Giải pháp hoàn thiện hệ thống trang bị thiết bị, máy móc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 97 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.8. Giải pháp hoàn thiện hệ thống trang bị thiết bị, máy móc

Với đặc điểm là Công ty cổ phần còn non trẻ nên Công ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn muốn phát triển và vững mạnh thì công ty cần đẩy mạnh công tác nâng cao năng lực về mọi mặt, mọi lĩnh vực, trong đó cần đầu tư và thay thế một số loại thiết bị, máy móc sản xuất đã cũ kỹ, hiệu suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng. Tuy nhiên, trong điều kiện Công ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn còn thiếu vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ đồng loạt công nghệ và thiết bị thì có thể áp dụng các giải pháp sau đây:

- Đầu tư đổi mới công nghệ và hiện đại hóa thiết bị công nghệ, hệ thống quản lý tiên tiến, đồng đều.

- Thay thế những loại máy móc, thiết bị, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu. Cập nhật các phần mềm hiện đại, đầu tư mua sắm các phần mềm có bản quyền. Mỗi năm có thể trích ra 50-80 triệu để thay thế và mua sắm mới các trang thiết bị, máy móc và phần mềm.

- Xây dựng thư viện khoa học trên cơ sở kết nối mạng thông tin để hình thành hệ thống lưu trữ và quản lý tài liệu gốc, các tài liệu có giá trị sử dụng cao, sử dụng lâu dài.

- Tăng cường đào tạo cho đội ngũ cán bộ về việc nâng cao kỹ năng sử dụng trang thiết bị máy móc và công nghệ hiện có của Công ty

Khi thực hiện giải pháp này, công ty mong muốn có thể giảm đến mức thấp nhất chi phí phát sinh do gián đoạn máy móc thiết bị xảy ra, ngoài ra, còn giảm được chi phí do phải phải thuê máy móc thiết bị.

Kết luận chương 3

Dựa vào những cơ sở khoa học đã được trình bày trong chương 1 về nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty xây dựng, với những phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn trong chương 2, chương này của luận văn đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới.

Trước hết, tác giả luận văn có đề cập đến mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2017-2020. Trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến những mục tiêu phát triển về các mặt như tiềm lực tài chính, quản lý lao động, quản lý và sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu, quản lý máy móc thiết bị thi công công trình…

Trên tinh thần đó, tác giả luận văn có đề xuất các giải pháp chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn trên thị trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm 3 miền: Bắc, Trung, Nam đến năm 2020 định hướng tới năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Theo đó việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông trong những năm tới ở nước ta được mở ra với quy mô ngày càng lớn. Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành và phát triển các tập đoàn lớn, những Tổng công ty, những công ty tư vấn xây dựng mạnh có tầm cỡ như một số tập đoàn nước ngoài đang có mặt tại thị trường tư vấn xây dựng nước ta. Đây là những công ty tư vấn xây dựng có lực lượng lao động, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên môn dồi dào, tiếp thu nhanh các kinh nghiệm, đã và sẽ là lực lượng chính thực hiện hầu hết các các nội dung công việc trong các lĩnh vực tư vấn xây dựng. Vấn đề quan trọng nhất là các công ty tư vấn phải nâng cao khả năng cạnh tranh để thắng thầu và nhận được nhiều hợp đồng.

Qua tìm hiểu thực tế hoạt động của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng cụ thể là Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn và nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường luận văn tốt nghiệp cao học đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn”, đã đạt được những kết quả sau:

1. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận tư vấn, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn với những nội dung: tư vấn xây dựng và doanh nghiệp tư vấn xây dựng, khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn.

2. Phân tích tình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn, phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty, so sánh các chỉ tiêu đó của Công ty với một số đối thủ cạnh tranh. Rút ra kết luận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu, điểm chưa được để nâng cao năng lực canh tranh và định hướng phát triển cho Công ty.

3. Dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với phân tích đánh giá thực trạng năng lực của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn, đề tài đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

4. Đề tài đưa ra các kiến nghị với nhà nước trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và lớn mạnh.

Với những kết quả này, luận văn có thể là tài liệu giúp cho Công ty xây dựng chiến lược nâng cao năng lực tư vấn của mình, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các cá nhân, đơn vị tư vấn muốn tìm hiểu về tư vấn, doanh nghiệp tư vấn, năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn…

Luận văn còn nhiều thiếu xót do việc phân tích đánh giá năng lực tư vấn của đơn vị tư vấn là việc làm khó khăn, các chỉ đánh giá mang nặng tính định tính, khó định lượng. Chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn chỉ được đánh giá qua thực tế, phải qua nhiều năm sử dụng công trình khi đã đưa vào sử dụng, vận hành mới có thể đánh giá được. các giải pháp được đưa ra chỉ dừng lại ở mức độ gợi mở chưa thực sự xem xét tính khả thi, nguồn kinh phí … Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy cô, bạn đọc để luận văn hoàn thiện.

Tác giả để xuất một số kiến nghị như sau:

-Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế. Thực tế đã chỉ ra, thể chế nào, doanh nghiệp ấy. Một thế chế kinh tế nếu phù hợp với thực trạng đất nước, quy luật phát triển của thời đại sẽ có tác dụng thúc đẩy to lớn đối với sự phát triển của đất nước, thúc đẩy sự hình thành một hệ thống doanh nghiệp hùng mạnh có khả năng cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải tạo hành lang pháp lý ổn định, bình đẳng giữa các doanh nghiệp mọi lĩnh vực hoạt động đều xuất phát theo luật (Luật doanh nghiệp, Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật thương mại …). Bộ máy làm Luật chuyên nghiệp, tránh tình trạng Luật quy định không chi tiết, nhiều lỗ hổng kéo theo quy trình hướng dẫn Luật: Nghị định, Thông tư, thông tư liên bộ, xuống địa phương, ban ngành lại có công văn hướng dẫn. Như vậy sẽ dễ gây chồng chéo, nhiều văn bản pháp quy, lách luật, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

- Các chính sách liên quan đến hoạt động tư vấn phải được xem xét điều chỉnh phù hợp với tình hình mới để tạo ra khung pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn diễn ra thuận lợi, thuc đẩy sự phát triển của ngành tư vấn xây dựng. Có chính sách sử dụng tối đa nhân sự trong nước trong các liên danh với nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các nhà tư vấn trong nước nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm.

- Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Thông qua việc ban hành quy chế, quy định về việc công khai năng lực của tổ chức cá nhân để giám sát, kiểm soát chặt việc cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ chuyên môn cá nhân, tổ chức hoạt động tư vấn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chu Văn Cấp, Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 2003.

2 Nguyễn Văn Chọn, Quản lý Nhà nước về Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2001.

3 Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn, Các tài liệu và báo cáo tài chính của các năm 2012, 2013, 2014, 2015, báo cáo của các phòng ban.

4 Bạch Thụ Cường, Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội, 2002.

5 Lê Đăng Doanh, bài dịch “Đánh giá của diễn đần kinh tế thế giớivề năng lực cạnh tranh của Việt nam”, Vietnam Economic Review, (số 72), trang 43-44, 2005.

6 Nguyễn Quốc Dũng, “Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.

7 Trang Đan, “Yếu tố nào hạn chế khả năng cạnh tranh khi hội nhập”, tạp chí Đầu tư chứng khoán, (số 186), trang 19, 2003.

8 Nguyễn Hồng Thái, “Nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”, tạp chí Giao Thông Vận Tải, (số 6), trang 23, 26-28, 2005.

9 V.P, “Xoá bỏ độc quyền và đặc quyền trong kinh doanh”, trang tin điện tử Vn.Express.net, 2006

10 Đoàn Khải, “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trước khi gia nhập WTO”, tạp chí Giáo Dục Lý Luận, (số 7), trang 20-24, 2005. 11 Công ty TNHH xây dựng và thương mại Khánh Dương,công ty CPĐTXD hạ tầng kinh tế Trần Mai, các tài liệu và báo cáo của các phòng ban.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)