Kinh nghiệm trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 32 - 35)

Hàng năm trường liên tục tuyển thêm nhiều giáo viên mới nên cần phải thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ sư phạm, tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của mình. Ngoài ra, bồi dưỡng năng lực sư phạm cũng nên tổ chức thông qua các buổi hội thảo, hội giảng của giáo viên trong toàn trường.

Mỗi giáo viên đến với hội giảng với một dự định khác nhau nhưng tất cả họ đều cùng chung một mục đích đó là: muốn nâng cao năng lực giảng dạy của mình, muốn học hỏi những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp qua sự phân tích chọn lọc và tiếp thu. Vì thế hội giảng trở thành ngày hội của đội ngũ giáo viên bởi từ hội giảng có thể rút ra được các bài học bổ ích như:

- Hội giảng thu hút được đông đảo giáo viên tham gia trao đổi kinh nghiệm. Thông qua hội giảng, năng lực giảng dạy của người giáo viên được thể hiện một cách rõ nét.

- Hội giảng xây dựng được chuẩn đánh giá. Tìm ra điểm yếu của giáo viên để có biện pháp khắc phục kịp thời. Một thực tiễn cho thấy nếu trường nào tổ chức hội giảng tốt thì ở đó xuất hiện nhiều giáo viên tiêu biểu. Đó cũng chính là hình thức bồi dưỡng hữu hiệu nhất đối với giáo viên, đặc biệt là được bồi dưỡng về năng lực sư phạm. Trong từng bộ môn, khoa, nhà trường nên định kỳ tổ chức hội thảo theo từng chuyên đề như đổi mới chương trình, nội dung dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp tự học của HS. Các chuyên đề sẽ bổ sung kiến thức, kỹ năng làm giàu thêm kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao ý thức và động cơ tự học tập nâng cao trình độ.

b. Về trình độ chuyên môn Kiến thức chuyên môn, kỹ năng kỹ xảo là điều kiện then chốt đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Do đó, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn là một nhiệm vụ không thể thiếu đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn học tập bồi dưỡng để nâng cao sự hiểu biết, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn phù hợp với xu thế

phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của sản xuất trong nền kinh tế tri thức và nền kinh tế đại công nghiệp.

Hiện nay, nhà trường còn 25 giáo viên có trình độ cao đẳng và trung cấp, CNKT nên những người này cần thiết được cử đi học những lớp chuyên đề về các chuyên ngành hoặc liên thông để nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Muốn vậy, Nhà trường cần quan tâm, giao chỉ tiêu cho các Khoa, Tổ môn và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên đi học tập bồi dưỡng nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

c. Nâng cao tay nghề Đào tạo nghề có nghĩa là đào tạo những người có tay nghề thực hành vững vàng. Nếu như ở những môn lý thuyết, uy tín của người giáo viên là những kiến thức, trình độ hiểu biết chuyên môn sâu thì đối với giáo viên giảng dạy thực hành uy tín của họ lại là các thao tác, động tác chuẩn mực, những kỹ năng kỹ xảo mà họ có được, họ không chỉ nắm vững chuyên môn mà còn phải rèn luyện tay nghề điêu luyện, chính xác...

Bồi dưỡng kỹ năng thực hành phải được diễn ra thường xuyên vì chỉ có rèn luyện, bồi dưỡng tay nghề thường xuyên thì người giáo viên mới có thể truyền đạt hết những kiến thức chuyên môn cho HS và biết cách hướng dẫn các em thực hành một cách thuần thục. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về lý thuyết còn phải đồng thời rèn luyện tay nghề tới mức độ cần thiết để đào tạo được đội ngũ giáo viên có tay nghề ở bậc 6-7/7.

Kỹ năng thực hành chỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình luyện tập, nếu sao nhãng việc rèn luyện thì thao tác cũng giảm sút, các động tác trở lên vụng về, thiếu tính thuyết phục và từ đó người giáo viên sẽ không còn uy tín đối với HS.

d. Về ngoại ngữ và tin học

- Ngoại ngữ là một nhu cầu của xã hội trong thời kỳ mở cửa, đó cũng là đòi hỏi của tiêu chuẩn chức danh giáo viên. Qua phân tích thực trạng chương 2 ta thấy, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên Nhà trường hiện nay còn rất thấp, chỉ đáp ứng được trình độ tối thiếu là trình độ A, số còn lại có trình độ B, C chỉ là về mặt danh nghĩa còn thực tế kiến thức của họ còn quá xa vời so với chuẩn của trình độ B, C. Do đó, trong

những năm tới nhà trường phải phấn đấu có 100% giảng viên biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ, trong đó có ít nhất là khoảng 30% thực sự sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp và dự hội thảo khoa học quốc tế. Cần lưu ý rằng, việc lựa chọn ngoại ngữ để bồi dưỡng cho giáo viên phải dựa trên nhu cầu về sở trường của cá nhân, mặt khác dựa vào định hướng của tập thể bộ môn, khoa và nhà trường. Công tác bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên là cần thiết vì đó là những yêu cầu trình độ của ngạch viên chức giáo dục đào tạo do Nhà nước quy định. Cùng với việc bồi dưỡng ngoại ngữ, nhà trường cần tăng cường bố trí cho giáo viên đi thăm quan, thực tập tu nghiệp ở nước ngoài. Vừa nâng cao trình độ ngoại ngữ vừa tăng cường hiểu biết thực tế.

- Tin học là một công cụ quan trọng được ứng dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội nhất là trong dạy học, nhờ có máy tính mà việc soạn bài của giáo viên rất thuận lợi. Hiện nay, nhà trường có 02 phòng thực hành máy tính và tất cả các phòng khoa trong trường đều được trang bị máy tính để phục vụ cho công việc, song đa số giáo viên chỉ sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản là chủ yếu mà chưa khai thác hết những tính năng, tác dụng cũng như các phần mềm trên máy. Để giúp giáo viên sử dụng tốt các phần mềm này, nhà trường cần thường xuyên mở lớp tập huấn máy tính và coi việc sử dụng tin học trong giảng dạy là việc làm bắt buộc đối với họ.

e. Kiến thức về thực tế sản xuất Nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và đang từng bước tiếp cận nền kinh tế trí thức, nhiều công nghệ mới hiện đại được ứng dụng. Do đó, người giáo viên phải hoà nhập ngay được với thực tế sản xuất. Nếu chúng ta đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với thực tế sản xuất thì hiệu quả đào tạo càng cao, uy tín của nhà trường trong xã hội ngày càng được nâng lên. Đội ngũ giáo viên phải thường xuyên tiếp cận với thực tế sản xuất, đưa được nội dung về kỹ thuật, công nghệ cũng như thiết bị mới vào tổ chức quá trình đào tạo, có như vậy thì đào tạo mới sát với thực tế theo đúng phương châm “học đi đôi với hành”. Trong những năm qua, chúng ta đó mắc sai lầm trong việc tách rời nhà trường và cơ sở sản xuất. Hàng năm giáo viên dạy thực hành không có chế độ đi thực tế ở các nhà máy nên họ lâm vào tình trạng dạy cái mình sẵn có chứ không dạy cái thị trường cần, các cơ sở sản xuất cần vì vậy sản phẩm chúng ta đào tạo ra khó được thị trường chấp nhận. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên phải chú ý từ việc bù đắp những thiếu

hụt về thực tế. Hàng năm phải bố trí cho đội ngũ này đi thực tế tại các cơ sở sản xuất để tiếp cận với những kỹ thuật và công nghệ mới.

Mặt khác, nhà trường cần tập trung kinh phí để mua sắm các trang thiết bị mới phù hợp với thực tế xã hội cần như các dụng cụ thí nghiệm hiện đại, các phòng thực tập để nâng cao kỹ năng thực hành... Cùng với các biện pháp nâng cao năng lực thực hành cho giáo viên giảng dạy thực hành cần phải tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới, để họ có điều kiện tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới làm cho đội ngũ giáo viên có điều kiện mở mang kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề. Đây là một biện pháp bồi dưỡng thực tế có hiệu quả giúp cho giáo viên vững vàng về thực hành góp phần nâng cao chất lượng đào tạo làm cho đất nước tiếp cận nhanh chóng với sự phát triển của thế giới.

Tóm lại 03 trường nêu trên đều là những điểm sáng trong công tác quản trị nguồn nhân lực thông qua việc quản lý, đãi ngộ, bồi dưỡng hoặc bằng các hình thức đào tạo tại chỗ. Các nhà trường đều có các mô hình hay như đào tạo kết hợp với sản xuất, học sinh vừa được học và vừa được tham gia sản xuất các mặt hàng như ngoài thị trường, giảng viên được va chạm với doanh nghiệp tăng thêm tay nghề, vốn quản lý được phong phú thêm. Các trường đều rất quan tâm đến viêcvj tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là các chế độ đãi ngộ cũng như đào tạo góp phần cho giảng viên yên tâm công tác gắn bó lkaau dài hơn với nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 32 - 35)