Một số công trình trong nước trong những năm gần đây nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp, tiêu biểu:
Tác giả Đỗ Lê Anh (2015) với nghiên cứu“Xây dựng năng lực cạnh tranh của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Đề xuất một số giải pháp xây dựng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm.
Tác giả Phạm Sơn Tùng (2014-2015) với nghiên cứu“Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ Đông Dương”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế, tác giả đã góp phần hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, thương hiệu và vị thế của công ty cổ phần công nghệ Đông Dương.Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần công nghệ Đông Dương tầm nhìn đến năm 2020.
Kết luận chương 1
Chương thứ nhất của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời cũng nêu tóm tắt được các đặc điểm cơ bản của ngành tư vấn xây dựng. Trong đó, đề cập đến các khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các tiêu chí dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các đặc điểm cơ bản của ngành xây dựng để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh cũng như đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên trong hoạt động kinh doanh xây dựng ở những chương sau.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THÁI NGUYÊN