Tăng cường kiểm tra, đánh giá tổ chức quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 88 - 89)

3.3.5.1 Mục tiêu

Việc tăng cường kiểm tra, đánh giá tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực nhằm giúp cán bộ quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh theo hướng đạt được mục tiêu của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực nhà trường.

Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng tổ chức kiểm tra đánh giá từng công đoạn sẽ giúp khẳng định được tính đúng đắn của kế hoạch và kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót. Việc kiểm tra, đánh giá theo định kỳ sẽ giúp cán bộ quản lý và giảng viên nhìn nhận được hiệu quả của công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, xác định trách nhiệm của nhà quản lý và bản thân cán bộ, giảng viên trong phát huy mặt mạnh, uốn nắn điều chỉnh sai sót cho phù hợp mục tiêu đề ra.

3.3.5.2 Nội dung

Phòng Tổ chức – Cán bộ với tư cách tham mưu giúp việc cho hiệu trưởng, xây dựng qui chế kiểm tra, đánh giá cán bộ, giảng viên theo thanh điểm chi tiết để lượng hóa các nội dung kiểm tra, đánh giá, xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp thực tiễn đội ngũ cán bộ, giảng viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất chính trị, đạo đức, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp làm việc, giảng dạy, khả năng tự học, tự bồi dưỡng, khả năng nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp.

Phòng Khảo thívà đảm bảo chất lượng, định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chuyên môn của giảng viên. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thông qua phiếu điều tra, phiếu thăm dò, phiếu hỏi hoặc trao đổi trực tiếp. Thu thập thông tin bằng nhiều hình thức, lập thống kê theo biếu mẫu để có đánh giá khách quan về giảng viên.

Kiểm tra việc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của cán bộ, giảng viên (Bằng hình thức điểm danh trên lớp, làm bài kiểm tra ngắn, bài thu kết thúc lớp đào tạo, bồi dưỡng).

Dựa vào kết quả điều tra, đánh giá, Hiệu trưởng có thể kịp thời chỉ đạo điều chỉnh hoạt động quản lý quản lý nguồn nhân lực nhằm đạt mục tiêu đề ra.

3.3.5.3 Điều kiện thực hiện

Việc kiểm tra đánh giá tổ chức quản lý cán bộ, giảng viên phải được Ban thanh tra tiến hành một cách khách quan, công khai, dân chủ, công bằng… mới đảm bảo khơi dậy được ý thức trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân cán bộ, giảng viên phát huy được nhiệt tình và ý thức tự giác của từng cán bộ, giảng viên.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải hướng đến khen thưởng nếu đánh giá là tốt để động viên hoặc có kiểm điểm xử lý nếu đánh giá có sai phạm nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động phát triển theo hướng tích cực, nề nếp, kỷ cương. Thể hiện trách nhiệm của các cấp quản lý đối với công tác quản lý nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)