2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhân sự a. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty CPtư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên theo kiểu trực tuyến chức năng. Với mô hình này tồn tại quan hệ trực tuyến từ trên xuống dưới,
tuyến quyền lực trong cơ quan là đường thẳng, mỗi cấp dưới chỉ chịu sự quản lý của một cấp trên trực tiếp.
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Với mô hình tổ chức bộ máy quản lý như trên mọi nhân viên, thành viên trong Công ty đều có cấp trên trực tiếp rõ ràng. Công ty được chia thành 07 phòng hoạt độngđộc lập về lĩnh vực sản xuất gọi là các bộ phận trực tuyến. Mỗi phòng được trao quyền tự quyết toàn bộ hoạt động của mình sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Các trưởng phòng trực tiếp quản lý các cán bộ nhân viên của mình phụ trách, thực hiện tất cả các chức năng quản trị thông qua sự chỉ đạo, hướng dẫn của ban giám đốc công ty.
b. Tình hình nhân sự của công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty có sự thay đổi qua các năm được thể hiện ở bảng 2.1
HĐ quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
PGĐ kinh tế PGĐ kỹ thuật Phòng tư vấn TK giao thông Phòng tư vấn TK thủy lợi Phòng khảo sát ĐH ĐC Phòng kế hoach kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng quy hoạch lâm nghiệ p HĐ cổ đông
Bảng 2.1Cơ cấu nguồn nhân lực công ty năm 2015-2018
TT Trình độ học vấn,
chuyên môn
Số lượng (người)
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Thạc sĩ 0 2 2 3 2 Kỹ sư 33 34 35 35 3 Cử nhân kinh tế 4 5 5 5 4 Cao đẳng và trung cấp 3 2 2 2 5 Lái xe 2 2 2 2 6 Công nhân 3 3 3 3 Tổng 45 48 49 50
Nguồn: Phòng TCHC của Công ty
Qua bảng cơ cấu nguồn nhân lực của công ty ta nhận thấy tỷ lệ về trình độ nhân viên qua các năm không có thay đổi nhiều chứng tỏ bộ máy tổ chức của công ty đã ổn định, số lượng nhân viên trong các phòng ban chỉ tăng thêm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất để phát triển chứ không có mở rộng thêm phòng ban chức năng nào khác. Trong những năm qua số lượng người lao động tăng chủ yếu ở nhân viên có trình độ kỹ sư và thạc sỹ,năm 2015 (chiếm 73%); năm 2016 (chiếm 75%); năm 2017 (chiếm 75,5%) và năm 2018 (chiếm 76%) số lượng người lao động toàn công ty. Do đặc thù của doanh nghiệp là hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế các công trình về (thủy lợi, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch lâm nghiệp, giám sát các công trình xây dựng) đây là một trong những ngành được coi là khó nên công ty phải sử dụng nhiều nhân lực có trình độ cao như: kỹ sư thủy lợi, kỹ sư gia thông, kỹ sư quy hoạch lâm nghiệp, kỹ sư địa hình, kỹ sư địa chấtmới đáp ứng được nhu cầu công việc, phù hợp với ngành nghề hoạt động và đảm bảo chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
Hiện nay công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần : Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị bổ nhiệm giám đốc, phó
giám đốc để điều hành công ty. Các phòng ban Công ty gồm hai bộ phận: bộ phận quản lý nghiệp vụ và bộ phận sản xuất.
a. Đại hội đồng cổ đông, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội cổ đông gồm: Đại hội cổ đông thành lập, Đại hội cổ đông nhiệm kỳ, Đại hội cổ đông thường niên, Đại hội cổ đông bất thường.
Đại hội cổ đông thành lập có nhiệm vụ là: Thảo luận và thông qua Điều lệ tổ chức, hoạt động của công ty; Bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát; Thảo luận và thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư phát triển công ty; Quyết định bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
b. Hội đồng quản trị, là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về đại hội đồng cổ đông. Hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật. Giám sát chỉ đạo giám đốc điều hành, phó giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp tài chính mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội Đồng cổ đông…
c. Ban kiểm soát, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty. Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, 6 tháng và hàng quý trước khi trình hội đồng quản trị. Xem xét báo cáo của công ty và các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi hội đông quản trị chấp nhận.
d. Giám đốc điều hành, là người có trách nhiệm quản lý công ty, là người chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động hàng ngày của công ty.
Giám đốc thực hiện các nghị quyết của Hội đông quản trị và đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty được Hội đông quản trị và đại hội Đồng cổ đông thông qua. Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có Quyết nghị của Hội đông quản trị. Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm do đại hội Đồng cổ đông, Hội đồng quản trị thông qua. Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của công ty. Chuẩn bị các bảng dự toán dài hạn hàng năm hàng tháng của công ty theo kế hoạch kinh doanh…
Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước Hội đông quản trị và đại hội Đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo cho những cơ quan này khi được yêu cầu…
e. Phó giám đốc, là người thực hiện hoạt động chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với các phòng ban mà mình phụ trách và đồng thời đưa ra ý kiến, giải pháp, tư vấn cho giám đốc trong việcduy trì, ổn định, phát triển bền vững và tìm kiếm mở rộng thị trường kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Phó giám đốc kinh tế phụ trách phòng kế toán tài chính; phòng kế hoạch kỹ thuật; phòng tổ chức hành chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các vấn đề liên quan đến tài chính, đào tạo cán bộ, quản lý tuyển dụng nhân sự, công tác tổ chức sản xuất, chế độ chính sách cho người lao động theo quy chế của công ty và pháp luật của nhà nước và mua sắm trang thiết bị của Công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách các phòng trực tiếp tham gia sản xuất: Phòng thiết kế thủy lợi, giao thông; phòng khảo sát địa hình, địa chất; Phòng quy hoạch lâm nghiệp. Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm trước giám đốc về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, chất lượng các sản phẩm tư vấn thiết kế của Công ty.
f. Phòng Tổ chức Hành chính; Phòng kế toán tài chính; Phòng kế hoạch kỹ thuật: Thuộc bộ phận quản lý nghiệp vụ và dưới sự phụ trách trực tiếp của phó giám đốc kinh tế.
g. Các phòng Tư vấn thiết kế; Phòng khảo sát địa hình địa chất,Thuộc bộ phận sản xuất vàdưới sự phụ trách trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật.