Những thành tựu đạt được trong đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 41 - 49)

Trong những năm vừa qua, Nhà trường luôn chủ động trong việc tiếp xúc với doanh nghiệp để định hướng cho quá trình đào tạo của mình, thông qua các hình thức như: mời doanh nghiệp góp ý về chương trình đào tạo; đào tạo hệ sơ cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp; liên hệ cho học sinh thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể tuyển chọn luôn số học sinh này vào làm việc. Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ thường xuyên với nhiều doanh nghiệp như: Công ty Honda Việt Nam; Công ty Cơ khí chính xác Việt Nam 1; Công ty DIEZEN; Công ty COSMOS; Công ty lắp máy Hà nội; Công ty cơ khí Nam Hồng Hà nội....

Công tác tư vấn việc làm sau tốt nghiệp cũng đã được triển khai khá tốt, kết quả học sinh ra trường đi làm ngay đạt trên 80% và sau 1 năm gần như 100% các học sinh đều có việc làm. Thậm chí như trong năm vừa qua, học sinh ra trường không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn là một trong 11 trường dạy nghềtrong cả nước được thụ hưởng vốn vày ODA của Cộng Hòa Liên Bang Đức với tổng số 2 triệu EUR để đầu tư trang thiết bị dạy nghề tập trung cho 3 lĩnh vực: Cơ khí cắt gọt; Điện- Điện tử và công nghệ ôtô. Dự án này được thực hiện bắt đầu từ ngày 26/4/2015, quá trình vận động và triển khai tới nay đã đi vào giai đoạn đấu thầu. Tháng 1/2016 đã tiến hành lắp đặt thiết bị.

Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của dự án Hỗ trợ kỹ thuật dạy nghề Việt Nam (TVET) . Qua đó trường đã có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức của Đức như: Tổ chức hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam (GTZ); Ngân hàng tái thiết Đức (KFW); DED; CIM; InWENT. Các tổ chức này đã giúp đỡ Nhà trường trong các lĩnh vực:

- Phát triển và đổi mới chương trình dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động và các tiêu chuẩn quốc tế.

- Cung cấp các tài liệu giảng dạy và học tập phù hợp - Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp.

quốc (KOICA); Hội đồng giáo dục Anh ( British council); Đại sứ quán Nhật bản... nhằm hỗ trợ đầu tư trang thiết bị và con người trong quá trình đào tạo. Cụ thể:

- Từ năm 2014-2016: Tổ chức KOICA đã cử 6 tình nguyện viên đến làm việc tại trường, hỗ trợ Nhà trường giảng dạy tiếng Hàn quốc và một số lĩnh vực chuyên môn khác như: Cơ khí; Điện tử. Đồng thời cũng đã hỗ trợ trang thiết bị cho Trường ở các nghề Điện tử; Tin học; ngoại ngữ...với tổng số khoảng 75.000USD.

- Năm 2016, Đại sứ quán Nhật bản đã viện trợ không hoàn lại toàn bộ thiết bị hàn, cắt công nghệ cao cho Nhà trường với tổng giá trị là 100.000USD.

- Hội đồng giáo dục Anh thường xuyên tổ chức các Hội nghị trao đổi chuyên môn, tìm hiểu hợp tác giữa Nhà trường và một số trường của Vương quốc Anh.

2.1.3.1 Công tác tuyển sinh

Bảng 2.1: Quy mô đào tạo từ 2010-2016

Năm học Quy mô đào tạo Hệ đào tạo

Dài hạn Ngắn hạn Liên kết 2010-2011 1139 440 639 60 2011-2012 1320 732 464 124 2012-2013 1436 1069 180 187 2013-2014 2045 1648 210 187 2014-2015 3011 2161 500 350 2015-2016 3569 2604 600 365

(Nguồn phòng Đào tạo)

Nhà trường coi công tác tuyển sinh quan trọng đặc biệt quanh năm. Trường đã xây dựng lại tổ chức tuyển sinh có cán bộ có kinh nghiệm phụ trách, đồng thời đang tiếp tục hoàn thiện về tổ chức, cơ chế chính sách để thu hút tất cả các tổ chức, cá nhân CBNV và sinh viên tham gia vào công tác tuyển sinh.

Đối với hệ đào tạo chính quy:

Ban Giám hiệu trực tiếp chỉ đạo Hội đồng Tuyển sinh Nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý, linh hoạt với quyết tâm cao, Trường đã tuyển được 1130

sinh viên hệ cao đẳng chính quy, vượt 41,25% so với chỉ tiêu của Bộ giao và tăng gần gấp 2 lần so với số chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 – 2017.

Hệ TCCN tuyển được 407 học sinh, tăng 23% so với năm trước nhưng chỉ đạt 34% chỉ tiêu Bộ giao.

Các hệ đào tạo khác

- Cuối năm 2016, Nhà trường tổ chức tuyển sinh hệ đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐCQ. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên triển khai hệ đào tạo này, chưa có kinh nghiệm nên chỉ tuyển được 27 học sinh vào 2 ngành Kế toán và Tài chính Ngân hàng, số học sinh này hiện phải nhờ Khoa Đào tạo Thường xuyên của Đại học Công Đoàn đào tạo.

- Năm 2016, Trường cũng đã được Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho phép đào tạo Cao đẳng Nghề với 2 nghề: Kế toán Doanh nghiệp và Quản trị mạng máy tính, mỗi năm 400 chỉ tiêu. Nhà trường đã hợp tác với Trung tâm Hợp tác và Phát triển đào tạo Nghề tại Lạng Sơntuyển sinh và đào tạo. Số học sinh vào học khóa đầu được 366 em, đến nay còn lại là 274 em.

Có được kết quả trên phải kế đến định hướng quan trọng đúng đắn của BGH, xác định công tác TS là trung tâm, xác định lựa chọn các biện pháp tuyển sinh phù hợp hiệu quả. Đặc biệt đã phát huy sức mạnh toàn trường cho công tác TS. Trong đó phải kể đến sự cố gắng tận tụy của CBNV Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, phòng Hành chính tổng hợp, các thày giáo chủ nhiệm, các thày cô giáo trẻ, sinh viên tình nguyện đã làm việc tận tụy trách nhiệm khẩn trương không kể giờ.giấc phục vụ tuyển sinh được kịp thời. Các thầy cô lãnh đạo các bộ môn đã tận dụng mối quan hệ của mình đưa về trường trên 2 ngàn hồ sơ để gọi xét tuyển, kế đó là sự tuyên truyền của chính sinh viên nhà trường.

2.1.3.2 Hoạt động đào tạo.

* Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo và quản lý đào tạo

- Trên cơ sở dự kiến kế hoạch tuyển sinh sát đúng, phòng Đào tạo đã có phương án tổ chứclớp học, ngành học cho học sinh - sinh viên Khóa II khá cụ thể; chủ động dự kiến lớp học, xây dựng thời khóa biểu đào tạo khóa I và khóa II sớm, hợp lý tạo điều kiện

để các Bộ môn sắp xếp, bố trí lực lượng giáo viên tham gia giảng dạy chủ động ngay từ khi chuẩn bị kết thúc năm học 2016-2017.

- Ban Giám hiệu đã thường xuyên chỉ đạo các Bộ môn tổ chức biên soạn đề cương các học phần, để quản lý thống nhất về nội dung, viết bài giảng; Đồng thời điều chỉnh các chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu từng khóa. Xây dựng quy chế đào tạo và khung chương trình đào tạo các ngành và chuyên ngành theo tín chỉ để chuẩn bị điều kiện cần thiết chyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ vào năm 2019-2020.

Cho đến nay việc biên soạn đề cương chi tiết các học phần đang được triển khai tích cực. Bộ môn kinh tế chung đã biên soạn 11/11 các học phần áp dụng cho đào tạo theo tín chỉ. Bộ môn TC-NH đã biên soạn 17/22 học phần. Bộ môn QTKD 9/14 học phần; Bộ môn du lịch: 18/30; Bộ môn CNTT: 7/ 24 học phần. Các bộ môn đều xây dựng kế hoạch hoàn thành việc biên soạn đề cương trong năm 2013. Ngoài ra các bộ môn cũng đã xây dựng được 15 bài giảng các học phần làm tài liệu giảng dạy và tham khảo. Để chuẩn bị cho đào tạo theo tín chỉ và điều chỉnh các chương trình đào tạo của các chuyên ngành HĐKH-ĐT của trường đã chỉ đạo các bộ môn xây dựng 100% chương trình các chuyên ngành đào tạo theo tín chỉ với tinh thần:

Đảm bảo chương trình khung của Bộ, đạt chuẩn, thiết thực, phù hợp với đặc thù của trường, có tính liên thông.

Các bộ môn Chính trị, Bộ môn cơ bản, Bộ môn tiếng Anh đã có nhiều cố gắng trong thống nhất chương trình, nội dung giảng dạy. Đặc biệt bộ môn tiếng Anh, sau hội nghị chuyên đề về “ Dạy và học tiếng Anh” đã có nhiều cố gắng trong thay đổi tài liệu giảng dạy cho phù hợp với các chuyên ngành, biên soạn tài liệu tham khảo, soạn thảo các đề thi…cho phù hợp.

- Đã xây dựng kế hoạch và tổ chức việc thi, thi lại, học lại phù hợp với các quy chế của Bộ GD&ĐT và các quy định của trường chặt chẽ, nghiêm túc, tạo điều kiện cho học sinh – sinh viên nâng cao ý thức học tập và rèn luyện.

- Năm 2016, hệ đào tạo TCCN khóa I của trường kết thúc khóa học đây là sản phẩm đầu tiên của trường. Do vậy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo các phòng và Bộ môn phải xây

dựng kế hoạch và nội dung thực tập tốt nghiệp, kế hoạch ôn thi và thi tốt nghiệp sớm nhằm tạo điều kiện cho các em có thể tốt nghiệp với chất lượng khá, chuẩn bị điều kiệncho các em học liên thông ngay.

Đặc biệt, Phòng Đào tạo và hai Bộ môn Cắt gọt kim loại và Điện công nghiệpđã chủ động điều chỉnh kế hoạch, chuẩn bị nội dung, tăng cường giảng dạy kiến thức thực hành, thực tế ngay tại trường được các thày cô giáo và sinh viên đánh là thiết thực và hiệu quả.

* Công tác quản lý đào tạo.

- Trên cơ sở kế hoạch đào tạo được xây dựng hơp lý, thời khóa biểu được dự kiến sớm, các bộ môn đã cùng với phòng Đào tạo phối hợp điều chỉnh sắp xếp bố trí thời khóa biểu phù hợp cho các giáo viên, bên cạnh đó có sự phối hợp của các giáo viên chủ nhiệm, thường xuyên theo dõi, giải quyết hợp lý những tình huống đột xuất, nên không để xảy ra tình trạng bỏ giờ tùy tiện.

Các học phần giảng dạy có nhiều người tham gia, phần lớn các bộ môn đều xây dựng được đề cương thống nhất.

Nhiều giáo viên giảng dạy các học phần: Chính trị, Toán, Tiếng anh, Giáo dục Quốc phòng, Kinh tế Chung và các học phần chuyên ngành đã thể hiện tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, chất lượng tốt, tạo niềm tin và sự phấn khởi cho học sinh

- Công tác tổ chức thi, học lại, thi lại, làm đề, chấm thi, vào điểm… thực hiện theo đúng quy chế, quy định, quy trình, nghiêm túc, khoa học, khách quan, chất lượng… đã có tác động tích cực đến dạy và học, và ý thức trách nhiệm, thái độ trong học tập và thi của học sinh – sinh viên toàn Trường.

- Đã qua 2 năm trường tổ chức thăm dò ý kiến của học sinh – sinh viên về tình hình giảng dạy các học phần Nhìn chung các ý kiến đều có những những nhận xéttốt, cũng có nhiều kiến nghị hợp lý có thể tham khảo cho giáo viên và các Bộ môn cải tiến trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo được tốt hơn.

- Trong năm qua trường đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề như các hội nghị chuyên đề về dạy và học tiếng Anh; hội nghị về xây dựng thương hiệu; hội nghị về tăng cường

hội nghị trên tạo được không khí dân chủ, cởi mở, tạo sự đồng thuận có tác dụng tốt trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo và các công việc khác của trường.

- Trường đã xây dựng Quy định về chức trách nhiệm vụ của giáo viên trong công tác giảng dạy. Dựa vào quy định của Bộ, tham khảo kinh nghiệm các trường đã xây dựng các mức nghĩa vụ, đồng thời điều chỉnh nhiều quy định về mức chi cho giảng dạy và các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo nhằm khuyến khích, thu hút giảng viên, đảm bảo sự công bằng, khách quan.

- Phòng Đào tạo và các Bộ môn tiếp tục chỉ đạo các giáo viên thực hiện các quy định về giảng dạy, ra đề, chấm thi, nộp điểm, hoàn thành các mẫu biểu theo quy định nên đảm bảo tính thống nhất và nghiêm túc. Chưa thấy xuất hiện tiêu cực trong chấm thi, cho điểm trong đội ngũ giáo viên.

2.1.3.3 Công tác học sinh – sinh viên.

Ban giám Hiệu hết sức coi trọng công tác HS-SV, xác định công tác HS-SV là khâu trung tâm, có vài trò quan trọng quyết định đến việc hình thành nhân cách nguồn nhân lực do Nhà trường đào tạo.

- Thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, tâm huyết, tận tụy, trách nhiệm và hết lòng vì HS-SV, thông qua các hoạt động của tổ chức Đoàn, của các tổ chức hỗ trợ HS-SV, Ban Giám hiệu Nhà trường kịp thời nắm được tình hình học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, tình hình rèn luyện của HS-SV để có biện pháp khắc phục và giáo dục kịp thời.

Hàng năm điểm rèn luyện của HS-SV được thực hiện theo quy trình chặt chẽ có ý nghĩa giáo dục được HS-SV đồng tình, tổ chức thực hiện nghiêm túc.

- Trường đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, xây dựng tập thể lớp và chi đoàn vững mạnh. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn hoàn thành được nhiệm vụ, đa số gương mẫu, có trách nhiệm, có uy tín… đã góp phần tích cực vào thành tích chung của lớp. Nhiều lớp thực sự là một tập thể đoàn kết, thống nhất, có nhiều hoạt động phong phú, góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện. Cuộc họp của lãnh đạo Nhà trường với Ban Cán sự lớp, cán bộ các Chi đoàn toàn Trường là

dịp để các em hiểu rõ hơn về nhà trường, xác định rõ vài trò, nhiệm vụ của mình trong các hoạt động chung của lớp và của Trường.

- Ngoài ra trường hết sức coi trọng đến công tác động viên khen thưởng đối với tập thể cá nhân, thực hiện chính sách xã hội đối với HS-SV thuộc diện chính sách và hộ nghèo.

Các hoạt động hỗ trợ một phần tiền tàu xe về tết cho 123 học sinh – sinh viên diện chính sách, hộ nghèo, nhà xa có khó khăn và có cố gắng trong học tập và rèn luyện 03 sinh viên hệ Cao Đẳng Khóa I được cấp học bổng của Bang Hessen – Cộng Hòa Liên Bang Đức. Tổ chức khen thưởng HS-SV có kết quả học tập rèn luyện tốt ngay trong học kỳ I. Một số cán bộ lớp gương mẫu, tích cực được Nhà trường biểu dương kịp thời; Tổ chức thăm viếng, chia buồn với gia đình có học sinh bị mất vì tai nạn, hoàn trả học phí cho gia đình...đã có ý nghĩa giáo dục rất tốt

- Nhìn chung đại bộ phận HS-SV có ý thức tập thể, có trách nhiệm với Trường, với lớp. Các em đã tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ - thể thao của Trường, tham gia đóng góp cho lớp, cho Trường và thực hiện tốt các quy định của Trường.

Công tác HS-SV năm qua đã góp phần trực tiếp vào việc duy trì kỷ luật, an ninh và và nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà trường cần nghiên cứu để sinh viên tự giác, chủ động, tích cự tham gia vào công tác vào mọi hoạt động của công tác này để phát huy hơn nữa vài trò tự chủ của HS-SV.

Về tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường hang năm: Tính cả các lớp liên kết, dài hạn và ngắn hạn trung bình mỗi năm nhà trường có số học sinh tốt nghiệp là 1500 học sinh. Có trên 80 % số học sinh ra trường tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo, hoặc tự tạo việc làm theo ngành nghề đã được đào tạo.

Về cơ sở vật chất vàđiều kiện làm việc của Trường:

- Mặc dù, Cấp ủy, BGH Nhà trường rất quyết tâm trong việc tìm các giải pháp để hoàn thiện các thủ tục về cấp sổ đỏ cho nhà trường. Nhưng đây là vấn đề rất phức tạp, phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực ở trường cao đẳng nghề lạng sơn (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)