Một số giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng thái nguyên (Trang 87 - 91)

* Chính sách đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên

- Có chính sách thưởng phạt hợp lý hơn nhằm khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất. Nâng cao cơ chế khoán sản phẩm, chế độ khen thưởng cho người lao động sẽ là động lực để phát triển đội ngũ cán bộ giỏi nhằm thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ của doanh nghiệp.

- Hiện nay công ty cứ cách hai năm mới tổ chức cho người lao động đi thăm qua, du lịch một lần. Để mọi người trong công ty nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết, gắn bó thông cảm lẫn nhau, cũng vừa là cơ hội để thăm quan, học tập thì công ty nên duy trì tổ chức các chuyến du lịch hàng năm cho toàn thể người lao động.

* Hoàn thiện công tác đánh giá năng lực của người lao động

Việc đánh giá thực hiện hoàn thành công việc của người lao động trong công ty thời gian vừa qua còn nhiều hạn chế nên không tạo động lực để người lao động phấn đầu hoàn thiện bản thân. Hiện nay, công ty đang đánh giá, xếp loại năng lực cán bộ, người lao động 1 lần/năm (vào cuối năm),số lần đánh giá trong quá trình thực hiện và hoàn thành công việc trong một năm là quá ít. Vì vậy những nhân viên làm việc tốt, xuất sắc sẽ không được ghi nhận kịp thời, hay những nhân viên mắc khuyết điểm trong công việc sẽ không được sửa chữa, chỉ bảo một cách nhanh nhất. Do đó, trong những năm

tiếp theo công ty nên tăng cường công tác đánh giá năng lực của người lao động hơn nữa. Cụ thể như tổ chức đánh giá, phân loại lao động cần định kì đánh giá vào cuối mỗi quí (tức 4 lần/năm) để vừa ghi nhận những nhân viên làm tốt nhiệm vụ, vừa góp ý sửa chữa cho những nhân viên còn mắc nhiều sai sót trong công việc. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Kết luận chương 3

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt mọi doanh nghiệp đều gặp phải những khó khăn và thuận lợi nhất định, những doanh nhiệp nào vào ngành muộn thì áp lực cạnh tranh lại càng lớn. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có khả năng nhận biết và phát huy tốt nguồn lực sẵn có của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao và doanh nghiệp nào cũng đều phải xây dựng cho mình mục tiêu hoạt động kinh doanh. Để có thể đạt được mục tiêu này họ phải vận dụng triệt để các cách thức, phương pháp sản xuất kinh doanh, hạ chi phí sản xuất tăng chất lượng công trình.

Trong chương 3 tác giả đã đưa ra định hướng chung để phát triển Công ty, đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản để Công ty có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới đó là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Phát huy các biện pháp cải tiến kỹ thuật, đầu tư nâng cao máy móc, thiết bị phần mềm; Nâng cao năng lực đấu thầu và đẩy mạnh hoạt động Marketing; Hợp tác với các doanh nghiệp khác;

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Công ty cần áp dụng đồng bộ các giải pháp trên để từng bước khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường tư vấn xây dựng trong nước và tiến xa hơn nữa trên thị trường quốc tế trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng GDP khá ấn tượng, cải cách hành chính đang phát huy hiệu quả to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước và nền kinh tế. Hội nhâp quốc tế vừa là thuận lợi và cũng là thách thức với các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Các doanh nghiệp xây dựng cũng gặp không ít khó khăn là cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn để giành lấy thị phần, khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên hoạt động chính ở lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, quy hoạch lâm nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giám sát các công trình xây dựng, trong những năm qua phát triển khá ổn định. Tuy nhiên hiện nay cũng đang đứng trước những khó khăn khó có thể thực hiện được mục tiêu tăng thị phần trên các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang… và các tỉnh lân cận khác.

Bằng việc sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp lý luận, phân tích tổng hợp, chứng minh hướng tới việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên”nghiên cứu phân tích những mặt mạnh và những tồn tại của công ty từ đó đề ra giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới.Qua từng chương, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Phân tích, làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyêntrong thời gian vừa qua. Từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được cần phát huy, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân cần nghiên cứu tìm kiếm giải pháp khắc phục.

- Nghiên cứu đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên nói riêng.

2. Kiến nghị

Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc biệt là ngành xây dựng ngày càng nhiều trên cả nước nói chung cũng như tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động nhà nước cần hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, giảm tối đa về thời gian, hồ sơ và chi phí cho doanh nghiệp. Nhà nước đẩy mạnh và đồng bộ hóa hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều bộ phận để phục vụ người dân cũng như các doanh nghiệp một cách tốt nhất. Mặt khácdo đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (tư vấn thiết kế các công trình xây dựng thủy lợi, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch lâm nghiệp, giám giát công trình) chủ yếu ở nông thôn vùng sâu, vùng xanhiều nơi dân trí còn thấp nên khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng cũng như quá trình thực hiện các bước để triển khai thi công. Vì vậy trước khi thực hiện dự án Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần có sự chỉ đạosát sao với các cấp chính quyền liên qua đến việc quản lý, triển khai thực hiện dự án, đặc biệt là công tác tuyên truyền đến người dân về lợi ích mang lại sau khi triển khai xây dựng các công trình về giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch lâm nghiệp.... Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng cần có một kế hoạch tổng thể trong việc triển khai các dự án đầu tư, sửa chữa hay nâng cấp. Việc thực hiện các dự án cần được tiến hành đồng bộ, nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh liên quan trong quá trình thực hiện dự án.

Qua luận văn này, tác giả cũng hy vọng những kiến nghị, đề xuất của mình sẽ được áp dụng góp phần nâng cao năng lực hoạt động tư vấn thiết kế trong những năm tới của Công ty CP cổ phần tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động tư vấn xây dựng nói chung, góp phần xây dựng nền kinh tế của đất nước ngày một phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mác - Lênin, Giáo trình kinh tế học chính trị. NXB chính trị Quốc gia, 2008.

[2] Nguyễn Hữu Lam, Phạm Xuân Lan, Đinh Thái Hoàng, Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh.: NXB Giáo dục, 1998.

[3] Viện CIEM, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.: NXB giao thông vận tải. [4] Vũ Trọng Lâm, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.: NXB Chính trị quốc gia, 2006.

[5] Tôn Thất Nguyễn Thiêm, thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp.: NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2003. [6] Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh - tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong

kinh doanh.: NXB Trẻ, 2008.

[7] Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ NN & PTNT, cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, Các trang Web của Chính phủ,.

[8] Nguyễn Tấn Thịnh, Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp.: NXB Lao động - xã hội, Hà Nội, 2003.

[9] Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và phương án sản xuất phát triển kinh doanh., năm 2015 - 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng thái nguyên (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)