Những kinh nghiệm đểnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng thái nguyên (Trang 30 - 34)

Nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển ổn định và bền vững của mỗi doanh nghiệp. Phần này sẽ tìm hiểu về kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp ở Việt Nam để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng Thái Nguyên.

a. Kinh nghiệm của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên có trụ sở tại số 289 đường Thống Nhất, phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Công ty đã hoạt động được 16 năm từ ngày 01/07/2003. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 4600 341 739 ngày cấp 8/8/2003.Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty: Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, buôn bán và cho thuê vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ công tác thi công các công trình xây dựng.

- Công ty luôn chú trọng việc: Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý của Công ty, thành lập tổ chuyên trách công tác nghiên cứu thị trường như là một bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu, thăm dò và dự báo thị trường, kết hợp với

Áp lực của cung ứng DN và các đối thủ hiện tại Áp lực của người mua Sản phẩm thay thế Các đối thủ tiềm ẩn

các bộ phận khác trong kinh doanh để đạt hiệu quả cao. Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập, xử lý các thông tin về thị trường bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh của Công ty.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện tốt kế hoạch xây dựng chiến lược thị trường.

- Công tác tổ chức và quản lý lao động tốt, có các biện pháp tuyển dụng và sử dụng người lao động hiệu quả, khuyến khích, trọng dụng người tài.

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 là (25,995 tỷ đồng), tăng 26,42% so với cùng kỳ năm 2017 (20,562 tỷ đồng). Lợi nhuận đạt năm 2018 là (840 triệu đồng) tăng 33,76% so với cùng kỳ năm 2017 (628 triệu đồng). Thu nhập bình quân (8,6triệu đồng/người/tháng), tăng 16,22% so với năm 2017(7,4 triệu đồng/người/tháng)

- Tăng cường tiết kiệm chi phí, sử dụng nguồn vốn và tài sản có hiệu quả. Thực hiện việc khoán chi phí cho từng bộ phận tuỳ theo tính chất và khối lượng công việc, có những biện pháp khuyến khích đối với các bộ phận tiết kiệm được chi phí trong SXKD.Làm tốt những điều này chính là phương thức hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.

b. Kinh nghiệm của công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Thái Nguyên

Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Thái Nguyên có trụ sở tại tổ 19 phường Tận Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Công ty đã hoạt động được 10 năm từ ngày 22/10/2009.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 46001118701 ngày cấp 22/10/2009. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty: Tư vấn thiết kế các công trình đường sắt và đường bộ, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà các loại, công trình công ích.Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn chú trọng vào việc phát triển sản phẩm mới, thương hiệu mới, đổi mới công nghệ sản xuất, tuyển dụng và đào tạo cán bộ để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường.Các chính sách mà Công ty thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh là:

- Tìm hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng; Triển khai, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tốt mang lại hiệu quả cao cho khách hàng, chủ trương xây dựng mối quan hệ tin cậy và bền vững.

- Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tốc độ phát triển nhanh của công ty. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, đảm bảo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng và thị trường.

- Luôn đặt quyền lời và sự thoả mãn của khách hàng lên hàng đầu, luôn lấy chữ tín làm trọng; Phục vụ khách hàngtheo phương châm tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp, hợp tác cùng có lợi và phát triển bền vững.Chính vì vậy mà kết quả đạt được công công ty khá cao năm sau tăng trưởng hơn năm trước.

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 là (23,275 tỷ đồng), tăng 28,29% so với cùng kỳ năm 2017 (18,142 tỷ đồng). Lợi nhuận đạt năm 2018 là (817 triệu đồng) tăng 32,85% so với cùng kỳ năm 2017 (615 triệu đồng). Thu nhập bình quân (8,4 triệu đồng/người/tháng), tăng 16,67% so với năm 2017 (7,2triệu đồng/người/tháng).

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho công ty CP tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên

- Về vai trò của nhà nước: Nhà nước cần có một chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở đó DN phát triển và chuyển hóa thành năng lực cạnh tranh của DN trong lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Thứ nhất: Nhà nước nên xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ hợp lý, khai thác và phát huy nguồn lực khoa học và công nghệ sẵn có trong nước, đồng thời tập trung nghiên cứu công nghệ mới. Trong đầu tư tài chính cần nhằm vào các nhân tố tiến bộ để tạo đà nâng cao trình độ khoa học và đổi mới công nghệ, đây cũng là một trong những nền tảng kinh tế vững chắc tạo tiền đề cho cạnh tranh quốc gia và điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN.

Thứ hai: Nhà nước thực hiện đồng bộ và hệ thống các chính sách ưu tiên đầu tư nghiên cứu và phát triển. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ vay tài chính, giảm thuế thu

nhập cho DN áp dụng và đầu tư công nghệ mới, đẩy mạnh việc thành lập các hiệp hội khoa học công nghệ, các viện nghiên cứu hoạt động theo cơ chế thị trường.

Thứ ba: Thực hiện chính sách tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh, giao quyền tự chủ cho DN. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo định hướng trong tiến trình tiếp thu và phát triển công nghệ mới. Nhà nước là chủ thể chính thúc đẩy hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp.

Thứ tư: Công tác cải cách thủ tục hành chính, ưu đãi đầu tư đối với các DN, vấn đề cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, cung ứng nhân lực cần được quan tâm đúng mức, đầy đủ nhất quán.

- Đối với doanh nghiệp:

Thứ nhất: Doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kỹ sư trẻ khi họ mới ra trường. Đây chính là nguồn nhân lực giỏi trong quản lý doanh nghiệp và lao động có trình độ cao trong DN tạo nên năng lực cạnh tranh thực sự đối với DN trong nước và quốc tế.

Thứ hai: Doanh nghiệp phải biết tận dụng lợi thế cạnh tranh quốc gia về uy tín, đầu tư, thị trường để tìm lợi thế của DN, tạo nguồn lực huy động tài chính, nguồn lực lao động.

Thứ ba: Doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh nhậy, kịp thời những biến động thay đổi của nền kinh tế và nhu cầu của đối tác cũng như khách hàng.

Thứ tư: Phải thường xuyên nâng cấp trang thiết bị máy móc, cập nhật và ứng dụng tốt khoa học – công nghệ vào quá trình sản xuất.

Thứ năm: Xây dựng quy chế trả lương theo kết quả, hiệu quả công việc có tác dụng kích thích, động viên người lao động thi đua hăng say làm việc, tăng năng suất và chất lượng công việc. Thực hiện tốt chính sách để khuyến khích tài năng, hướng mọi sự quan tâm của công ty tập trung vào nhân tố con người nhằm giữ chân nhân viên giỏi và thu hút nhân tài từ bên ngoài vào.

Thứ sáu:Xây dựng môi trường làm việc văn minh, dân chủ, quan tâm đời sống tinh thần người lao động, nâng cao nhận thức về văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh

nghiệp và văn hóa quan hệ trong giao tiếp đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng thái nguyên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)