Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 27 - 28)

Bao gồm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài nhà trường đó là:

1.5.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

- Môi trường kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo của nhà trường như: đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ, hoạt động QTNNL.Nếu nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tỷ lệ lạm phát chấp nhận được thì thu nhập và đời sống của người lao động sẽ ổn định và được nâng cao.

- Môi trường khoa học công nghệ: Việc hoạch định khoa học công nghệ trong ngành và xu thế toàn cầu tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trình độ của cán bộ, giảng viên, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm lao động, đồng thời cũng đặt ra đòi hỏi nhà trường đẩy mạnh công tác tuyển sinh đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

- Môi trường chính trị: Hoạt động đào tạo của nhà trường sẽ ngày càng có tác động mạnh mẽ hơn tới môi trường chính trị thông qua các sản phẩm chính là HSSV tốt nghiệp ra trường có việc làm do họ tạo ra đối với xã hội. Ngược lại môi trường chính

trị có ảnh hưởng mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế tạo điều kiện cho hoạt động nhà trường ổn định, phát triển.

Ngoài ra các yếu tố như: Văn hoá, xã hội; các điều kiện tự nhiên, đối tượng người học cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển NNL và chất lượng QTNNL của nhà trường.

1.5.2.2 Các yếu tố môi trường vi mô

- Đối tượng học sinh: Thực tế hiện nay đối tượng này chính là khách hàng của nhà trường. Chất lượng về trình độ đầu vào của HSSV ngày càng thấp đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ cán bộ, giảng viên không chỉ được trang bị kiến thức toàn diện mà còn có tâm huyết với nghề để giảng dạy và quản lý giáo dục HSSV trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

- Đối thủ cạnh tranh: Trong điều kiện và tình hình hiện nay, xu thế hội nhập toàn cầu cùng với các chủ trương của Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội, giữa các trường Cao đẳng thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng có sự cạnh tranh ngày càng rõ nét nhà trường luôn phải chống đỡ với nguy cơ mất đi đội ngũ nhân lực chất lượng cao nếu các trường khác có những chế độ đãi ngộhấp dẫn thu hút các nhân tài.

- Chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như của người sử dụng lao động như: người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần có sự đồng ý của nhà trường gây khó khăn cho việc giữ nhân lực có chất lượng, nhân lực đã được đầu tư đào tạo thành tài. Một số ít trường hợp trong khi người lao động cố tình vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường không thể tiếp tục sử dụng được nữa gây khó khăn cho nhà trường trong việc sàng lọc, thanh loại những lao động kém chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)