Tác động của nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng thái nguyên (Trang 51 - 65)

2.2.2.1 Nguồn nhân lực

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định thành công hay thất bại của một tổ chức. Vì con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Sự thành bại trong sản xuất kinh doanh có liên quan mật thiết đến những vấn đề lợi ích, nghệ thuật quản lý, công tác đào tạo…Tính sáng tạo tiềm năng của mỗi con người là vô hạn. Trong xu hưởng canh tranh hiện nay, các doanh nghiệp dường như tập trung vào cạnh tranh về nhân lực. Nhiệm vụ của các nhà quản trị doanh nghiệp là làm thế nào để có thể thu hút được nhân tài về doanh nghiệp mình và làm thế nào để người tài có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của họ. Mặc dù ngày nay khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất là điều kiện tiên quyết làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng chúng ta cũng cần phải thấy rằng, máy móc dù có hiện đại đến đâu thì nó cũng là sản phẩm của con người, hơn nữa nếu không có trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng tốt thì máy móc hiện đại không thể phát huy tác dụng.

Công ty CP tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên có nguồn nhân lực gồm nhiều thành phần như (Bảng 2.3), tùy thuộc vào từng thời điểm và số lượng công trình mà tỷ lệ người lao động này khác nhau, cụ thể là ở số lượng công nhân thời vụ. Nói chung, về cơ bản là công ty có một bộ máy quản lý và sản xuất duy trì ổn định, luôn có đội ngũ cán bộ người lao động nhanh nhẹn, năng động có thể đáp ứng nhiều loại công trình có quy mô phức tạp khác nhau.

Về chất lượng nguồn nhân lực, Công ty CP tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên chưa thực sự quan tâm đến đội ngũ người lao động trực tiếp tham gia sản xuất và trình độ

năng lực thực sự của đội ngũ kỹ sư. Đây là điểm làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty.

Về mặt quản lý, Công ty có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, Giám đốc chịu trách nhiệm chính hoạt động kinh doanh của công ty, hai phó giám đốc phụ trách kỹ thuật theo chuyên môn nghiệp vụ và một phó giám đốc phụ trách tài chính kinh tế, nguồn nhân lực cho công ty.

Tuy nhiên điểm yếu của lãnh đạo công ty là mỗi cá nhân chỉ có thể chịu trách nhiệm ở lĩnh vực chuyên môn của mình, không tham mưu được cho các vị trí lãnh đạo khác. Mặt khác các công trình xây dựng ngày càng phức tạp, các công trình chủ yếu lằm ở các vị trí xa điều kiện đi lại khó khăn nên các nhà quản lý giữ vai trò rất quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến tâm lý làm việc chung và chất lượng của sản phẩm.

Bảng 2.6Bảng cơ cấu chất lượng đội ngũ cán bộ người lao động trong công ty

(Đơn vị tính:Người)

TT Trình độ đào tạo Số lượng Chuyên ngành Tỷ lệ %

I Tổng số cán bộ người lao động trong công ty 50 II Trình độ chuyên môn 1 Thạc sỹ 3 6% - Thạc sỹ 1 Thủy lợi - Thạc sỹ 1 Giao thông - Thạc sỹ 1 Hạ tầng kỹ thuật 2 Kỹ sư 35 70%

- ỹ sư 16 Thủy lợi

- ỹ sư 6 Giao thông

- ỹ sư 5 Quy hoạch lâm nghiệp

- ỹ sư 3 Hạ tầng kỹ thuật

- ỹ sư 5 Địa hình, địa chất

3 Cử nhân 5 inh tế 10%

4 Lái xe 2 4%

5 Cao đẳng và trung cấp 2 Thủy lợi, văn thư 4%

6 Công nhân 3 hảo sát, bảo vệ 6%

III Trình độ lý luận

1 Cao cấp 0

2 Trung cấp 3 6%

3 Tổ chức Đảng 27 54%

4 Đoàn Thanh niên 25 50%

5 Đoàn viên công đoàn 50 100%

Như vậy có thể thấy, yếu tố con người tác động trực tiếp đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh vì vậy lãnh đạo công ty cần nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn và tăng cường bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2.2.2.2 Năng lực hoạt động tài chính

Tài chính là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay tài chính cũng là một nhân tố quyết định thành bại trong kinh doanh. Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau có thế mạnh về tài chính khác nhau. Trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường phát sinh nhu cầu về tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thay thế tài sản cố định, cải tiến quytrình công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc giảm chi phí…

Tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như hình thức pháp lý, tính chất ngành kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Có doanh nghiệp tương đối dễ dàng huy động tài chính nhưng lại có doanh nghiệp rất khó khăn khi huy động tài chính đầu tư. Doanh nghiệp nào có thế mạnh về tài chính thì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tiến hành mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng giá trị doanh nghiệp.

Hiện nay Công ty CP tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên cũng đang gặp vấn đề khó khăn về vốn. Nhiều công trình thực hiện xong đã được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng mà vẫn chưa được chủ đầu tư thanh toán (theo báo cáo của phòng kế toán hiện nay công ty vẫn còn đọng lại khoảng 10 tỷ đồng chưa thanh toán được). Do nguồn vốn có hạn nên công ty chưa đầu tư, trang bị đồng bộ được hệ thống máy tính đã cũ không đáp ứng được các phần mền mới, phục vụ công tác khảo sát, thiết kế. Bên cạnh đó, công tác ngoại giao đối với ngành xây dựng cũng rất quan trọng. Ngoại giao vừa để duy trì khách hàng quen thuộc và vừa tìm kiếm khách hàng mới… chi phí các hoạt động này luôn rất cao. Nếu như ở các công ty lớn hoặc công ty nước ngoài, chi phí này là không đáng kể thì đối với công ty CP tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên cũng là một bất lợi. Ngoài ra, những chi phí như chờ việc, chi phí cho những lần đấu thầu, … Tất cả những khó khăn trên đã tác động rất lớn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay.

Năng lực tài chính của công ty thể hiện ở các chỉ tiêu cụ thể như sau: Bảng 2.7 Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

I Tài sản ngắn hạn 4.546 4.483 6.333 7.068

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 2.126 1.401 1.673 1.071

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00 0.00 0.00 0.00

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 2.420 3.082 4.660 5.997

4 Hàng tồn kho 0.00 0.00 0.00 0.00

5 Tài sản ngắn hạn khác 0.00 0.00 0.00 0.00

II Tài sản dài hạn 4.213 4.084 4.111 3.950

1 Các khoản phải thu dài hạn 0.00 0.00 0.00 0.00

2 Tài sản cố định 1.971 1.854 1.609 1.395

3 Bất động sản đầu tư 0.00 0.00 0.00 0.00

4 Tài sản dở dang dài hạn 2.242 2.230 2.502 2.555

5 Các tài sản dài hạn khác 0.00 0.00 0.00 0.00 TỔNG TÀI SẢN = I+II 8.759 8.567 10.444 11.018 III Nợ phải trả 5.713 5.447 7.237 7.811 1 Nợ ngắn hạn 4.912 4.384 5.269 6.011 2 Nợ dài hạn 801 1.063 1.968 1.800 IV Vốn chủ sở hữu 3.046 3.120 3.207 3.207 1 Vốn chủ sở hữu 3.046 3.120 3.207 3.207

2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00 0.00 0.00 0.00

TỔNG NGUỒN VỐN= III+IV 8.759 8.567 10.444 11.018

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Công ty CP tư vấn xây dựng CSHT Thái Nguyên năm 2019)

Bảng 2.8Bảng so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa các năm 2015– 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

So sánh giai đoạn 2015 - 2018

Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017

Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) I Tổng tài sản -192 -2,19 1.877 21,91 574 5,5 1 Tài sản ngắn hạn -63 -1,39 1.850 41,27 735 11,61 2 Tài sản dài hạn -129 -3,06 27 0,66 -161 -3,92 II Tổng nguồn vốn -192 -2,192 1.877 21,91 574 5,5 1 Nợ phải trả -266 -4,66 1.790 32,86 574 7,93 2 Vốn chủ sở hữu 74 2,43 87 2,79 0,0 0,0

Qua bảng số liệu 2.7và 2.8 cho thấy:

- Quy mô tài chính của công ty có sự biến động thay đổi tăng, giảm qua các năm. Cụ thể năm 2016 sự tăng trưởng lại nhỏ hơn năm 2015 với giá trị giảm 192 triệu đồng (giảm 2,19%);năm 2017 sự tăng trưởng lại lớn hơn năm 2016 với giá trị tăng1.877 triệu đồng ( tăng21,91%);năm 2018 sự tăng trưởng lớn hơn năm 2017 với giá trị tăng574 triệu đồng ( tăng5,5%);qua bảng cân đối kế toán tổng tài sản của công ty cho thấy quy mô kinh doanh của công ty cũng tương đối ổn định. Nhưng trong nền kinh tế hiện nay, để duy trì và mở rộng thị trường, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì quy mô vốn kinh doanh cần phải tăng nhiều hơn nữa.Đó cũng là điều phù hợp và tất yếu mà Công ty phải đạt đến.

- Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản này cũng thay đổi theo từng năm: Năm 2016 là 4.483 triệu đồng, (giảm 1,39%) so với năm 2015; năm 2017 là 6.333 triệu đồng, (tăng 41,27%) so với năm 2016; năm 2018 là 7.067 triệu đồng, (tăng 11,61%) so với năm 2016.

Trong tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu còn tồn đọng khá lớn chưa thu được từ 2.420 triệu đồng vào năm 2015 tăng lên 5.997 triệu đồng vào năm 2018 (tăng 147,81%), điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của công ty. Công ty

cần quản lý chặt chẽ không để mất mát, hao hụt tài sản và có giải pháp xúc tiến nhanh quá trình thu hồi vốn để giảm các chi phí có liên quan.

- Tài sản dài hạn: Tài sản này cũng có sự thay đổi tăng, giảm từng năm. Năm 2016 là 4.084 triệu đồng, (giảm 3,062%) so với năm 2015; năm 2017 là 4.111 triệu đồng, (tăng 0.661%) so với năm 2016; năm 2018 là 3.950 triệu đồng, (giảm3,92%) so với năm 2017.Tài sản dài hạn này chưa có xu hướng tăng vì vậy công ty cần chú trọng đầu tư thêm tài sản cố định để mở rộng quy mô kinh doanh.

- Trong cơ cấu vốn của Công ty, có hai khoản chính bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Các khoản nợ phải trả của Công ty chủ yếu bao gồm các khoản như sản phẩm cho người lao động, phải trả nội bộ, cổ tức cho các cổ đông, các khoản thuế, nợ ngắn hạn....

Vốn chủ sở hữu của công ty có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên qua bảng cân đối kế toán của công ty cho thấy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng nguồn vốn của công ty điều đó dẫn đến là tổng số nợ phải trả trên tổng tài sản sẽ cao. Tỷ số này cao có thể đẩy lợi nhuận tăng nhanh và tăng giá trị của doanh nghiệp lên. Để xem công ty có rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay không ta đi phân tích hai chỉ tiêu cơ bản đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó là: Hệ số đánh giá thanh toán tổng quát và hệ số đánh giá thanh toán hiện hành.

+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo.

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn.

Bảng 2.9 Bảng đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ năm 2015 – 2018

TT Chỉ tiêu Công thức

Giai đoạn 2015 - 2018

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H1) Tổng tài sản Tổng nợ phải trả 1,533 1,573 1,443 1,411 2 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (H2) Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn 0,925 1,023 1,202 1,176

Theo đánh giá của Bộ tài chính về hệ số khả năng thanh toán tổng quát H1:

+ Nếu hệ số H1>1 khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt.

+ Nếu H1<1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn.

+ Nếu H1<1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán

Qua phân tích tại bảng 2.9 thì hệ số H1>1 qua các năm từ 2015 đến 2018. Vậy chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt.

Theo đánh giá của Bộ tài chính về hệ số khả năng thanh toán hiện hành H2:

+H2 = 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.

+ H2 > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa. H2 > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.

+ H2 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. H2 < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ.

quá nhiều. Vậy doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

- Qua bảng 2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2015-2018 và bảng 2.7. Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2015-2018. Phân tích kết quả kinh doanh tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty như sau:

ROA - (Return on Total Assets): là tỷ số lợi nhuận ròng/ tổng tài sản ROE – (Return on Equiry): là tỷ số lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu

Bảng 2.10 Bảng phân tích kết quả tỷ suất sinh lợi ROA và ROE gia đoạn 2015 – 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 2018 1 Lợi nhuận ròng 351 375 405 509 2 Tổng tài sản 8.759 8.567 10.444 11.018 3 Vốn chủ sở hữu 3.046 3.120 3.207 3.207 4 ROA (%) 4,00 4,38 3,88 4,62 5 ROE (%) 11,52 12,02 12,63 15,87

Qua bảng 2.10 cho thấy ROA và ROE đều không cao.

+ ROA: Chỉ số ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nghĩa là cho biết 100 đồng tài sản Công ty đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Trong các năm phân tích tại bảng 2.10 ta nhận thấy năm 2017 là năm có tổng tài sản (10.444 triệu đồng) lớn hơn năm 2015 (8.759 triệu đồng) và năm 2016(8.567 triệu đồng) thế nhưng hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của công ty lại nhỏ nhất (ROA=3,88%) nghĩa là 100 đồng tài sản Công ty chỉ đã tạo ra được 0,0388 đồng lợi nhuận trước thuế. Mặt khác năm 2017 là năm có giá trị sử dụng tài sản cố định là (1.609 triệu đồng) thấp hơn năm 2015 và năm 2016 do hao mòn tài sản cố định cao và

tài sản đầu tư cho các công trình dở dang cũng cao (2.502 triệu đồng). Bên cạnh đó các khoản phải thu ngắn hạn cũng còn tồn đọng nhiều (4.660 triệu đồng) chưa thanh quyết toán được từ các chủ đầu tư. Vì vậy đây là năm mà công ty sử dụng chưa thực sự hiệu quả tài sản của doanh nghiệp. Năm 2018 là năm có tổng tài sản lớn nhất (11.018 triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng thái nguyên (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)