Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Mặt trận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện võ nhai (Trang 95 - 102)

quốc và công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc

Để đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhất là Mặt trận cấp xã nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Mặt trận và công tác giám sát của Mặt trận.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng cần quan tâm lãnh đạo đề cao vai trò, vị trí của Mặt trận, nhất là vai trò của Mặt trận trong việc tăng cường chức năng phản biện và giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước. Tình hình mới càng đòi hỏi tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực, uy tín giới thiệu vào đảm nhận những nhiệm vụ trong hệ thống Mặt trận, nhất là Mặt trận cơ sở thì mới nâng cao được năng lực giám sát của Mặt trận. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận để Đảng quan tâm chỉ đạo khắc phục những quan điểm, tư tưởng không đúng, nhất là tư tưởng coi nhẹ vai trò, vị trí của Mặt trận và công tác Mặt trận, để khắc phục tình trạng bố trí cán bộ Mặt trận một cách tuỳ tiện, áp đặt, không tương xứng với nhiệm vụ và cần có chính sách thoả đáng đối với cán bộ Mặt trận các cấp, nhất là cơ sở. Tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận để tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận tham gia đóng góp xây dựng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tham gia giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng trên cơ sở hiến pháp, pháp luật và những qui định của Điều lệ Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong việc thể chế hoá các chủ trương đường lối của Đảng về Mặt trận dân tộc thống nhất, về đại đoàn kết toàn dân tộc, về chức năng giám sát của Mặt trận trên các lĩnh vực mà quyền năng đã qui định thành pháp luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của Mặt trận nói chung và hoạt động giám sát nói riêng đạt hiệu quả. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, các cấp uỷ đảng cần giáo dục cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách và pháp luật, gắn bó mật thiết với nhân dân, thường xuyên tự phê bình và lắng nghe ý kiến phê bình của nhân dân, của Mặt trận. Có tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận thì sự nghiệp nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận các cấp nói chung và Mặt trận cấp xã, Mặt trận ở xóm, bản, tổ dân phố nói riêng mới có thể thành công. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận vì vậy là điều kiện tiên quyết.

3.3.3 Giải pháp đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, nhất là Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng [[6]] tiếp tục khẳng định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;... tiếp tục đổi mới phương thức hành động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô trương hình thức, quan liêu, xa dân... hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và từng gia đình".

Cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng, Hội nghị Trung ương 5 đã ra Nghị quyết về " Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn". Trong Nghị quyết có một phần rất quan trọng về "Đổi mới công tác Mặt trận và các đoàn thể nhân dân" với 2 nội dung chính là:

1) Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đóng vai trò nòng cốt xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

2) Đổi mới cơ chế bảo đảm kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở.

Thực hiện các chủ trương nêu trên, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đề ra chủ trương mở rộng về tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, trong đó trọng tâm là cấp xã.

Về tổ chức, tập trung vào việc kiện toàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, trong đó xác định rõ chức năng, quyền và trách nhiệm cụ thể của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc theo luật Mặt trận; cơ cấu tổ chức Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; xây dựng mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã. Kiện toàn tổ chức của Ban công tác Mặt trận ở xóm, làng, bản; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, xóm hàng năm. Trong năm 2018, với chủ trương tiến hành Đại hội Mặt trận cơ sở tiến tới Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Võ Nhai lần thứ XVII, Đại hội Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV và Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện quán triệt sâu sắc Chỉ thị 17-CT/TW ngày 04/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thông tri số 28/TTr-MTTW-BTT, ngày 06/02/2018; Trong đó quy định số lượng Ủy viên Ủy ban cấp xã từ 30 - 55 người, cơ cấu thành phần Uỷ ban đến các Trưởng Ban công tác Mặt trận, cá nhân tiêu biểu là già làng, chức việc, Trưởng tộc, người có uy tín trong xã, trong xóm; tỷ lệ người ngoài đảng từ 25% - 30%. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã ít nhất là 03 người. Nhiều Hội đã được Mặt trận kết nạp là thành viên của Mặt trận Tổ quốc xã, thu hút thêm nhiều thành viên là tổ chức và cá nhân tiêu biểu nhằm tập hợp, đoàn kết được đông đảo các tầng lớp nhân dân trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục,...

Việc đổi mới tổ chức, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện chú trọng, 03 năm qua thường xuyên kịp thời kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban Công tác Mặt trận ở các xóm, bản. Hiện nay toàn huyện có 174 ban công tác Mặt trận, đội ngũ cán bộ Ban Công tác Mặt trận đã được tập huấn hàng năm về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, phương pháp tổ chức các hoạt động theo chương trình hành động của Mặt trận. Bí thư chi bộ, Trưởng Ban Công tác Mặt trận và Trưởng xóm đóng vai trò

quan trọng trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng cộng đồng dân cư ở xóm, làng theo hương ước, quy ước.

Về hoạt động: Với chủ trương hướng mạnh công tác mặt trận về địa bàn dân cư, đến từng hộ gia đình, từng người dân, công tác Mặt trận hiện nay chủ yếu là đẩy mạnh cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với 5 nội dung nhằm nâng cao dân sinh, dân trí, dân chủ, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; chỉ đạo hoạt động của các ban công tác Mặt trận ở xóm, bản; chỉ đạo và tổ chức các cuộc vận động nhân dân thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng chống tội phạm, giúp đỡ đồng bào các vùng bị thiên tai.... cùng với việc tổ chức các phong trào, các cuộc vận động, công tác vận động đồng bào có đạo, dân tộc thiểu số, các chức sắc, chức việc, già làng được Ủy ban Mặt trận cấp xã coi trọng.

Một số trọng tâm của công tác Mặt trận ở xã thường xuyên là phối hợp với chính quyền xã, xóm tổ chức thực hiện quy chế dân chủ với 3 nội dung chính là: tuyên truyền để nhân dân hiểu chủ trương của Đảng (theo chỉ thị 30 của Bộ Chính trị) về mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở; vận động các tầng lớp nhân dân, hội viên, đoàn viên gương mẫu thực hiện và tham gia thực hiện các quy định của quy chế dân chủ và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ. Những năm qua, việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn đã tìm được cách làm phù hợp, đó là chú trọng những việc chăm lo đến quyền và lợi ích của người dân, vận động nhân dân cùng nhau góp sức xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống, xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng hương ước, quy ước, tổ chức các hình thức tự quản, xoá đói giảm nghèo, ... được nhân dân hưởng ứng và tham gia tự nguyện. Thực hiện tốt quy chế dân chủ sẽ tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh của cộng đồng dân cư, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh không chỉ ở từng xóm, làng mà đối với từng gia đình với mục tiêu của phong trào từng bước xây dựng để có nhiều "làng văn hoá", "gia đình văn hoá" ở từng xã, thị trấn.

Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất hiện nay về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã là:

Thứ nhất, việc mở rộng về tổ chức để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể vẫn còn hạn hẹp, lúng túng và bị động. Việc tập hợp và phát huy vai trò người tiêu biểu còn hạn chế.

Thứ hai, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở một số cơ sở chưa thực sự là người đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, hội viên, đoàn viên; khi quyền và lợi ích chính đáng của công dân bị xâm phạm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có nơi thiếu kiên quyết trong việc xem xét, kiến nghị với chính quyền giải quyết; công tác nắm tư tưởng, tập hợp ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân để phản ánh kịp thời với cấp uỷ Đảng, chính quyền còn hạn chế. Hoạt động giám sát và phản biện chưa được quan tâm thực hiện.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ Mặt trận một số xã yếu về trình độ và năng lực, lại thay đổi thường xuyên hàng năm và theo nhiệm kỳ, chưa được đào tạo cơ bản và bồi dưỡng kỹ năng thực hành về công tác vận động quần chúng, tính thụ động còn đọng sâu. Cơ chế chính sách cán bộ Mặt trận ở cơ sở và dưới cơ sở còn nhiều bất cập.

Thứ tư, mối quan hệ công tác trong hệ thống chính trị ở xã, ở xóm chưa được xây dựng đồng bộ về cơ chế, nhất là quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, quan hệ phối hợp và thống nhất hành động trong các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã. Nhận thức về vai trò, vị trí, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trong Hệ thống chính trị ở cơ sở chưa được quán triệt đầy đủ theo Luật Mặt trận và Nghị định của Chính phủ. Thứ năm, kinh phí và điều kiện bảo đảm hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã còn thiếu thốn và bất cập.

Những tồn tại, khó khăn nêu trên phần nào ảnh hưởng và hạn chế khả năng tham gia thực hiện quy chế dân chủ của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở; trong việc củng cố và xây dựng tổ chức Mặt trận vững mạnh, cũng như thực hiện đổi mới hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở cấp xã, xin nêu một số biện pháp sau đây:

1) Phải thường xuyên quán triệt để nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị về " Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới", đó là động lực to lớn để cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2) Tiếp tục mở rộng về tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, sự đổi mới trước nhất và mạnh mẽ là từ cấp xã, đồng thời đặt trong khuôn khổ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng uỷ đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Đối với Mặt trận Tổ quốc thì tất cả các phong trào, các cuộc vận động nhân dân đều nằm ở khu dân cư. Nếu không đổi mới phương thức hoạt động thì các chủ trương, chính sách, pháp luật đưa vào cuộc sống sẽ dừng ở cấp xã và cấp xã sẽ trở thành khâu trung gian, quan liêu hành chính, xa dân và cái động lực đó sẽ không được truyền tải thành hành động cách mạng trong nhân dân. Đối với công tác Mặt trận đổi mới phương thức hoạt động là phải đưa các nội dung phong trào, các cuộc vận động về tới khu dân cư để truyền tải tới từng hộ gia đình và người dân. Mặt trận đã và đang thực hiện như vậy, đó là cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" - một cuộc vận động cách mạng sâu rộng mang tính toàn dân, toàn diện. Ở cấp xã, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước hết cần thực hiện nề nếp chế độ làm việc định kỳ giữa bí thư Đảng uỷ với chủ tịch Mặt trận; giữa Ban Thường vụ Đảng uỷ với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; thực hiện chế độ lấy ý kiến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đối với các chủ trương công tác của Đảng uỷ có liên quan đến đời sống nhân dân trong xã; sinh hoạt chi bộ hàng tháng có nội dung kiểm điểm sự lãnh đạo đối với Ban công tác Mặt trận và thực hiện tốt Chỉ thị của Đảng là chủ tịch Mặt trận xã cơ cấu trong Thường vụ Đảng uỷ xã. Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã là đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

3) Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp ở tất cả các xã theo Nghị định 50/NĐ-CP của Chính phủ để Mặt trận thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình theo quy định của

Luật Mặt trận, nhất là những quy định nhằm tạo cơ chế phối hợp để thực hiện tốt quy chế dân chủ.

4) Xóm, làng, bản là nơi trực tiếp vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, các quyết định của Ủy ban nhân dân. Người tiếp xúc hàng ngày với nhân dân là trưởng xóm, trưởng Ban công tác Mặt trận và Bí thư chi bộ. Ba chức danh này có thể coi là cán bộ chủ chốt của xóm, là người triển khai những công việc của Đảng uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc xã và đồng thời cũng cọ sát với mọi vấn đề trong mối quan hệ với người dân, cần có chính sách, chế độ phù hợp đối với ba chức danh này ở xóm; ngoài pháp luật nhà nước được thực thi, ở đây còn phải xây dựng hương ước, quy ước dân chủ mang tính tự quản của nhân dân, do nhân dân xây dựng, Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn. Ban công tác Mặt trận ở xóm, làng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện võ nhai (Trang 95 - 102)