Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 35 - 38)

Hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu về quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, dưới đây là một số công trình nghiên cứu điển hình mà tác giả đã tham khảo. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Tổng Công ty công

nghiệp tàu thủy”, tác giả: Vũ Văn Hân, trường đại học Mỏ - Địa chất năm 2015. Luận văn này nhằm nâng cao chất lượng công tác QTNL tại Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

- Luận văn thạc sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty truyền tải điên quốc gia”, tác giả Đỗ Thị Ngọc Thúy, trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia năm 2015. Luận văn này nhằm hoàn thiện và đề ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực

cho Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của Tổng công ty.

- Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường cao đẳng công nghiệp Sao đỏ” tác giả Tô Thu Thủy, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2015. Luận văn này nhằm hoàn thiện và đề ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ giảng viên của trường.

- Sách “Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” do tác giả Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm biên soạn (năm 1996). Cuốn sách nói về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia, đồng thời đưa ra chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới.

- Bài báo “Giải bài toán phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”, tác giả Đỗ Huyền - đăng trên báo kinh tế thời đại (2014). Bài báo này đưa ra những hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam đó là thiếu công nhân lành nghề để phát triển các ngành kinh tế chủ lực và đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế về nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam để các Bộ, ngành địa phương, các doanh nghiệp phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của riêng mình.

Tóm lại, có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nghiên cứu trên nêu ra thực trạng về nhân lực và những hạn chế cần khắc phục, từ đó, đưa ra các giải pháp hữu ích phù hợp với điều kiện doanh nghiệp được nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào được thực hiện cho công tác quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc. Điểm khác biệt của đề tài: “Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc” của tác giả đó là tác giả hoàn thiện thêm công tác quản trị ở nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là công tác bố trí, sắp xếp lại lao động cho phù hợp hơn trong thời kỳ kinh tế hiện nay, tác giả tìm ra những hạn chế và bất cập chưa phù hợp với hiện tại, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm củng cố và hoàn thiện hơn công tác quản trị nhân lực trong điều kiện cụ thể của công ty.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã hệ thống lại các vấnđề lý luận cơ bản về quản trị nhân lực, tập trung vào 2 nội dung: đặc điểm nguồn nhân lực của các trường cao đẳng nghề, kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực của các trường cao đẳng nghề. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản trị nhân lực củanước ngoài và Việt Nam. Đồng thời tổng quan một số công trình nghiên cứu về quản trị nhân lực từ đó khẳng định nghiên cứu về công tác quản trị nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơnlà hoàn toàn cần thiết.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Ở

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)