Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lự cở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 78 - 80)

3.3 Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn

Trường Cao đẳng Nghề Lạng Sơnđã xây dựng được quy trình nhân sự khá chặt chẽ và khoa học trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, công tác quản lý cán bộ, viên chức ngày càng đi vào quy củ. Việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỉ luật cán bộ, viên chức ngày càng đổi mới và được thực hiện theo quy trình cụ thể, minh bạch. Quy định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức của Trường được xây dựng phù hợp với Chương trình hành động của Trường. Sinh viên được giữ lại làm giảng viên được tạo điều kiện tiếp tục học được tạo điều kiện tiếp tục học tập để nâng caotrình độ chuyên môn. Sinh viên giữ lại làm viên chức hành chính được tham dự lớp nghiệp vụ hành chính ngạch chuyên viên. Việc đánh giá cán bộ, viên chức của Trường ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Trường trong thời gian tới, Trường sẽ tập trung thực hiện các biện pháp phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường. Từ những tồn tại cần khắc phục tác giả luận văn để xuất một số giải pháp

3.3.1 Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên tại trường cao đẳng nghề Lạng Sơn

3.3.1.1 Mục tiêu

Ý nghĩa của quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Nghề Lạng Sơnlà nhằm xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên theo chuẩn, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực cho xã hội.

Quy hoạch về số lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm đảm bảo tính duy trì đủ, ổn định đội ngũ cán bộ, giảng viên, đảm bảo số lượng HSSV/ GV theo qui định. Đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, giảng viên hoàn thành nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giảng viên có thời gian tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ theo chuẩn, đảm bảo việc sử dụng hợp lý và hiệu quả, đồng thời phát huy tối đa khả năng của cán bộ, giảng viên.

Quy hoạch về cơ cấu của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm tạo ra sự đồng bộ và cân đối đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường thể hiện ở các mặt độ tuổi, giới tính, trình độ, ngành nghề.

Quy hoạch về chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ, năng lực, phẩm chất theo chuẩn và đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành nội vụ và xã hội đến năm 2020; tạo ra sự kế tục giữa các thế hệ cán bộ, giảng viên, không bị hụt hẫng về chất lượng nguồn nhân lực

3.3.1.2 Nội dung

Phòng Tổ chức - Cán bộ phải đóng vai trò cố vấn, tư vấn và hướng dẫn các Phòng ban chức năng, Khoa, Bộ môn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của từng cá nhân, Khoa, phòng, Bộ môn cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của nhà trường. Phòng Tổ chức – Cán bộ: Xác định chức năng và mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường,

điều tra, khảo sát, phân tích đặc điểm của nhà trường, điều kiện hoàn cảnh và thực trạng khả năng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trường hiện có để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2016, định hướng đến năm 2020, trong từng năm học phù hợp với yêu cầu phát triển nhà trường. Dự báo phát triển nguồn nhân lực đến

năm 2016, định hướng năm 2020 về số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho ngành nội vụ và xã hội.

Soạn thảo kế hoạch tổng thể, đề ra các mục tiêu, hình thành các chương trình, đề ra những ưu tiên và thiết kế chương trình thực hiện. Ở nội dung này, Hiệu trưởng nhà trường cần có một kế hoạch tổng thể ở tầm vĩ mô để đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, chú ý đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ quản lý, những giảng viên nòng cốt (đầu ngành) cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

3.3.1.3 Điều kiện thực hiện

Để việc lập qui hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2016, định hướng đến 2020 thiết thực, khả thi cần đảm bảo các điều kiện sau:

Các phòng, khoa phải đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực từng bộ phận mình, dự báo phát triển nguồn nhân lực căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, qui mô phát triển của nhà trường làm cơ sở để Phòng Tổ chức – Cán bộ tổng hợp, lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch từng năm, từng kỳ cho phù hợp.

Phải phát huy dân chủ trong xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ. Hình thành ý thức trách nhiệm trong các cấp quản lý, từng phòng, khoa, bộ môn và từng cán bộ, giảng viên đối với việc xác định nhu cầu, nội dung và hình thức đào tạo bồi dưỡng một cách phù hợp, khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 78 - 80)