2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
- Do ở nước ta thị trường vốn mới bắt đầu phát triển trong khi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp ngày càng lớn. Các doanh nghiệp chủ yếu vay từ các ngân hàng, thủ tục cho vay của ngân hàng đã cải cách giảm thiểu nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập, rườm rà.
- Khi Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải điều chỉnh , sửa đổi hệ thống luật cho phù hợp thông lệ quốc tế , nhất là luật Đầu tư.Sân chơi chung này đã mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội trong một môi trường hoạt động thông thoáng,công bằng, bình đẳng hơn, song nó cũng tạo ra một đấu trường cạnh tranh nóng bỏng và quyết liệt hơn. Các công ty, doanh nghiệp Nhà nước trước đây thường có tư tưởng ỷ lại vì được hỗ trợ, còn các doanh nghiệp tư nhân thì đa số là vừa và nhỏ, cộng với năng lực cạnh tranh chưa cao, trong khi đó các doanh nghiệp có vốn nước ngoài thì lại có tiềm lực rất mạnh hơn hẳn chúng ta cả về tài chính, kỹ thuật công nghệ, trình độ nhân lực, kinh nghiệm. Đây chính là điểm mấu chốt làm tăng sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường ngành xây dựng.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Tất cả những nguyên nhân trên chỉ là yếu tố gián tiếp có tác động vĩ mô lên toàn ngành, và công ty cũng không nằm ngoài số đó. Nhưng nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến công ty lại chính là những yếu điểm bên trong công ty. Cụ thể:
- Do chưa biết sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực đầu vào, gây lãng phí và tăng chi phí không cần thiết như: gánh nặng lãi vay, thiết bị lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh...làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của công ty.
- Đa phần máy móc của công ty đều đã cũ do đó khó phù hợp với trình độ khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay. Trong khi tiềm lực tài chính của công ty còn yếu chưa đủ khả năng để đầu tư hệ thống máy móc công nghệ mới. Mặt dù công ty cũng đã
có kế hoạch đầu tư cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị nhưng chỉ làm với quy mô nhỏ, do vậy năng lực máy móc công ty vẫn còn khá thấp.
- Tình trạng thu hồi vốn chậm là do sau khi bàn giao và thanh quyết toán các công trình của công ty chủ đầu tư không thanh toán hết , chủ yếu là do ngân sách nhà nước thiếu vốn.
- Ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ công nhân viên còn chưa cao là do cơ chế và phương pháp quản lý của công ty còn nặng tính bao cấp, cứng nhắc, làm giảm tính năng động, sáng tạo và khả năng tự quyết của các cá nhân gây mất cơ hội cho công ty. Mặt khác công tác quản lý chất lượng kỹ thuật công trình còn kém là do hoạt động này chưa được quán triệt rộng rãi trong công ty và khi thực hiện còn chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong mọi khâu.
- Công tác đào tạo trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được công ty quan tâm nhiều, nhưng chế độ đãi ngộ và đề bạt trong công ty còn chưa thoả đáng chính vì vậy đã làm giảm năng lực phấn đấu vươn lên của cá nhân, do vậy trình độ của cán bộ tuy đã có nhưng lại không được phát huy thì kết quả là năng lực cạnh tranh của công ty cũng giảm theo.
- Công tác Marketing còn chưa hiệu quả, tài chính hạn chế nên đầu tư vào lĩnh vực này còn thấp.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã nêu được các vấn đề: Tác giả đã khái quát hoạt động kinh doanh và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty CP tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên, gồm các điểm chính sau:
- Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2015 đến năm 2018. Phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty, các thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty từ đó rút ra những mặt đạt được cũng như các hạn chế ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Nội dung chương 2 là cơ sở đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong chương 3.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA