Một trong những chủ trương lớn của Bộ Y tế là khuyến khích các bệnh viện công lập thực hiện tự chủ về tài chính để tạo ra một cuộc cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Tuy nhiên, hành trình tự chủ tài chính đang khiến nhiều bệnh viện gặp không ít khó khăn, phải loay hoay tìm giải pháp để tự đứng được trên đôi chân của mình
3.1.3.1. Cơ hội
Thực hiện cơ chế tự chủ, Bệnh viện được trao nhiều quyền hơn. Đến nay, hầu hết các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hiện tại, 100% đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo 3 mức: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Số lượng các đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên là 89/2121 đơn vị (chiếm 4,2%) năm 2017; số đơn vị tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên 1.441 đơn vị (chiếm 68%); số lượng các đơn vị do ngân sách đảm bảo chi hoạt động thường xuyên giảm, từ 678 đơn vị (chiếm 31,8%) năm 2013 xuống 592 đơn vị (chiếm 27,9%) năm 2017. [15]
Thực hiện cơ chế tự chủ, bệnh viện đã chủ động trong việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ. Công tác tổ chức nhân sự, bộ máy theo hướng tinh
gọn, hiệu quả cao, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Cũng như triển khai các giải pháp nhằm tăng nguồn thu một cách chính đáng, thực hiện phân bổ nguồn tài chính hợp lý.
Bên cạnh đó, còn có sự thay đổi tích cực về tinh thần, thái độ làm việc và phục vụ bệnh nhân của cán bộ công nhân viên; cải thiện về cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân, chấp hành tốt các quy định quản lý Nhà nước đối với đơn vị tự chủ. Các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đều đạt và vượt so với cùng kỳ năm trước.
Với việc thực hiện tự chủ về tài chính, bệnh viện đã đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp, chủ động phối hợp với các bệnh viện tuyến trung ương trong triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu thông qua các hoạt động của Đề án 1816, đề án bệnh viện vệ tinh.
3.1.3.2. Thách thức
Bên cạnh những thuận lợi thì bệnh viện cũng như các đơn vị sự nghiệp y tế công khác đang còn gặp một số bất cập, khó khăn, vướng mắc như: Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương hiện nay chưa ban hành hướng dẫn chi tiết, đồng bộ về thực hiện cơ chế tự chủ đối với ngành y tế. Chính sách BHYT còn nhiều bất cập. Số lượng bệnh nhân tăng nhanh nên việc bố trí điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực chưa thật sự đáp ứng được với yêu cầu. Khuôn viên bệnh viện còn chật hẹp so với yêu cầu của phát triển. Hệ thống xử lý rác thải chưa đạt chuẩn phải thuê ngoài dẫn đến chi phí lớn. ãnh đạo một số khoa còn lúng túng trong triển khai thực hiện phương án tự chủ do không có chuyên môn về quản lý kinh tế.v.v...
Không những thế, nguồn kinh phí hoạt động của các bệnh viện chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu dịch vụ KCB BHYT. Từ đó, khó khăn trong thanh toán tiền KCB từ nguồn quỹ BHYT là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thực hiện tự chủ tại các bệnh viện chưa thể đạt được hiệu quả như mong muốn.Việc quyết toán và thanh toán của cơ quan BHXH chậm, không kịp thời, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chi tiêu của đơn vị, nhất là chi trả tiền lương cho nhân viên và trả nợ tiền thuốc, vật tư tiêu hao của các nhà thầu.
Với việc tự chủ về tài chính, bệnh viện công lập sẽ phải tự cân đối thu, chi để đảm bảo chi thường xuyên. Vì vậy, để “thu hút” người bệnh, cơ sở y tế phải có sự cải thiện về cách giao tiếp, ứng xử với người bệnh và đưa ra chiến lược phát triển cụ thể. Việc tự chủ tài chính cũng đòi hỏi mỗi nhân viên y tế nói riêng và bệnh viện nói chung phải tự mình thay đổi, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, nếu không nguồn thu sẽ giảm sút, thậm chí không có người bệnh, không có nguồn thu. Cũng từ đó, người bệnh sẽ có nhiều sự lựa chọn để tìm đến cơ sở y tế khám, chữa bệnh tốt nhất.
Trước đây, các bệnh viện chỉ làm chuyên môn đó là chăm sóc sức khỏe người bệnh, nay phải lo từng đồng lương cho cán bộ, bác sĩ và rất nhiều khoản chi tiêu khác tại bệnh viện,... do đó lãnh đạo nhiều bệnh viện khẳng định không dễ dàng khi thực hiện tự chủ bệnh viện. Đặc biệt, câu chuyện tự chủ tài chính đối với một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng II như Bệnh viện Gang Thép trong điều kiện có nhiều bệnh viện đa khoa, chuyên khoa (01 BV Trung ương; 02 BV đa khoa tuyến tỉnh hạng I; 05 BV chuyên khoa; nhiều trung tâm y tế và các bệnh viện, phòng khám tư nhân) trên cùng địa bàn với nhân lực và vật lực vượt trội hơn BVGT nhiều lần dường như khó khăn hơn nhiều. Cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn còn thiếu và đã xuống cấp, không đồng bộ nên BGVT khó tuyển được nguồn nhân lực chất lượng cao. Đội ngũ bác sĩ thiếu trầm trọng do chế độ đãi ngộ thấp, không đủ nuôi sống gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường (mọi chi phí sinh hoạt, dịch vụ đều đắt đỏ như hiện nay) nên bệnh viện không tuyển được nhân lực có tay nghề cao. Nếu có tuyển được thì cũng chi là bác sỹ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Sau khi được đi đào tạo chuyên sâu các bác sỹ lại chấp nhận đền b chi phí đào tạo và không trở lại để công tác tại Bệnh viện như đã cam kết trước lúc đi học. Bên cạnh đó, các kỹ thuật còn có khoảng cách xa với các bệnh viện tuyến Trung ương; giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ, ... Trong khi người bệnh có tâm lý thích “vượt tuyến”, người bệnh vẫn yên tâm hơn khi lên các tuyến Trung ương để KCB, do đó bệnh viện gặp khó khăn hơn trong việc thu hút bệnh nhân. Đó là những khó khăn mà bệnh viện gặp phải khi tự chủ tài chính.