hiện trên khắp tỉnh mà còn vươn xa ra tầm thế giới (năm học 2015-2016 có học sinh đạt huy chương
vàng Olympic Vật lý Châu Á).
Trong những năm qua cùng với định hướng của Đảng, nhà nước và sựnỗlực phânđấu của Đảng uỷ cơ quan tỉnh, quần chúng nhân dân, công tác xã hội hoá giáo dục THPT đãđạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trìnhđộ còn chênh lệch giữa các huyện, xã do điều kiện kinh tế chưa phát triển một cách đồng đều. Trìnhđộ
của học sinh có sự chênh lệch lớn giữa học sinh thành phố với học sinh ở các thị
trấn, huyện do điều kiện giảng dạy và đội ngũ giáo viên.
Trìnhđộ giáo dục THPTcó đồng đều hay không phụthuộc vào nhiều yếu tố như: môi trường học tập, con người, điều kiện kinh tế- xã hội...nhưng quan trọng nhất vẫn là nguồn tài chính. Đểtiếp tục sựnghiệp giáo dục THPTngày càng tương
xứng với vai trò quan trọng của nó thì cần phải có chính sách, cơ chế đúng đắn đầu