Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 66 - 69)

Quá trình QTNNL của các trường cao đẳng thuộc Bộ Công thượng nói chung và của Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn nói riêng chịu ảnh hưởng của một hệ thống các yếu tố bên trong, bên ngoài nhà trường và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng NNL của nhà trường.

2.2.3.1 Các yếu tố chủ quan

Bao gồm các yếu tố nội bộ thuộc nhà trường đó là:

Mục tiêu chiến lược đao tạo của nhà trường: Đậy là cơ sở để hoạch định chiến lược NNL. Việc hoạch định chiến lược NNL giúp cho nhà trường có đường lối dài hạn về công tác nhận sự, dự báo được xu thế biến động của điều kiện môi trường nhằm có được góc nhìn tổng quan về những thuận lợi, những khó khăn, những thời cơ và cơhội trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho chiến lược đào tạo của nhà trường.

Chính sách nhân sự của nhà trường gồm: Tuyển dụng; quản lý, sử dụng NNL; đào tạo phát triển NNL; khuyến khích tài năng, trọng dụng nhận tài; đãi ngộ duy trì NNL... Khi nhà trường có một hệ thống chính sách nhận sự tiến bộ và phù hợp, sẽ có tác động, ảnh hưởng tích cực tới quy mô phát NNL cũng như chất lượng QTNNL của nhà trường.

Cơ cấu tổ chức: Nhà trường có cơ cấu tổ chức hợp lý làcơ sở để bố trí, sử dụng nhận lực có hiệu quả; khai thác tối đa các tiềm năng cá nhận trong quan hệ họp tác và tượng tác giữa các thành viên khác nhau trong các bộ phận của nhà trường Năng lực tài chính: Nhà trường có nguồn lực tài chính mạnh là điều kiện cho phép sử dụng nguồn kinh phí dồi dào cho công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển NNL; thực hiện các chính sách cán bộ nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất tạo động động lực cho người lao động tích cực làm việc, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; đồng thời duy trì và phát triển NNL đã có.

Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng bao gồm kỹ năng cá nhân có liên quan với nhau (như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm...), kỹ năng chuyên môn

(thiết kế web, lập trình, sửa chữa máy móc, thiết bị...) và kỹ năng phân tích (nghiên cứu, phân tích, tài chính, thống kê, tổng hợp...). Bên cạnh những kỹ năng cụ thể còn có những kỹ năng tổng quát. Những kỹ năng này có thể sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, quản lý...

Trên thực tế, yếu điểm cơ bản của lao động nước ta là tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề còn thấp, chỉ bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore...; Trong số lao động qua đào tạo, nhất là qua đào tạo nghề, chỉ 1/3 là được đào tạo dài hạn, trình độ cao nên kỹ năng, tay nghề còn yếu, đặc biệt là so với tiêu chuẩn nghề của khu vực và thế giới, dẫn đến thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, các nhà quản lý và chuyên gia giỏi; mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu đào tạo; Chất lượng đào tạo nghề nghiệp chưa cao nên khả năng cạnh tranh của lao động rất thấp.Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2012 thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Á được tham gia xếp hạng; thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề nên ảnh hưởng nhiều tới năng suất lao động. Kỷ luật lao động: Việc tuân thủ kỷ luật lao động có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị

và xã hội, cụ thể: Bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu; Có tác phong công nghiệp; Duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa.

Điều 82 Bộ luật lao động định nghĩa: Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. Là một chế định của Luật lao động, chế độ kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người laođộng và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Sức khỏe: Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể

chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ không có bệnh hay thương tật”. Như vậy, có thể hiểu sức khoẻ gồm ba mặt: Sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ xã

dàng, nhanh nhẹn, bền bỉ có khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường làm việc, sức khỏe giúp người lao động tự tin và ứng phó hiệu quả với mọi thử thách. Ba yếu tố sức khoẻ liên quan chặt chẽ với nhau, nó là sự thăng bằng, hài hoà của tất cả những khả năng sinh học, tậm lý và xã hội của con người.

Ngoài ra các yếu tố khác như: Danh tiếng và uy tín, chất lượng đào tạo của nhà trường, trình độ khoa học công nghệ, điều kiện môi trường làm việc. Cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển NNL và chất lượng QTNNL của nhà trường.

2.2.3.1 Các yếu tố chủ khách quan

Bao gồm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài nhà trường đó là: Các yếu tố môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo của nhà trường như: đầu tư cơ sởvật chất, đầu tư tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ, hoạt động QTNNL.Nếu nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tỷ lệ lạm phát chấp nhận được thì thu nhập và đời sống của người lao động sẽ ổn định và được nâng cao.

Môi trường khoa học công nghệ: Việc hoạch định khoa học công nghệ trong ngành và xu thế toàn cầu tạo điều kiện cho việc nậng cao năng lực quản trị nhà trường, trình độ của cán bộ, giảng viên, nậng cao năng suất lao động, tiết kiệm lao động, đồng thời cũng đặt ra đòi hỏi nhà trường đẩy mạnh công tác tuyển sinh đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệpMôi trường chính trị: Hoạt động đào tạo của nhà trường sẽ ngày càng có tác động mạnh mẽ hợn tới môi trường chính trị thông qua các sản phẩm chính là HS-SV tốt nghiệp ra trường có việc làm do họ tạo ra đối với xã hội. Ngược lại môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế tạo điều kiện cho hoạt động nhà trường ổn định, phát triển.

Ngoài ra các yếu tố như: Văn hoá, xã hội; các điều kiện tự nhiên, đối tượng người học cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển NNL và chất lượng QTNNL của nhà trường.

Đối tượng học sinh: Thực tế hiện nay đối tượng này chính là khách hàng của nhà trường. Chất lượng về trình độ đầu vào của HSSV ngày càng thấp đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ cán bộ, giảng viên không chỉ được trang bị kiến thức toàn diện mà còn có tâm huyết với nghề để giảng dạy và quản lý giáo dục HSSV trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

Đối thủ cạnh tranh: Trong điều kiện và tình hình hiện nay, xu thế hội nhập toàn cầu cùng với các chủ trượng của Bộ Công thương, giữa các trường Cao đẳng thuộc Bộ Công thương cũng có sự cạnh tranh ngày càng rõ nét nhà trường luôn phải chống đỡ với nguy cơmất đi đội ngũ nhận lực chất lượng cao nếu các trường khác có những chế độ đai ngô hấp dẫn thu hút các nhân tài.

Chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như của người sử dụng lao động như: người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần có sự đồng ý của nhà trường gậy khó khăn cho việc giữ nhận lực có chất lượng,nhận lực đã được đầu tư đào tạo thành tài. Một số ít trường hợp trong khi người lao động cố tình vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường không thể tiếp tục sử dụng được nữa gậy khó khăn cho nhà trường trong việc sàng lọc, thanh loại những lao động kém chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)