Phân tích đánh giá các nội dung quản trị nhân lực của Nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 50 - 66)

Về số lượng nguồn nhân lực của trường trong những năm vừa qua như sau: Bảng 2.2: Số lượng nguồn nhân lực của trường trong năm 2011- 2016 Năm học Tổng số Thạc sỹ Đại học CĐTrình độ TC Trình độ khác 2011-2012 65 02 31 16 13 03 2012-2013 95 02 40 31 16 06 2013-2014 98 05 50 16 17 10 2014-2015 101 05 61 07 18 10 2015-2016 120 25 74 13 03 05 (Nguồn: Phòng Hành chính-Tổ chức)

Tính đến hết quý I năm 2017 Nhà trường mới tuyển sinh thêm 09 giáo viên với trình độ đại học là 06 người, trình độ Cao đẳng là03 người.

Trong 129 giáo viên của trường có 63 giáo viên trong biên chế, 66 giáo viên hợp đồng. Theo số liệu thống kê hàng năm của phòng hành chính- tổ chức của nhà trường về số lượng và cơ cấu giảng viên như sau:

Bảng 2.3: Số lượng và cơ cấu giảng viênnăm 2014- 2016

Trình độ

giáo viên

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SL % SL % SL % Sau đại học 22 20,7 25 20,8 30 21,8 Đại học 73 68,9 82 68,3 97 68,7 Cao đẳng 5 4,7 5 4,1 5 3,7 Trung cấp, thợ bậc cao 6 5,7 8 6,8 8 5,8 Tổng cộng 106 100 120 100 140 100 (Nguồn: Phòng Hành chính- Tổ chức)

- Số giáo viên được đào tạo tại các trường sư phạm kỹ thuật chiếm 61.7%, số còn lại đã học nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và bậc 2, cụ thể:

+ Giáo viên có chứng chỉ sư phạm bậc 1: 10 người chiếm 8.3% + Giáo viên có chứng chỉ sư phạm bậc 2: 36 người chiếm 30% + Trình độ ngoại ngữ:

Trình độ A: 01 người chiếm 0.8% Trình độ B: 13 người chiếm 11% Trình độ C: 07 người chiếm 6%

Còn lại 82.2% giáo viên không có trình độ ngoại ngữ. + Trình độ tin học:

Trình độ A: 18 người chiếm 15% Trình độ B: 46 người chiếm 38% Trình độ C: 34 người chiếm 28%

Còn lại là 19% giáo viên không có trình độ tin học.

Nhà trường cũng luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ giáo viên. Năm 2014 Nhà trường đã có 2 thiết bị dạy nghề tự làm đạt giải 01 giải nhì và 01 giải ba tại hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc; năm 2015 Nhà

thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc Nhà trường đã có hai giải pháp được công nhận; học sinh Nhà trường luôn đạt giải cao tại các hội thi giỏi nghề tỉnh.

Nhìn chung đội ngũ giáo viên mới vào nghề, phần lớn giáo viên tuổi đời còn trẻ, được đào tạo cơ bản, nhiệt tình trong công việc, chịu khó nghiên cứu, học hỏi nên đã nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của công tác giảng dạy của nhà trường. Tuy nhiên, số giáo viên mới còn ít kinh nghiệm nghề nghiệp.

Dự kiến tổng số giáo viên cơ hữu của Nhà trường đến năm 2011 là 160 người: - Trình độ thạc sĩ trở lên: 35 người chiếm 21.9%

- Trình độ đại học: 110 người chiếm 68.8% - Trình độ cao đẳng: 6 người chiếm 3.8% - Thợ bậc cao: 9 người chiếm 5.6%

Hình 2.2: cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của trườngcđnLạng Sơn

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 2.2.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực

Hoạch định nguồn nhân lực là một công tác rất quan trọng mà bất kỳ một tổ chức nào cũng phải thực hiện. Việc lập kế hoạch nguồn nhân lực phải dựa trên cơ sở kế hoạch thực hiện chức năng nhiệm vụ, chiến lược phát triển của ngành và các dự án ngắn hạn hay dài hạn. Tuy nhiên, giống như các tổ chức, đơn vị HCSN khác ở Việt Nam, có thể nói việc hoạch định chiến lược trung và dài hạn đối với Trường Cao đẳng nghề Lạng

Sơn vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Do nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn

Hoạch định nhân lục là công việc có tính tương đôi ổn định nên thương xây dựng kế hoạch nhiệm vụ cho từng năm, và theo đó kế hoạch nguồn nhân lực cũng được xây dựng cho một năm. Hàng năm, vào cuối năm khi tổng kết công tác cho năm vừa qua, Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn tiến hành lập kế hoạch nguồn nhân lực cho năm tới dựa trên cơ sở kế hoạch của năm tiếp theo.

Kế hoạch cụ thể của mỗi bộ phận Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn được xây dựng cụ thể dựa trên cơ sở định biên nhân lực cho các đơn vị phòng ban trong đơn vị. Thông thường số lượng nhân viên làm việc ở các phòng ban thường có sự thay đổi rất ít, do vậycăn cứ để Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn lập kế hoạch nhân lực cho các phòng ban này là khi có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của phòng ban hay khi có một số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu.

Những năm trước đây, Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn chưa xây dựng được chiến lược nguồn nhân lực dài hạn, các kế hoạch nhân lực chỉ được xây dựng trong vòng mộtnăm. Hiện nay, nhằm mục đích đáp ứng tốt hơn việc thoả mãn nhu cầu lao động, Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơnđã tiến hành phân tích và dự báo nhu cầu lao động trong giai đoạn đên năm 2020. Mặc dù chưa có chiến lược tổng thể về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực song việc đưa ra được một dự báo về nhu cầu sử dụng lao động trong giai đoạn đên năm 2020 cũng phần nào phản ánh những nỗ lực trong công tác hoạch định nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn

2.2.2.2 Quảng bá và tuyển dụngnguồn nhân lực

Công tác tuyển dụng NNL được Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn đặc biệt quan tâm, thông qua quá trình tuyển dụng thi tuyển, xét tuyển để kịp thời bổ sung nhân lực cho quá trình giảm cơ học và tạo NNL chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của trương. Tính trung bình hàng năm, số lượng viên chức đến tuổi nghỉ hưu vào khoảng 2% - 4% tổng số viên chức của Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn. Do đó, cần kịp thời tuyển dụng bổ sung để đảm bảo số lượng viên chức. Trong thời gian qua, việc tuyển dụng đượcthực hiện theo đúng lý luân và quy định hiện hành gồm: lập kế hoạch tuyển

dụng, thông báo tuyển dụng, nhận và sơ tuyển hồ sơ, thi tuyển, công nhân và thông báo kết quả thi, ra quyết định tuyển dụng, phân công, giao việc và người hướng dẫn.

So với trước đây, yêu cầu tuyển dụng đã được nâng lên một bước và phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Các ứng viên tham gia để thi viên chức vào Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơnđoi hoi phải tốt nghiệp chính quy đúng chuyên ngành cần tuyển và chỉ duy nhất 01 hìnhthức tuyển dụng là thi tuyển. Các trường hợp tuyển nhân viên phục vụ, bảo vệ thì thông qua xét tuyển đối với các ứng viên có đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Vào tháng 10 hàng năm, Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơntiến hành lập kế hoạch biên chế, kế hoạch tuyển dụng cho năm sau trên cơ sở các văn bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị. Khi có thông báo chỉ tiêu tuyển dụng, Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn thực hiện niêm yết công khai tại trương , đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch về chỉ tiêu, yêu cầu các vị trí cần tuyển. Quá trình sơ tuyển hồ sơ dự tuyển được thực hiện bởi 01 Hội đồng có đủ thành phần theo quy định để xem xét, đánh giá, tiếp nhận, đảm bảo chất lượng hồ sơ dự thi tuyển (các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, chuyên ngành đào tạo, đối tượng ưu tiên).

Trong 5 nằm qua, về cơ bản nguồn cán bộ tuyển dụng mới đáp ứng tốt các nhiệm vụ chuyên môn cũng như bù đắp kịp thời số viên chức giảm hàng nằm trong đơn vị do nghỉ hưu, chuyển công tác và các nguyên nhân khác.

Bảng 2.4: Số lượng viên chứcđược Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơntuyển dụng giai đoạn 2012 – 2016

Năm chứcTổng số được tuyển viên dụng

Trong đó

Chuyên viên và

tương đương Cán sự và tương đương Khác

2012 22 20 0 2 2013 07 02 0 5 2014 03 02 01 0 2015 0 0 0 0 2016 01 0 1 0 Tổng số: 33 24 2 7 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Theo số liệu của Bảng 2.4 có thể nhân thấy rằng: việc tuyển dụng CBCNV không đều qua các năm.

Số lượng tuyển dụng phụ thuộc vào số viên chức giảm trong nằm. Vì vậy, chỉ khi nào thiếu biên chế so với định biên mới được tuyển dụng mới. Có năm không có đợt thi tuyển nào (2015). Ở đây có sự bất cập, do viên chức nghỉ hưu hàng năm tại Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơntừ 5 đến 10 người (khoảng 3 - 5% tổng số cán bộ, giảng viên và công nhân viên), nhưng phải từ 1 nằm đến 2 nằm mới có viên chứcthay thế, không đảm bảo yêu cầu về số lượng viên chức cho các đơn vị. Hơn nữa việc tuyển dụng không liên tục như trên sẽ gây khó khăn trong việc hướng dẫn viên chức mới được tuyển dụng, đã có tình trạng tại những bộ phận, những Phòng ban trong khoảng 1-2 nằm thay đổi hầu hết nhân sự, chỉ toànnhững viên chứcmới được luân chuyển đến và tuyển dụng, rất vất vả trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Quá trình tuyển dụng hiện nay diễn ra trong thời gian dài, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thi, phê duyệt kết quả thi đến khi tuyển dụng được viên chức, quá trình này kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Như vậy khi đơn vị thiếu nhân lực phải đợi trong khoảng thời gian dài gây rất nhiều khó khăn trong việc bố trí sử dụng nguồn nhân lực ở cơ sở, nhất là lực lượng bảo vệ chuyên trách. Không đủ nhân viên bảo vệ để bố trí trực 24/24 giờ/ngày, nên viên chức nghiệp vụ khác kiêm cả công tác bảo vệ nhà trường về ban đêm.

2.2.2.3 Bố trí, quản lý sử dụng nguồn nhân lực

Trước nằm 2016, công tác quản lý, sử dụng cán bộ (trừ Ban giám hiệu) chưa được tiêu chuẩn hoá, quy trình hoá do chưa xây dựng được quy chế về công tác cán bộ, nên công tác quản lý, sử dụng cán bộ được vân dụng theo các quy định của Nhà nước áp dụng cho cán bộ viên chức. Trình tự, thủ tục thực hiện thiếu bài bản, nặng hình thức, thiếu dân chủ, công khai, minh bạch, do đó chất lượng quản lý, sử dụng cán bộ bị hạn chế và có phần lúng túng. Từ đầu nằm 2015, Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn ban hành Quy chế đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ có chức danh khiến công tác quản lý, sử dụng cán bộ được đổi mới nhiều mặt:

nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm, chấp hành tổ chức kỷ luật; làm cằn cứ để quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách tiền lương đối với cán bộ. Công tác đánh giá cán bộ được triển khai đều đặn định kỳ 6 tháng, 1 nằm với ba mức độ: không hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cách thức đánh giá: cấp trên đánh giá cấp dưới, tập thể đánh giá và bỏ phiếu tín nhiệm cho cá nhân. Do đó, mỗi cán bộ đều ý thức được trách nhiệm, quyền lợi và cố gắng phấn đấu vươn lên để đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, do tiêu chí đánh giá còn sơ sài, chưa sát thực tế và trong đánh giá còn nể nang, hình thức nên kết quả đánh giá còn hạn chế.

Bảng nhân lực được bố trí đúng ngành nghề đào tạo: Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh đúng chuyên môn nghiêp vu, Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn bố trí cán bộ có đủ điều kiện đảm nhân các vị trí ở từng đơn vị, từng bộ phận, từng khâu được vân hành thông suốt và trôi chảy. Việc xắp xếp bố trí cán bộ được quan tâm, chú ý đến cán bộ trẻ; cán bộ nữ; cán bộ được đào tạo có hệ thống và có trình độ khá, giỏi; cán bộ tài năng; chú ý đến các lứa tuổi bảo đảm tính đồng bộ, kế thừa, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lýnói chung cũng như đội ngũ nhân viên nghiệp vụ nói riêng. Kết hợp với sàng lọc, thay thế cán bộ yếu kém, chây lười, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm phẩm chất đạo đức. Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơnđã chú trọng đến việc tổ chức cho đi học, bồi dưỡng để thi nâng ngạch cho CBNV. Thông qua đó là dịp đánh giá cán bộ để bố trí ngạch phù hợp, buộc CBNV phải không ngừng rèn luyện tay nghề, tu dưỡng, học tập nâng cao trình độ, làm việc tốt hơn.

Công tác sử dụng cán bộ:

Quy hoạch cán bộ viên chức: Tại Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn, những viên chức được quy hoạch cán bộ lãnh đạo các phong ban, từ kế toán trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa, giám đốc trung tâm,... được luân phiên công tác để đào tạo, bồi dưỡng, am hiểu nhiều lĩnh vực công tác, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tác phong để đủ tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực, kinh nghiệm thực tế công tác khi bổ nhiệm lãnh đạo.

Đánh giá CBCC để quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo được thực hiện đúng quy trình, thời gian quy định, không có tình trạng đánh giá sai viên chức. Những viên chức

có năng lực chuyên môn, có khả năng quy tụ, đoàn kết quần chúng được xem xét, đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo để đào tạo, bồi dưỡng theo một quy trình chặt chẽ, dân chủ xuất phát từ yêu cầu thực tế tại cơ sở và khả năng của viên chức. Quy trình thực hiện quy hoạch được thực hiện qua 4 bước:

Bước 1: Căn cứ nhu cầu bổ sung quy hoạch , các bộ phận có đề nghị Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơnxem xét, bổ sung quy hoạch;

Bước 2: Sau khi được Ban Giám hiệu nhất trí, đơn vị tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ quy hoạch, nếu tỷ lệ tín nhiệm đạt trên 50% thành phần tham gia dự họp sẽ chuyển bước

Bước 3: Tập thể Ban Giám hiệu, Đảng ủy nhận xét, đánh giá và bỏ phiếu cán bộ quy hoạch, nếu tỷ lệ tín nhiệm đạt trên 50% thành phần tham gia dự họp sẽ chuyển bước 4; Bước 4: Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơnsẽ ra quyết định phê duyệt danh

sách cán bộ quy hoạch để theo dõi, đào tạo, bồi dưỡng.

Danh sách viên chức quy hoạch được công khai trong đơn vị, những đối tượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo được rà soát, đánh giá bổ sung hoặc đưa ra khỏi quy hoạch những viên chứckhông đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hoặc bị kỷluật. Số viên chức đuợc quy hoạch các chức danh quản lý trường Cao Đẳng Nghề Lạng Sơn về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của Đảng và Nhà nước. Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn cũng đang nỗ lực đào tạo, bồi dưỡng các viên chức trong diện quy hoạch đảm bảo đủ các tiêu chuẩn chức danh.

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ viên chức

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và kéo dài thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo được Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơnthực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, đầy đủ thủ tục theo quy định. Theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước, các bước của quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại rất chặt chẽ, được thực hiện công khai, dân chủ. Công tác bổ nhiệm lần đầu được thực hiện theo nhu cầu công việc, vị trí công tác, đối với cấp phó đảm bảo không vượt quá số lượng theo quy định. Viên chứcđược bổ nhiệm phải trong quy hoạch, có đầy đủ các văn bằng chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh, có đủ năng lực, trình độ, sức khỏe để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)