6. Kết cấu của luận văn
1.3 Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
doanh nghiệp tư vấn xây dựng
doanh nghiệp tư vấn xây dựng
Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh đều có vị trí nhất định. Vì thế nếu một doanh nghiệp tham giá thị trường mà không có khả năng cạnh tranh hay khả năng canh tranh yếu thì sẽ không thể tồn tại được. Việc duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài trong suốt thời gian tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo khả năng duy trì lâu dài sức mạnh của doanh nghiệp, là nền tảng vững chắc cho việc đạt được mục tiêu kinh doanh (lợi nhuận, thị phần…)
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo quy luật cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp, canh tranh có tính hai mặt, nó làm cho điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn, tạo sức ép bất lợi cho doanh nghiệp; mặt khác nó là động lực buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ giảm giá thành sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm, tổ chức hệ thống phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
Trong điều kiện hiện nay, các quy mô và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp đang ngày càng lớn hơn, và ngày càng phải đương đầu với môi trường kinh doanh khốc liệt hơn, cạnh tranh gay gắt vì sự tồn tại, phát triển của chính mình.. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thành hai nhóm, cụ thể như sau:
1.3.1.1 Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn
Các yếu tố bên trong - nhân tố chủ quan là các nhân tố phát sinh từ nội tại bản thân doanh nghiệp có hưởng tới việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sau đây là ảnh hưởng của một số nhân tố chính: