L ời cảm ơn
5. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN
Mục đích chủ yếu của khâu công việc này là tổng hợp, phân tích đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch chi từ đó rút ra những ưu nhược điểm trong quản lý để
có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Công việc cụ thể được tiến hành là kiểm tra, quyết toán các khoản chi.
Trong quá trình kiểm tra, quyết toán các khoản chi phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:
- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cho các cơ quan
có thẩm quyền xét duyệt theo quy định .
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và
theo đúng mục lục NSNN quy định hiện hành.
- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trước khi trình cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước đồng cấp và phải được cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán.
- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xẩy ra tình trạng
quyết toán chi lớn hơn thu.
Chỉ một khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán
các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT mới tiến hành được thuận lợi. Đồng thời,
nó mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán
một cách chính xác, trung thực và khách quan .
Trong điều kiện đó, "Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang phải giải một bài toán rất khó là phải thoả mãn đồng thời yêu cầu tăng số lượng, đảm bảo chất lượng
nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp. Bài toán này cũng khó như bài toán chung hiện nay của đất nước là phải tạo ra một sự tăng trưởng nhanh chóngtừ một điểm xuất phát rất thấp".
Để giải được bài toán đó, hay nói cách khác, là để tạo ra sự chuyển biến cơ
bản, toàn diện về giáo dục THPT nói riêng và ngành giáo dục và đào tạo nói chung
"đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", bên cạnh các chính sách tăng đầu tư cho giáo
dục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thì việc đổi mới và kiện toàn lại hệ thống chính sách tài chính- tiền tệ đảm bảo sử dụng ngân sách nhà
nước chủ động và có hiệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, kiên quyết
chống lãng phí, thất thoát, nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho
Vì vậy, có thể nói việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự
nghiệp giáo dục THPT là một đòi hỏi có tính tất yếu khách quan đối với Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình nói riêng và trên bình diện quốc gia nói chung.
1.4. Bài học kinh nghiệmvề quản lý chi NSNN cho Giáo dục THPT
1.4.1. Kinh nghiệ m củ a tỉ nh Quả ng Ninh.
Việc giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị cơ quan hành chính đã tạo ra sựchuyển biến trong tư duy, nhận thức của các cấp, các ngành và cán bộcông chức, viên chức trong các đơn vị, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn
vị thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của cán bộcông chức, người lao động.
Các đơn vị được giao quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã chủ động sửdụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) giao hiệu quả hơn đểthực hiện nhiệm vụ, chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển, nâng cao chất
lượng dịch vụ, tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, nâng cao thu nhập cho cán bộ. Mức thu nhập tăng thêm giai đoạn 2014 - 2016 của cán bộ, viên chức trong các cơ quan
hành chính tỉnh Quảng Ninh khi thực hiện chế độ tự chủ trung bình trên 1 triệu
đồng/người/tháng.
Việc thực hiện chế độ tựchủcũng tăng cường tính chủ động của thủ trưởng
đơn vị trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính, tạo chuyển biến lớn trong cách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị, mạnh dạn quyết định những công việc có lợi cho đơn vị trong khuôn khổ pháp luật, thẩm quyền được giao và nguồnkinh phí được cấp; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng các dịch vụcông... Mặt khác, việc giao cho các đơn vị cơ quan hành chính thực hiện cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công theo hình thức đặt hàng đã góp phần sửdụng tiết kiệm, có hiệu quả
tài sản, cơ sở vật chất do nhà nước đã đầu tư, phát huy năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó tạo tiền đềcho việc đổi mới phương thức từ hình thức giao dự toán theo biên chế sang hình thức giao dự
toán theo kết quảthực hiện nhiệm vụ, sản phẩm đầu ra.
1.4.2. Kinh nghiệ m củ a tỉ nh Bình Thuậ n
Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ
chính (sau đây gọi tắt là chế độ tựchủ), ngày 19/4/2006 UBND tỉnh Bình Thuận đã
có văn bản số1480/UBND-TH hướng dẫn thực hiện chế độ tựchủ đối với tất cảcác
đơn vịquản lý hành chính cấp tỉnh và huyện.
Năm 2006, UBND tỉnh giao tựchủ tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp 1; từ năm 2007, UBND tỉnh giao tự chủ tài chính đối với tất cả các đơn vịdựtoán cấp 2 và cấp 3. Cho đến nay, có 33/33 đơn vị cấp tỉnh, 10/10 huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh đã triển khai thực hiện. Sau hơn 4 năm thực hiện, chế độtựchủ đã có những tác động tích cực đến hoạt động của các cơ quan, cụ thểlà:
Thứ nhất, tăng cường quyền tự chủ và tính chủ động của thủ trưởng đơn vị
trong công tác quản lý nhân sựvà quản lý tài chính. Sựchuyển biến lớn trong cách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị(cũng là người chủtài khoản của đơn vị) là tính linh hoạt, mạnh dạn quyết định những công việc có lợi theo thứ tự ưu tiên cho đơn vịtrong khuôn khổ thẩm quyền và nguồn kinh phí được cấp. Hơn thế, các
đơn vịthực hiện chế độ tựchủkhông nhất thiết phải đợi xin phép cơ quan cấp trên
và theo đó, cơ quan cấp trên không phải “can thiệp” quá sâu vào công việc của cơ
quan cấp dưới.
Thứ hai, tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức đối với công việc và ngân sách được giao. Quy chế
chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả các công chức
trong đơn vị. Tất cả các khoản thu và nội dung chi được công khai chi tiết, đã góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý và thúcđẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sửdụng ngân sách, tài sản công.
Thứba, hoạt động của các đơn vịthực hiện chế độtựchủ được nâng lên một
bước vềchất lượng; quy trình xửlý công việc được xây dựng mới, hợp lý và khoa học; nội dung, tiêu chuẩn thủ tục theo yêu cầu quản lý hành chính hiện đại từng
bước được áp dụng.
Thứ tư, công tác tổ chức lao động khoa học, trên cơ sở đó tiết kiệm được
kinh phí, tăng thu nhập cho người lao động. Tính riêng trong năm 2008, ởcấp tỉnh
có 15/33 đơn vịtiết kiệm được 1.643 triệu đồng (trong đó, kinh phí tiết kiệm về sử
dụng biên chếlà 375 triệu đồng và kinh phí tiết kiệm từquản lý hành chính là 1.268 triệu đồng); ở cấp huyện, 4 đơn vị thuộc thành phố Phan Thiết tiết kiệm được 105
triệu đồng từ kinh phí quản lý hành chính, 1 đơn vị thuộc thị xã La Gi tiết kiệm
được 11 triệu đồng từkinh phí quản lý hành chính.
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho SởGiáo dục tỉnh Quảng Bình.
- Nhìn vào các mô hình của các đơn vị chúng ta có thể thấy mặc dù ra đời cùng một cơ sởpháp lý, nhưng khác nhau về cấp chủquản có tỉnh trực thuộc khác nhau dẫn đến sự vận dụng của từng địa phương là khác nhau để ban hành các quy
định, các cơ chế cho các cơ quan hoạt động sao cho phù hợp với luật định và đáp ứng yêu cầu thực tiển.
- Thể chế của Nhà nước phải gắn kết và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, cần giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, đặc biệt trong những lĩnh vực mà thị trường có thể điều tiết được.
- Tái cơ cấu bộ máy tổ chức nhà nước theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, giảm biên chế hành chính nhà nước.
- Áp dụng quy chuẩn ISO 9000 trong bộ máy hành chính, coi đó là công cụ
cải tiến, lề lối làm việc, vừa là đánh giá hiệu quả, đồng thời giúp phân loại công chức.
- Bộ máy hành chính nhà nước hoạt động theo “tinh thần doanh nghiệp” mà
cốt lõi là lấy hiệu quả làm thước đo, phục vụ người dân với chất lượng tốt nhất và thời gian kịp thời nhất.
Tuy nhiênở đây không thể khẳng định mô hình nào là tuyệt đối có thếmạnh khác nhau và cũng không thể tập trung toàn bộ thế mạnh và cũng không thể tập trung các mô hình thành một mô hình cụthểbởi lẽ đặc thù của từng địa phương.
CHƯƠNG2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC
THPT TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTỈNH QUẢNG BÌNH