Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 73 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, trong giai đoạn qua, doanh nghiệp cũng tồn tại một số các hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

Thứ nhất, khả năng thanh toán nợ ngán hạn có dấu hiệu giảm và chưa tốt.

Thứ hai, tỷ lệ nợ chiếm khá lớn cho thấy công ty vay khá nhiều vốn từ bên ngoài. Điều này cho thấy công ty bị lệ thuộc và việc vay nhiều như vậy sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro trong kinh doanh.

Thứ ba, sự thay đổi thất thường của số vòng quay hàng tồn khó cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho chưa thực sự tốt, do đó, trong thời gian tới, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến chỉ tiêu này để từ đó giúp công ty thu hồi tốt hàng tồn kho.

Thứ tư, các hiệu suất sử dụng vốn thay đổi thất thường là điều không tốt. Do đó, trong thời gian tới, Công ty cần quan tâm hơn nữa trong việc đẩy mạnh doanh thu để từ đó giúp hiệu suất này ngày càng tốt hơn.

Thứ năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn đầu tư trong giai đoạn qua quá bé và thay đổi thất thường là điều không tốt cho Công ty trong giai đoạn qua.

Thứ sáu, khả năng marketing của Công ty trong giai đoạn qua thực sự chưa tốt; khả năng đổi mới công nghệ của công ty là rất ít. Bởi lẽ, do đặc thù là ngành giao thông, xây dựng nên khó có sự thay đổi trong việc xây lắp.

Thứ bảy, công ty chưa thực hiện góp vốn đầu tư với bất kỳ công ty nào. Điều này gây giảm hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn qua.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế ở trên có thể được giải thích bởi sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Chính những nhân tố này đã khiến cho hoạt động quản lý thi công công trình của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn còn gặp khó khăn. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân bên trong

- Do năng lực, trình độ người lao động:

Trong quá trình thiết kế tổ chức thi công, các kiến trúc sư mặc dù đã có nhiều cố gắng song việc tìm hiểu kỹ các tài liệu về địa chất khí tượng thuỷ văn, đề án thiết kế công trình, khả năng sử dụng mặt bằng thi công, khả năng sử dụng nguồn điện nước trên công trình, khả năng cung cấp vật liệu trên thị trường, điều kiện giao thông vận tải trong vùng và những điều kiện thực tế khác vẫn còn bị hạn chế.

Công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý của cán bộ cũng như khả năng kỹ thuật của các kỹ sư chuyên môn đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặt khác do công tác quản lý lao động chưa tốt, hiệu quả ngày công lao động thấp cơ chế chính sách tiền lương thay đổi, việc thanh toán lương thưởng và các chế độ cho người lao động không được khuyến khích cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng và quản lý nguồn nhân lực còn hạn chế. Trong quản lý lao động còn có nhiều hạn chế vì cán bộ quản lý vẫn mang

tính điều động chứ không phải dựa theo năng lực, lao động chủ yếu của Công ty là thuê từ bên ngoài với số lượng và trình độ còn nhiều biến động.

- Do trình độ sử dụng máy móc, công nghệ:

Trong việc sử dụng máy móc thiết bị còn chưa tính toán đúng lượng máy móc thiết bị cần dùng, chưa lường hết được những phát sinh trong thi công cũng như trong quá trình hoạt động của máy móc có những sai hỏng. Thực tế hiện nay lượng máy móc thiết bị của Công ty nhiều lúc cũng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong hoạt động thi công của Công ty.

- Do trình độ quản lý, sử dụng nguyên vật liệu

Trong việc sử dụng nguyên vật liệu, các bộ phận chức năng còn khá yếu trong việc tính toán nhu cầu nguyên vật liệu của từng công trình và của toàn Công ty. Hiện tại chưa có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực cho công việc hoạch định kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả. Mặt khác do có sự biến động về giá cả nguyên vật liệu, thêm vào đó là việc quản lý vật tư không chặt chẽ, tỷ lệ hao hụt vẫn còn ở mức cao. Việc mua vật tư, vật liệu ở địa phương không đủ chứng từ gây ách tắc trong việc thanh quyết toán công trình.

- Do trình độ tổ chức quản lý công việc

Mặt khác công tác giám sát thi công công trình vẫn còn lỏng lẻo dẫn đến vẫn còn tồn tại một số công trình bị thất thoát nguyên vật liệu và nghiêm trọng hơn đó là chất lượng công trình vẫn chưa được đảm bảo.

Trong quá trình tổ chức thi công xây lắp, Công ty cũng vẫn chưa tìm hiểu kỹ từng công việc cụ thể để bố trí người lao động, cũng giống như những điểm mạnh, điểm yếu của từng tổ đội sản xuất, chưa nghiên cứu kỹ các thông tin ban đầu có liên quan đến quá trình tổ chức thi công chính.

Trong quá trình giám sát, cán bộ giám sát nhiều khi chưa thực hiện đúng trách nhiệm, còn lơ là trong việc kiểm tra dẫn đến những sai sót trong quá trình thi công. Ngoài ra Công ty còn chưa có đủ phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho quá trình giám sát thi công. Mặt khác do hiện nay bộ máy quản lý từ Công ty xuống các đội yếu và tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa bám sát các đội. Một số đội trưởng có trình độ năng lực còn yếu kém, không hiểu hết nội dung công việc để điều hành, nhưng cũng có

những đội trưởng lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo, quy chế khoán không cụ thể rõ ràng của Công ty nên lách vào các sơ hở trong quản lý để thu lợi cá nhân.

- Do trình độ quản lý chất lượng công trình:

Công tác quản lý chất lượng, kỹ thuật thi công nhiều khi không được chặt chẽ, không đúng quy phạm, thậm chí có lần phải phá đi làm lại, dẫn đến thiệt hại lâu dài về uy tín cũng như kinh tế cho Công ty.

Nguyên nhân bên ngoài

Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thi công của Công ty. Tuy nhiên có thể liệt kê một số nhân tố cơ bản như:

- Do điều kiện tự nhiên:

Khí hậu, mưa bão; mặt bằng thi công phức tạp, khu vực thi công đan xen nhau, khó vận chuyển nguyên vật liệu và thi công công trình; ngoài ra, còn do sự khan hiếm về nguyên vật liệu đầu vào, giá cả tăng cao, thị trường sức lao động không ổn định, cụ thể:

Do điều kiện tự nhiên quá phức tạp mà ngay cả kiến trúc sư thiết kế bản vẽ kỹ thuật cũng chưa xem xét hết những khả năng đó nên có nhiều công trình thi công bị đội giá thành hoặc kéo dài tiến độ.

- Do cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước:

Ngoài ra còn có các nhân tố thuộc môi trường xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ như những trở ngại trong việc giải toả mặt bằng ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành công việc.

Hiện tại do các thủ tục hành chính ở mỗi địa phương lại khác nhau và có độ chênh lệch nhất định so với pháp luật. Các thủ tục hành chính rườm rà chậm trễ trong giải quyết làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực thi các công trình. Tình trạng quan liêu của bộ máy quản lý Nhà nước nhất là đội ngũ giám sát làm ảnh hưởng đến việc cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty và việc thực hiện dự án của đội. Việc một số công trình bị trì hoãn giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ thi công đều có nguyên nhân từ đây.

Mặt khác do những yếu tố từ thị trường bên ngoài cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thi công của Công ty. Ví dụ như, thị trường nguyên vật liệu, sự thất thường tăng giảm của thị trường này cũng làm cho các kế hoạch dài hạn của Công ty có nhiều khó khăn. Hoặc thị trường sức lao động cũng có những biến đổi khi Nhà nước có những chính sách về tiền lương mới cũng làm cho Công ty gặp những khó khăn nhất định, thị trường khoa học công nghệ trong nước chưa phát triển, thị trường tài chính chưa ổn định giá cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hoạt động và phát triển của Công ty trong đó có việc quản lý thi công công trình.

Kết luận chương 2

Hiện nay, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới đang phát triển theo xu hướng tự do thương mại với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn nói riêng.

Nội dung chương 2 đã đạt được một số mục tiêu nhất định trong việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn về năng lực tài chính, năng lực hoạt động, năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, năng lực máy móc thiết bị, chất lượng và tiến độ thi công công trình. Từ đó, luận văn đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Công ty. Đây chính là những cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu đề xuất những giải pháp sau này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)