Những cơ hội và thách thức của phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện võ nhai (Trang 87 - 92)

trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại huyện Võ Nhai

Người dân được bàn, quyết định dân chủ, được thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân tại cơ sở, từ đó, chính quyền tổ chức thực hiện theo ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân… Đó là mục tiêu mà huyện hướng tới trong quá trình thực hiện dân chủ cơ sở theo quy định của pháp luật.

Những năm qua, thực hiện Kết luận số 120 của Bộ Chính trị khóa XI “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn huyện trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được nâng cao, nhất là công tác phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng có liên quan tham gia tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giám sát và phản biện xã hội; tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại của nhân dân. Qua đó, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy; những việc nhân dân được biết, được bàn, được giám sát, kiểm tra được thực hiện thường xuyên hơn, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền.

Để phát huy vai trò của tổ chức trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở [3], Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thể hiện rõ trách nhiệm thông qua các hoạt động trực tiếp sinh hoạt, trao đổi và cùng nhân dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở. Trong đó, công tác giám sát các hoạt động của cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư xây dựng, thực hiện an sinh xã hội được Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường. Công tác phối hợp tổ

chức các hội nghị tiếp xúc cử tri, tập hợp ý kiến của nhân dân báo cáo theo quy định. Ban Thanh tra nhân dân các xã, thị trấn luôn được củng cố kiện toàn, triển khai giám sát định kỳ theo kế hoạch, tập chung vào một số lĩnh vực như: Việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc thực hiện các loại quỹ do dân đóng góp, chế độ chính sách của Nhà nước nhân dịp Tết, giám sát xây dựng các công trình công cộng, chương trình xây dựng nông thôn mới… Phát huy vai trò của 174 tổ hòa giải Ban công tác Mặt trận; phối hợp tổ chức Hội nghị đối thoại người đứng đầu cấp ủy chính quyền với nhân dân. Các ý kiến chủ yếu tập chung vào các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị. Tham gia cùng đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - xã hội Hội đồng nhân dân huyện giám sát chương trình phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề mà cử tri, người dân quan tâm.

Cùng với hoạt động giám sát, tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo, Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào xóa đói giảm nghèo, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Với việc giám sát thực hiện quy quy chế dân chủ cơ sở, nhân dân đã được bàn và quyết định cũng như tham gia kiểm tra, giám sát nhiều vấn đề như: Huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi; xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa; xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", quỹ "Ngày vì người nghèo" và các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư; thành lập Ban Giám sát các công trình xây dựng do nhân dân đóng góp; bình xét gia đình văn hóa, hộ nghèo... Nội dung giám sát chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: Dự toán, quyết toán ngân sách; giám sát xây dựng các công trình do nhân dân đóng góp, quản lý và sử dụng đất đai; giám sát thu, chi ngân sách địa phương và các khoản đóng góp của người dân, kết quả thanh, kiểm

tra, giải quyết các vụ việc liên quan đến tổ chức, công dân... từ đó, đã hạn chế được các khiếu nại, thắc mắc trong nhân dân.

Với vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việc tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy. Nhân dân được biết, được làm, được tham gia ý kiến và giám sát vào nhiều lĩnh vực , từ đó, tham gia quản lý nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền, khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng. Nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc”. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên cơ sở đồng thuận xã hội vừa phù hợp với truyền thống nhân nghĩa, khoan dung của dân tộc, với tư tưởng nhân ái, bao dung của Hồ Chí Minh, vừa phù hợp với thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được đồng thuận xã hội ở mức độ nhất định, vai trò của Mặt trận Tổ quốc rất quan trọng. Chính Mặt trận Tổ quốc với những chức năng của mình, như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và xã hội, cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân... là nhân tố quan trọng để xây dựng sự đồng thuận xã hội và đoàn kết toàn dân tộc.

Mặt trận Tổ quốc với tư cách là liên minh chính trị, một liên hiệp xã hội rộng lớn nhất, gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, từ thiện nhân đạo, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, thống nhất và phối hợp hành động... là tổ chức có nhiều ưu thế để xây dựng sự đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để tạo lập sự đồng thuận xã hội, công tác tuyên truyền, vận động có vai trò rất quan trọng; Mặt trận đã chú trọng hoạt động này. Mặt trận là tổ chức tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, Mặt trận góp phần làm cho nhân dân ý thức về quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, thấu hiểu về đường lối, chính sách, pháp luật để thực hiện. Thông qua thực hiện công tác tuyên truyền, Mặt trận nâng cao nhận thức cho nhân dân về những vấn

đề liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương nói chung và của mỗi người dân nói riêng, giải toả những xung đột xã hội, những bất đồng trong nhân dân.

Mặt trận tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách của Đảng, góp phần làm cho chủ trương, chính sách phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của nhân dân. Từ đó, việc thực thi có hiệu quả hơn.

Những hoạt động nói trên của Mặt trận góp phần tích cực để các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra trong quá trình đổi mới ngày càng phản ánh được lợi ích đa dạng của các tầng lớp nhân dân, tạo nên sự đồng thuận xã hội, góp phần ổn định chính trị - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thông qua các tổ chức thành viên, Mặt trận đã chủ trì tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, góp phần phát huy mọi tiềm lực của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nâng cao dân trí và mức sống của các tầng lớp nhân dân, bài trừ tệ nạn, giữ vững an ninh chính trị và trật tự - an toàn xã hội...

Một trong những nguyên nhân gây nên sự bất đồng giữa nhân dân với Đảng, chính quyền ở một số địa phương là do tình trạng thiếu dân chủ trong quá trình lãnh đạo, quản lý, trước hết là của chính quyền cơ sở. Việc ban hành Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị và các Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, nay là Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn là nhằm khắc phục tình trạng này. Mặt trận Tổ quốc đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, tạo sự chuyển biến quan trọng ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, tăng cường sự đồng thuận xã hội và đoàn kết trong nhân dân.

Mặt trận còn lồng ghép việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vào các chương trình hoạt động, các phong trào, theo hướng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cộng đồng dân cư tự quản, xây dựng hương ước, quy ước, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.

Thông qua những hoạt động thực hiện Quy chế dân chủ, Mặt trận góp phần quan trọng để nhân dân được quyết định và tham gia bàn bạc những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình. Từ đó giúp nhân dân nâng cao ý thức về quyền làm chủ, tự giác tham gia mọi hoạt động, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thực hiện Quy chế dân chủ đã làm cho sự đồng tình ủng hộ của nhân dân với Đảng, chính quyền ngày càng cao, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh, thực sự là động lực để phát triển đất nước.

Đồng thuận xã hội và đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố khi mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước phản ánh được quyền, lợi ích và ý chí của nhân dân, phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại. Để có được điều đó, cần có sự giám sát, phản biện xã hội mà vai trò của Mặt trận Tổ quốc là đặc biệt quan trọng. Hiện nay, giám sát, phản biện xã hội đã được coi là chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những kết quả giám sát, phản biện xã hội với nhiều hình thức khác nhau của Mặt trận Tổ quốc đã góp phần tăng cường sự đồng thuận xã hội và đoàn kết toàn dân tộc.

Mặt trận Tổ quốc tham gia công tác hoà giải và giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền. Công tác hoà giải ở cơ sở giữ vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế sự bất đồng, xung đột trong nhân dân. Việc hoà giải ở cơ sở do tổ hoà giải, trong đó có thành viên của Ban Công tác Mặt trận tham gia, tiến hành.

Thực hiện tốt công tác hoà giải góp phần quan trọng trong việc xây dựng tình đoàn kết xóm giềng, làm cho nhân dân am hiểu pháp luật hơn, thông cảm, hiểu nhau hơn, xoá bỏ những mặc cảm, hiềm khích, hận thù, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, hạn chế được đơn thư khiếu kiện vượt cấp, ngăn chặn được các tình huống phức tạp có thể xảy ra. Thông qua hoạt động hoà giải, số vụ việc phải đưa ra cơ quan nhà nước để giải quyết giảm đáng kể, đơn thư khiếu nại, tố cáo và điểm nóng được hạn chế, góp phần giảm bớt lãng phí về thời gian, công sức, tiền của của nhân dân. Hoà giải cũng là hình thức thích hợp để giải quyết mâu thuẫn, bất đồng. Hình thức này mang tính giáo dục con người về tình nhân ái cộng đồng. Mặt trận tham gia tích cực trong hoạt động này chính là góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội và thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện võ nhai (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)