Giải pháp cải cách hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện võ nhai (Trang 104 - 110)

Cấp ủy, chính quyền định kỳ tiếp xúc, đối thoại với các tầng lớp nhân dân, mở thêm các kênh tiếp nhận ý kiến, nguyện vọng của người dân. Qua đó không chỉ tiếp thu ý kiến một chiều mà còn khiến người dân hiểu, tự nguyện thực hiện chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước.

Cần chú trọng công tác dân vận, dân chủ cơ sở trong tổ chức thực hiện chính sách, các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế xã hội, ví dụ: “Thực tiễn cho thấy, những dự án, công trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, địa phương nào tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần phát huy dân chủ, người dân được tham gia lựa chọn công trình, được tham gia xây dựng, giám sát và cả tham gia quản lý, vận hành, bảo dưỡng thì đầu tư tiết kiệm, phát huy hiệu quả.”

Bên cạnh đó, không ít dự án, công trình, thậm chí là những dự án, công trình lớn nhưng trong quá trình thực hiện không đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì hiệu quả không cao, dễ phát sinh tiêu cực, lãng phí, gây bức xúc trong nhân dân. Để tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cần nâng cao trách nhiệm giải trình của từng tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin cho những tổ chức, cá nhân trực tiếp liên quan và cho các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin; có cơ chế tiếp thu, phản hồi ý kiến của nhân dân, báo chí.

Bên cạnh việc tăng cường đối thoại, lắng nghe ý kiến nhân dân, cải cách hành chính là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đảm bảo dân chủ ở cơ sở. Những năm qua, công tác

cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, song vẫn còn “sức ỳ” khá lớn của bộ máy.

Các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở cấp độ cao nhất thì mọi quy trình, thủ tục, thời gian, chi phí của người dân mới được công khai, minh bạch; hạn chế tiếp xúc trực tiếp, từ đó loại bỏ các điều kiện để nuôi dưỡng, phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu, hạn chế quyền làm chủ của nhân dân.

Kết luận chương 3

Điều mấu chốt để xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ là thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Muốn vậy, việc cấp bách là phải đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị trong cơ chế tổng thể "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc với tư cách là một tổ chức của bản thân quần chúng nhân dân; gắn liền việc thực hiện quy chế với việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao dân trí, từng bước mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; chống quan liêu, mệnh lệnh, đẩy mạnh cải cách hành chính và sửa đổi những cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính không phù hợp. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể về nhận thức, tư tưởng; giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Mặt trận Tổ quốc và công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc; giải pháp đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, nhất là Mặt trận Tổ quốc cấp xã; giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Mặt trận với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Đặc biệt phải bổ sung thêm phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" những nội dung mới như: dân đề xuất, dân quyết định, dân giám sát để thể hiện tính chủ động, tích cực của người làm chủ... để quy chế dân chủ mang tính thiết thực và có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong giai đoạn mới của cách mạng hiện nay, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới.

Dân chủ theo cách hiểu truyền thống là quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực của nhân dân. Dân chủ ở nước ta là: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa huy động toàn dân vào sự nghiệp quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; là dân chủ gấp triệu lần hơn dân chủ tư sản. Một trong những đặc trưng quan trọng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức quần chúng nhân dân, vào việc thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp, trong đó có chính quyền ở cơ sở. Dân chủ có dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, trong đó dưới chế độ ta, dân chủ trực tiếp ngày càng được mở rộng và có vị trí quan trọng. "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là cốt lõi của dân chủ trực tiếp. Chính ở đây, chế độ ta là của dân, do dân và vì dân nên cả hệ thống chính trị, trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò hỗ trợ quan trọng để nhân dân thực hiện những quyền dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện của mình, trong đó có hoạt động tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn và giám sát hoạt động của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền ở cơ sở đối với việc thực hiện các quyền dân chủ của người dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, kể từ khi Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 30/CT-TW, ngày 18/2/1998, về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, việc triển khai thực hiện chủ trương này đã được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp ở các địa phương quán triệt sâu rộng đến các cơ sở, trước hết là ở xã, phường, thị trấn; được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia và thực hiện. Việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã thu được những kết quả bước đầu rất đáng phấn khởi, trước hết là trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng,

góp phần tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân...Trên thực tế, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhất là cấp cơ sở trong tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày càng được phát huy trên các mặt: tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện Quy chế; phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện Quy chế; và chủ động giám sát việc thực hiện Quy chế. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Quy chế của Mặt trận Tổ quốc ở nhiều cơ sở vẫn còn chưa đồng bộ, thường xuyên. Những nơi triển khai, có nơi còn lúng túng, bị động trong tổ chức thực tiễn. Kết quả kinh nghiệm thu được là khác nhau và thật đa dạng. Cùng với việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với tổ chức hoạt động Mặt trận và vai trò của Mặt trận trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; cùng với việc phát huy trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và pháp luật cho hoạt động của Mặt trận trên lĩnh vực dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là ở cơ sở xã, phường, thị trấn; cùng với sự nỗ lực, hoàn thiện và vươn lên của chính bản thân hệ thống Mặt trận cho ngang tầm yêu cầu phát triển của thời đại và đòi hỏi của nhân dân, nhất định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhất là cấp cơ sở sẽ thực hiện ngày một tốt và hiệu quả hơn các chức năng của mình nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó cũng chính là mục tiêu hướng tới của chủ nghĩa xã hội.

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị với Trung ương

- Đề nghị Trung ương xem xét, nghiên cứu xây dựng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, có chế tài trong việc thực hiện dân chủ để tránh các trường hợp lợi dụng quy chế dân chủ không chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của địa phương.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11, nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở để tổ chức chỉ đạo, điều hành và phối hợp với

Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể chính trị xã hội trong thực hiện những nội dung “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân giám sát” theo quy định của pháp lệnh 34/2007/PL- UBTVQH11.

2.2. Kiến nghị với tỉnh Thái Nguyên

- Công tác chỉ đạo của cấp trên về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cần kịp thời. Tổ chức sơ kết, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Tổ chức lớp tập huấn cho chính quyền, Mặt trận ở cơ sở về công tác bầu cử trưởng xóm, quy trình chi tiết bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng xóm (quy định trách nhiệm của chính quyền, của Mặt trận Tổ quốc trong công tác bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị 05-CT/TW đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

[2] Bộ Chính trị (2016), Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

[3] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 18/2

về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội.

[5] Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XI của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XII của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[8] Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

[9] Huyện ủy Võ Nhai (2017), Kế hoạch số 37-KH/HU ngày 11/7/2017 về triển khai, thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU ngày 10/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở giai đoạn 2016-2019”.

[10] Huyện Võ Nhai (2016-2018), Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Ban Chỉ đạo huyện hàng năm từ 2016 đến 2018.

[12] Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn (2016-2018), Báo cáo công tác Mặt trận tham gia thực hiện quy chế dân chủ từ năm 2016 đến 2018.

[13] Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai (2016-2018), Báo cáo kết quả hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện hàng năm từ 2016 đến 2018.

[14] Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15] Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Đề tài khoa học cấp Bộ của Ban

dân chủ - pháp luật, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

[16] Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[17] Nghị định của Chính phủ số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

[18] Trần Thanh Mẫn, “Thực hiện Quy chế dân chủ, khơi dậy và phát huy quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương.

[19] UBND huyện Võ Nhai (2018), Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Võ Nhai giai đoạn 2016-2018.

[20] UBTVQH11 (2007), Pháp lệnh số 34-PL/UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các văn bản có liên quan đến thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

[21] Võ Nhai (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện võ nhai (Trang 104 - 110)