Giải pháp tăng năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 84 - 87)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Giải pháp tăng năng lực tài chính

Sức mạnh tài chính của mỗi doanh nghiệp không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp quy định mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng quy định. Nếu có uy tín, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn tài chính lớn tài trợ cho các dự án hiệu quả của mình. Nếu không có uy tín, để vay được vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khắt khe, hoặc huy động được ít, hoặc lãi suất huy động cao. Trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp do quy mô tài sản, do truyền thống làm ăn đứng đắn và hiệu quả, do các quan hệ đối tác lành mạnh... quy định.

Để nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, trước hết là tăng khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, để giải quyết cần thực hiện theo hai hướng cơ bản:

Thứ nhất, cần giảm các khoản nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Để làm được điều này, theo tác giả, công ty cần phát hành cổ phiểu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn. Đây là hình thức vừa giúp Công ty gia tăng được vốn chủ sở hữu, vừa hạn chế việc vay nợ ngân hàng. Đồng thời giúp công ty phát triển bền vững.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, theo tác giả, công ty cần nâng cao hơn nữa doanh thu thuần và hạn chế sự tăng vốn quá mức của doanh nghiệp trong thời gian tới. Để tăng doanh thu, cần gia tăng lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả, tránh lãng phí.

Thứ ba, tích cực chủ động thu hồi dứt điểm công nợ. Để làm được điều này, theo tác giả, công ty cần có những biện pháp cần thiết để từ đó giúp công nợ dễ thu hồi hơn. Biện pháp đưa ra là nên có các chiết khấu, phần thưởng nhỏ cho các doanh nghiệp thanh toán sớm, đồng thời thực hiện liên kết với các công ty thu hồi nợ, các bên thứ ba hoặc bán nợ để thu hồi công nợ ngày càng tốt hơn.

Thứ tư, tổ chức hợp lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ giảm rất nhiều các khoản chi phí nằm trong giá thành sản phẩm, do đó có ảnh hưởng tích cực đến việc hạ thấp giá thành đồng thời doanh thu tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận

cũng được thực hiện nhanh chóng khiến cho DN có đủ vốn để đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu cho hoạt động SXKD.

Thứ năm, tìm biện pháp để sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm. Để làm được điều này, Công ty cần sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí vốn. Hạn chế các chi phí không cần thiết, tiết kiệm các chi phí như sản xuất chung; quản lý doanh nghiệp... để từ đó giúp công ty có thêm nguồn quỹ để phát triển sản xuất.

Để giải quyết những hạn chế đối với việc tăng năng lực tài chính doanh nghiệp, cần có sự kết hợp thực hiện các giải pháp từ phía Chính phủ với việc áp dụng các cơ chế, chính sách phát triển thị trường tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp; từ phía hệ thống ngân hàng nhằm tăng khả năng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng và từ phía bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên, những giải pháp từ phía Chính phủ và ngân hàng sẽ không phát huy hết tác dụng nếu tự Công ty không có những nỗ lực của mình. Có thể nói, tăng năng lực tài chính cũng là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn xin đề xuất một số biện pháp cụ thể sau đây:

- Hạn chế việc đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều vì không mang lại hiệu quả lâu dài.

- Thực hiện tốt việc duy trì khả năng thanh toán nợ lúc cần thiết, đáp ứng được nhu cầu của các khoản nợ cần thanh toán.

- Tăng nguồn vốn chủ sở hữu để nâng cao tỷ lệ tự tài trợ để không phải chịu những ràng buộc và sức ép lớn của các khoản nợ vay. Lập kế hoạch huy động vốn, liên kết kinh doanh

- Quan tâm sát sao đến công tác thu hồi công nợ.

- Nâng cao hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, đặt ra các biện pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính, sử dụng tốt nguồn vốn.

+ Không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán. Đội ngũ kế toán phải thiết lập đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cung cấp cho Ban giám đốc thông tin kịp thời và chính xác về tình hình ngân sách của doanh nghiệp.

+ Chủ động hoạch định các chiến lược tài chính của mình.

- Minh bạch hóa, công khai hóa tài chính doanh nghiệp:

- Chủ động thiết lập, tăng cường, phát triển mối quan hệ với các ngân hàng.

- Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh chân chính, hiệu quả, lâu dài và luôn giữ gìn uy tín doanh nghiệp như tài sản vô giá của doanh nghiệp

- Thiết lập mối quan hệ thân tín để ứng trước vốn của Chủ đầu tư

- Tuy nhiên, để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế hoạch sử dụng vốn cụ thể để ngân hàng thẩm định cũng như cần có tài sản để thế chấp cho các khoản vay đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định do ngân hàng đề ra trong việc sử dụng nguồn vốn vay. Kết quả là doanh nghiệp giảm sự chủ động trong việc vay và sử dụng vốn vì phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng cũng như các quy định do các tổ chức tín dụng đặt ra. Mặc dù được sử dụng phổ biến nhất ở Việt nam, nhưng có thể kể đến các nhược điểm chủ yếu của hình thức huy động vốn này là chi phí vốn khá lớn (lãi suất cao), thủ tục phức tạp, thời gian dài. Thêm nữa, các điều kiện của ngân hàng đưa ra thường là khá ngặt nghèo, điều kiện cho vay thường là giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng.

- Doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn của ngân hàng, do vậy có thế đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cho các mục tiêu khác nhau.Thêm vào đó, lãi suất vay ngân hàng được xem là chi phí của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp được giảm một phần thuế thu nhập.

- NhËn tiÒn øng tr-íc cña kh¸ch hµng :

- §©y lµ h×nh thøc tµi trî vèn ng¾n h¹n rÊt cã lîi cho c«ng ty, do vËy c«ng ty nªn khai

th¸c tèi ®a nguån vèn nµy.

- Thuª vèn: Với hình thức thuê vốn, thờigian thuê chỉ chiếm một phần trong khoảng

thời gian hữu dụng của tài sản và bên đi thuế sẽ trả lại bên cho thuê khi kết thúc thời gian thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng đã thỏa thuận.

- Tại Việt Nam, hình thức cho thuê vốn đã tồn tại từ rất lâu nhưng chủ yếu là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước đây, hình thức cho thuê chủ yếu là sự thỏa thuận thuê giữa

chủ sở hữu những thiết bị không sử dụng đến.

- Hiện nay các tài sản được sử dụng để thuê vốn phần lớn là máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, kho bãi …

- Thuê vốn được xem là công cụ tài chính hữu hiệu giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các chi tiêu tài chính. Theo công ty cho thuê tài chính II (ACLII), thuê vốn còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế về công nghệ, thuế, chi phí quản lý... Khi thuê vốn, bên đi thuê chỉ phải trả trước vốn đầu tư ở mức thấp, các khoản thuế và phí liên quan đến thiết bị sẽ được tính gộp vào tiền thuê và trả dần trong suốt thời gian thuê.

- Do không phải khấu hao tài sản trong suốt thời gian sử dụng hữu dụng của tài sản như khi mua tài sản, thuê vốn giúp doanh nghiệp dễ dàng hạch toán và thu hồi chi phí của từng dự án riêng biệt.

- Doanh nghiệp có thể tiết kiệm vốn đầu tư để làm vốn lưu động nhưng vẫn được sử dụng tài sản có công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)