Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện võ nhai (Trang 72 - 78)

Nhìn một cách khái quát, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại và khó khăn đối với việc Mặt trận tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thì bên cạnh những nguyên nhân khách quan như: do cơ chế kinh tế thị trường, nhân dân bị cuốn hút vào các hoạt

động làm ăn kinh tế, vì thế họ ít quan tâm tới các hoạt động đoàn thể. Một nguyên nhân quan trọng là từ phía các cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Đó là do năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc, nhất là cán bộ Mặt trận cơ sở còn yếu, tuổi cao; một số nơi nhận thức của cấp uỷ Đảng về công tác Mặt trận Tổ quốc còn chưa đầy đủ; các trang thiết bị phục vụ cho công tác Mặt trận ở cơ sở còn thiếu. Vấn đề giám sát của Mặt trận vẫn chưa có một cơ chế đầy đủ, rõ ràng và cụ thể. Vì thế đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của các cơ quan Mặt trận Tổ quốc nói chung và công tác Mặt trận Tổ quốc tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở xã, thị trấn nói riêng đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Những nguyên nhân của tình trạng Mặt trận Tổ quốc có nhiều hạn chế, khó khăn, tồn tại trong tham gia thực hiện quy chế dân chủ, nhất là công tác giám sát của Mặt trận nói chung và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ nói riêng như đã nêu trên có thể nêu khái quát là:

Một là, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng mới ở vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Do đó chưa bộc lộ và phát huy đầy đủ những đặc điểm và bản chất của nó trong đời sống chính trị xã hội. Khả năng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất của nền kinh tế còn hạn chế, quyền làm chủ về kinh tế của nhân dân chưa được phát huy. Chính những điều kiện kinh tế đó đã có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; cải cách thể chế, cải cách hành chính; đến việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đồng thời ảnh hưởng đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống chính trị, trong việc tham gia giám sát, kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, dù là giám sát trực tiếp hay qua Mặt trận và các đoàn thể.

Hai là, nhìn một cách tổng thể thì điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương so với mặt bằng chung của tỉnh còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều. Vì vậy đã làm cho trình độ dân chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn thấp. Trong thực tế, mỗi cán bộ, đảng viên hầu như chưa quan tâm đầy đủ đến việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận và các đoàn thể. Mặc dù đã có những chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định về chức năng giám sát của Mặt trận, nhưng các chủ

trương, đường lối và các chính sách pháp luật mới chủ yếu đề ra những chức năng chung, nguyên tắc chung chứ chưa quy định cụ thể, rõ ràng và đầy đủ về chức năng giám sát của Mặt trận. Do vậy, không ít cán bộ, nhân dân không biết là Mặt trận có chức năng nhiệm vụ giám sát mà chỉ hiểu Mặt trận là tổ chức chuyên làm công tác tuyên truyền vận động quyên góp, đoàn kết nhân dân và làm từ thiện.

Ba là, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận và toàn thể xã hội. Đây là một yếu tố khách quan, xét cả về phương diện thực tiễn lịch sử lẫn phương diện pháp lý. Do vậy, vai trò của Đảng, cụ thể là cấp ủy Đảng đối với việc lãnh đạo đổi mới hệ thống chính trị; đối với việc lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo Mặt trận giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước là rất quan trọng. Điều đó đã góp phần quan trọng mang tính quyết định trước hết nâng cao địa vị lãnh đạo của Đảng, đến việc nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận trong đời sống chính trị - xã hội cũng như góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã quan tâm nhiều hơn đến việc lãnh đạo và phát huy vai trò của Mặt trận trong đời sống xã hội, thể hiện qua nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về đại đoàn kết dân tộc góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với khối đại đoàn kết toàn dân và nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận trong hệ thống chính trị. Bên cạnh những mặt tích cực, trong thực tế hiện nay vẫn tồn tại một số điểm bất cập khi thực hiện chức năng giám sát của Mặt trận đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, đó là:

- Nhận thức của một số cấp ủy Đảng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận còn chưa đầy đủ, chưa toàn diện và chưa ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, nhất là nhận thức về vai trò phản biện và giám sát của Mặt trận Tổ quốc. Một số cấp ủy Đảng và cán bộ đảng viên còn coi nhẹ công tác Mặt trận. Có cấp uỷ Đảng bố trí cán bộ không thích hợp, do đó đã hạn chế tác động và hiệu quả hoạt động giám sát của Mặt trận các cấp.

- Có cấp ủy Đảng còn chưa quan tâm đến việc giáo dục, kiểm tra, đôn đốc đảng viên gương mẫu thực hiện các chương trình hành động chung của Mặt trận đã được các

thành viên hiệp thương thỏa thuận thông qua, đặc biệt là các chương trình liên quan đến chức năng giám sát của Mặt trận.

Bốn là, trách nhiệm của hệ thống nhà nước:

- Trong các văn bản pháp luật đều quy định các cơ quan nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Mặt trận đạt hiệu quả. Nhưng trong thực tế điều kiện và kinh phí hoạt động của Mặt trận cấp cơ sở hiện nay còn nhiều khó khăn. Ngân sách hoạt động của Mặt trận phụ thuộc vào cơ quan nhà nước. Do vậy, hoạt động của Mặt trận không thể phát huy đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân của các cơ quan nhà nước còn hạn chế, nhất là tuyên truyền về Mặt trận và chức năng nhiệm vụ giám sát của Mặt trận. Vì vậy, mặc dù Mặt trận là tổ chức liên minh chính trị, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân nhưng trong thực tế những hiểu biết của nhân dân về Mặt trận, về vị trí, vai trò của Mặt trận trong hệ thống chính trị còn rất hạn chế, thậm chí nhiều người chưa hiểu vai trò, vị trí, nhiệm vụ của Mặt trận.

Năm là, trách nhiệm của tổ chức Mặt trận:

- Ban Thường trực Mặt trận cơ sở còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, nghiên cứu và chỉ đạo thường xuyên đối với nhiệm vụ giám sát của Mặt trận. Thực tế cho thấy, giám sát tuy là một nhiệm vụ quan trọng nhưng lại là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Trong hệ thống chính trị nước ta, giám sát với tư cách là một phương thức thực thi quyền lực của nhân dân chưa được triển khai có hiệu quả. Mặt khác, do điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ dân trí còn thấp nên những đòi hỏi và yêu cầu về quyền làm chủ thông qua chức năng giám sát của Mặt trận đối với hoạt động của cơ quan nhà nước chưa trở thành công việc thường xuyên, áp lực của dân, của các thành viên trong mặt trận đối với vấn đề này còn chưa mạnh mẽ.

- Mặt trận còn thiếu sự chủ động phối hợp thường xuyên với các cơ quan nhà nước và sự phối hợp thống nhất hành động với các thành viên. Hoạt động của Mặt trận nói chung và hoạt động giám sát của Mặt trận nói riêng chỉ cộng hưởng sức mạnh và phát

huy hiệu quả mạnh mẽ khi Mặt trận xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp với các cơ quan nhà nước, đồng thời tạo được cơ chế phù hợp thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong Mặt trận. Nếu không có những quy chế và cơ chế phù hợp thì hoạt động của Mặt trận sẽ không phát huy được sức mạnh của tổ chức liên minh chính trị, không còn là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân và xa rời tính chất nhân dân. - Do những hạn chế trong cách bố trí cán bộ Mặt trận của các cấp ủy Đảng và do điều kiện, kinh phí hoạt động hạn chế của Mặt trận, vì vậy nhìn tổng quan có thể nhận thấy rằng trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận còn hạn chế, bản lĩnh chính trị của cán bộ nhìn chung chưa cao, chưa tương xứng yêu cầu thời kỳ mới nói chung và chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động giám sát nói riêng.

- Số lượng cán bộ quá ít, không đảm bảo đáp ứng hiệu quả cao các chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận, đặc biệt là chức năng giám sát - một chức năng rất quan trọng của Mặt trận hiện nay.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện chưa khai thác có hiệu quả hoạt động của Ban tư vấn. Mặc dù hiện nay, ở cấp huyện đã thành lập được Ban tư vấn với những thành viên ở các ngành chuyên môn tham gia, nhưng do chưa có chế độ làm việc khoa học nên hoạt động của Ban còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua, quá trình triển khai và thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã, mặc dù điều kiện hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Mặt trận Tổ quốc các cấp, nhất là Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, vừa vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, vừa thực hiện chức năng giám sát theo quy định, vừa phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức thực hiện quy chế, qua đó đã khẳng định được vị trí, vai trò của Mặt trận đối với thực hiện quy chế dân chủ. Trong 5 khâu: Những việc cần thông báo để nhân dân biết; Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, chính quyền quyết định; Những việc nhân dân giám sát và xây dựng cộng đồng dân cư ở xóm, bản, thì ở khâu thứ 2 và thứ 5,

hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc là rõ nét và đạt khá nhiều kết quả, có nhiều khởi sắc. Thực hiện quy chế dân chủ, đời sống chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hoá, xã hội ở cơ sở đã đạt được những kết quả nhất định, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả mang lại, biểu thị quan điểm đúng đắn, đúng hướng, khẳng định những cố gắng to lớn của cấp ủy, chính quyền, của vai trò Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở do có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như đã nêu ở trên, nên kết quả dạt được nhiều mặt còn bị hạn chế, đòi hỏi phải có quan điểm và giải pháp khắc phục trong thời gian tới, để quy chế dân chủ thật sự đi vào cuộc sống.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN VÕ NHAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện võ nhai (Trang 72 - 78)