6. Kết cấu của luận văn
1.5. Tổng quan các công trình đã được công bố có liên quan đến đề tài:
Nâng cao cạnh tranh nói chung được nhiều tổ chức, doanh nghiệp và các nhà khoa học lý luận, khoa học kinh tế nghiên cứu từ những cách tiếp cận và nhằm mục đích, đối tượng khác nhau và đã có nhiều bài viết dưới dạng trao đổi, nghiên cứu chuyên khảo,…đăng trên các tạp chí, thời báo và một số luận văn thạc sỹ như:
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Vỉệt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ”, luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thúy Hiền, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội - 2007.
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh cảu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, (lấy ví dụ ở Tổng công ty Xi măng Hoàng Mai)” luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Hương Sơn, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội – 2008.
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Viễn thông Thanh Hóa trong điều kiện hòa nhập kinh tế quốc tế ”, luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Minh Hưởng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội – 2010.
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Bùi Xuân Đông, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội – 2010.
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn kinh tế của tác giả Tào Thị Kim Vân, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội – 2010.
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội” luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Hoàng Văn Tuyến, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội - 2011”…
Tuy nhiên nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn thì chưa có đề tài nào đề cập. Từ góc độ chuyên ngành kinh tế, luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng quan về những định hướng chiến lược trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích nội lực cũng như môi trường bên ngoài ảnh
hưởng tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn.
Đề tài cũng tổng hợp khái quát về năng lực cạnh tranh củacông ty cổ phần quản lý và xây dựng Giao thông Lạng Sơn, hệ thống về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ và từ đó nêu lên thực trạng của công tynhằm áp dụng mô hình phân tích để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn đã đề cập đến những cơ sở khoa học của về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Tác giả đã khái quát hoá về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng, nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Luận văn cũng đã đề cập đến các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp như năng lực tài chính, năng lực hoạt động, năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, năng lực máy móc thi công và chất lượng và tiến độ thi công công trình và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cụ thể của doanh xây dựng trên thị trường.
Để giúp cho việc nghiên cứu có chiều sâu hơn, tác giả luận văn đã có sự phân tích và tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng bao gồm cả nhân tố bên trong và bên ngoài. Đó là những căn cứ khoa học, là tiền đề cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp của tác giả sẽ được đề cập đến trong nội dung của các chương sau.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn
Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn là Doanh nghiệp được cổ phần hóa theo kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 05/9/2007. Tiền thân là Đoạn Quản lý đường bộ Lạng Sơn được thành lập từ năm 1962, là đơn vị sự nghiệp kinh tế của Nhà nước làm nhiệm vụ bảo dưỡng duy tu cầu đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng sơn đến tháng 3/1985 đổi tên thành xí nghiệp quản lý đường bộ, tháng 3/1993 đổi tên thành Đoạn Quản lý đường bộ Lạng Sơn. Thực hiện phương án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2002-2005, UBND tỉnh Lạng Sơn có Quyết định số 1486/QĐ-UB-KT ngày 14/8/2002 về việc thành lập Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Lạng Sơn là DNNN hoạt động công ích trong quản lý và sửa chữa đường bộ. Thực hiện quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 12/11/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Lạng Sơn thành Công ty Cổ phần, đến tháng 4/2009 Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Lạng Sơn chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần với tên mới là: Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Với hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Công ty, được sự quan tâm của các cấp Sở, Ban, Ngành, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Năm 2011 Công ty vinh dự được nhận cờ thi đua của Chính phủ, cờ thi đua xuất sắc năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải, cờ thi đua nhất cụm do UBND tỉnh Lạng Sơn trao tặng. Năm 2012 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, Công ty vinh dự được đón nhận Huân chương lao động hạng 3 do Nhà nước trao tặng.
2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Quản lý, du tu, sửa chữa cầu, đường bộ; - Xây dựng các công trình đường bộ; - Xây dựng các công trình công ích;
- Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng khác;
- Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác; - Xây dựng nhà các loại;
- Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; - Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; - Khai thác quặng kim loại;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;
- Dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng; - Buôn bán vật liệu xây dựng;
- Buôn bán sắt thép;
- Buôn bán máy thi công xây dựng; - Tư vấn giám sát công trình giao thông; - Lập dự toán các công trình xây dựng; - Dịch vụ thu phí đường bộ.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu Công ty
(Nguồn Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn)
a, Ban giám đốc
- Giám đốc: 1 người là đại pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên của Công ty và trước pháp luật về điều hành mọi hoạt động của công ty. Có quyền kí nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty giao.
- Phó Giám đốc: 3 người là những người tham mưu, phối hợp với giám đốc để điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Công ty theo sự phân công, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
b,Phòng TC-HC
-Thực hiện các công việc liên quan đến hành chính, các thủ tục hành chính, lễ tân... CHINHÁNHHẠT1;HẠT2;HẠT 4;HẠT5;HẠT6;HẠT7;HẠT8; HẠT9;HẠT12. PHÒNG TC-HC BANGIÁMĐỐC
ĐỘIXEMÁY; ĐỘICÔNGTRÌNH1; ĐỘICÔNGTRÌNH26; ĐỘI ĐBGT VÀ
XDCT126 HỘIĐỒNGQUẢNTRỊ PHÒNG KT-TC PHÒNG QLGT PHÒNG KHKT-VT
c, Phòng KT-TC
- Đây là phòng có chức năng vô cùng quan trọng giúp Ban giám đốc tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn bộ công ty theo chế độ chính sách, điều lệ tổ chức. Tài chính kế toán, pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và những qui định cụ thể của Công ty về quản lý kinh tế tài chính. Đồng thời phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kịp thời cho các đơn vị trực thuộc.
d,Phòng QLGT
- Quản lý và triển khai các dự án đầu tư của Công ty, lập các báo cáo đầu tư và thực hiện quản lý thi công các công trình đang thực hiện.
- Phòng Kỹ thuật trang bị có chức năng tham mưu tổng hợp cho Ban giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý vật tư, trang thiết bị cơ giới, công tác kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động.
e, Phòng KHKT-VT
- Có chức năng tham mưu giúp Ban giám đốc Công ty trong các khâu xây dựng và chỉ đạo công tác kế hoạch, công tác kinh tế. Hướng dẫn, quản lý các định mức, đơn giá, quản lý tổng dự toán công trình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế.
f, Chi nhánh các hạt
- Giúp cho ban giám đốc quản lý các tuyến thuộc địa phận quản lý của công ty. g, Các đội xe và các đội thi công
- Thực hiện nhiệm vụ vận chuyển máy móc ,trang thiết bị và thi công xây dựng công trình.
2.1.3.2 Quyền hạn và nhiệm vụ của Công ty
- Tư vấn xây dựng cho các dự án xây dựng công trình giao thông và dân dụng, bao gồm tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thẩm tra, kiểm định…. Tư vấn về công nghệ vận tải, vật tư thiết bị, lập quy hoạch giao thông; thi công xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, công trình cấp điện, trạm thông tín hiệu đường sắt, đường bộ; Thiết kế cải tạo, sửa chữa các thiết bị điện, cơ khí thuộc các lĩnh vực ôtô, máy xây dựng, đầu máy, toa xe và chế tạo, cung ứng phụ tùng cho các phương tiện giao thông vận tải.
- Đo đạc khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình.
- Tư vấn giám sát xây dựng công trình;
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải, vật liệu xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng và thủy lợi.
-Bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, thí nghiệm, kiểm định vật liệu xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, đô thị, công trình công nghiệp.
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn trong giai đoạn 2014-2016
Trong giai đoạn 2014-2016, tình hình kinh doanh của Công ty có sự thay đổi thất thường, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014- 2016
TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 36.630.225.111 34.261.458.872 44.229.763.741
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0
3 Doanh thu thuần(3)=(1)-(2) 36.630.225.111 34.261.458.872 44.229.763.741
4 Giá vốn hàng bán 33.248.795.208 31.648.007.484 40.585.545.904
5 Lợi nhuận gộp(5)=(3)-(4) 3.381.429.903 2.613.451.388 3.644.217.837
6
6 Doanh thu hoạt động tài chính 777.411.952 561.687.666 90.415.948
7 Chi phí tài chính 713.599.481 472.569.851 965.509.232
8 Chi phí bán hàng 0 0 0
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.676.696.945 2.448.735.753 3.369.297.259
10 Lợi nhuận thuần
(10)=(5)+(6)-(7)-(8)-(9) 768.545.069 253.833.450 309.211.974
11 Thu nhập khác 64.265.909 202.902.727 523.155.385
12 Chi phí khác 54.228.239 11.500.000 20.700.000
13 Lợi nhuận khác (13)=(11)-(12) 10.037.670 191.402.727 502.455.385
14 Lợi nhuận kế toán trước thuế (14)=(10)+(13) 778.582.739 445.236.177 811.667.359
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành (15)=(14)*25% 194.645.685 111.309.044 202.916.840
16 Lợi nhuận sau thuế (16)=(14)-(15) 583.937.054 333.927.133 608.750.519
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn)
Qua bảng 2.1 ta thấy: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty hàng năm gia đều tăng. Tuy nhiên sự gia tăng đó không đồng đều. Cụ thể năm 2014 doanh thu và lợi nhuận
của Công ty tăng đột biến: doanh thu đạt 39.079.198.052 đồng, tăng 53,699%; lợi nhuận sau thuế thu nhập đạt 713.222.213 đồng, tăng 21,241% Đến năm 2015 doanh thu và lợi nhuận của Công ty bị sụt giảm đáng kể: doanh thu đạt 34.261.458.872 đồng, giảm 6.467% so với năm 2014; lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp chỉ đạt 333.927.133 đồng, giảm 42,815% so với năm 2014. Năm 2016, doanh thu của doanh nghiệp đạt hơn 600 triệu đồng, tăng 82,3% so với năm trước đó.
2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh qua một số chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn giai đoạn 2014 -2016
2.2.1. Về nguồn nhân lực của công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn giai đoạn 2014 -2016
Trong giai đoạn 2014-2016, số lượng nguồn nhân lực của Công ty có xu hướng giảm
dần, cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2014- 2016
TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Trình độ đại học 33 48 53
2 Trình độ cao đẳng 15 12 11
3 Trình độ trung cấp 58 60 63
4 Công nhân kỹ thuật bậc 4/7 trở lên 69 60 55
5 Công nhân dưới bậc 4 132 122 116
Tổng 307 302 298
(Nguồn: Phòng tổ chức của Công ty Cổ phần QL&XD Giao thông Lạng Sơn)
Qua bảng trên ta có nhận xét:
Trước hết, số lượng lao động trong giai đoạn qua của công ty có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể: năm 2014 là 307 người, năm 2015 là 302 người và đến năm 2016 chỉ còn là 298 người. Sự giảm này là do trong thời gian qua, công ty có một lượng công nhân đến tuổi nghỉ hưu, đồng thời, công ty không có nhu cầu tuyển thêm nên khiến cho tổng số lượng nhân viên giảm xuống.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực lại có xu hướng tăng lên, cụ thể: số lượng nhân lực có trình độ đại học tăng từ 33 người năm 2014 lên mức 53 người năm 2016; trình độ trung cấp tăng từ 58 người lên mức 63 người. Đồng thời, số lượng nhân viên có trình độ kém đã có xu hướng giảm xuống: trình độ công nhân từ bậc 4/7 giảm từ 69 người năm 2014 xuống còn 55 người vào năm 2016; số công nhân dưới bậc 4 cũng giảm từ 132 người năm 2014 xuống còn 116 người trong năm 2016. Sự giảm này là do công nhân đã cố gắng đi học trong giai đoạn qua, điều này khiến cho chất lượng nguồn nhân lực của công ty ngày càng tăng cao.
2.2.2.Năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn giai đoạn 2014 -2016
a.Nhóm khả năng thanh toán
Trong giai đoạn 2014-2016, các hệ số thuộc nhóm khả năng thanh toán có dấu hiệu thay đổi thất thường, cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2014- 2016
TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1,23 1,23 1,16 2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,3 0,44 0,44 3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,3 0,39 0,39
Hình 2.3: Nhóm hệ số khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2014-2016