Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện võ nhai (Trang 28 - 30)

quy chế dân chủ cấp cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Đánh giá vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã, thị trấn dựa trên những kết quả:

- Việc triển khai và thực hiện chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia có trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể các cấp; sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân.

- Tổ chức các nội dung theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; thông qua nhiều hình thức như công khai nội dung ở khu dân cư; công khai thông qua niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, bản tin ở khu dân cư.

- Lãnh đạo Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của người có uy tín, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng dân cư. Tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân tại nơi phát sinh bức xúc trong các dự án giải tỏa, quy hoạch, làm đường, đền bù, tái định cư...

- Mặt trận và các đoàn thể, cần thực hiện tốt giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị làm tốt việc thực hiện; đồng thời cũng cần xử lý nghiêm những nơi thực hiện chưa tốt.

- Cần gắn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cải thiện, nâng cao thu nhập của người dân, giảm bớt lao động về nông nghiệp. Tiếp tục thay đổi nhận thức, từ cấp ủy tới chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội về quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Tăng cường giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, thực hiện hiệu quả đối thoại, đặc biệt là tại những điểm nóng. Đối thoại tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, qua đó củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng, chính quyền.

1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở

Trong xã hội do dân làm chủ ở nước ta, dân chủ vừa là mục tiêu và động lực, vừa là cơ chế và phương thức vận hành quyền lực của nhân dân trong quản lý nhà nước và tổ

chức đời sống xã hội. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở. Phát huy dân chủ, nhân dân quan tâm thảo luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lựa chọn đầu tư, nâng cao trình độ chuyên canh, thâm canh, phát triển kinh tế hộ; huy động sức dân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giao thông nông thôn... Ðến nay, xuất hiện nhiều điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi; số hộ đạt khá, giàu ngày càng tăng [[19]]. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn tiếp tục được tăng cường, các hoạt động văn hóa, xã hội ngày càng phát triển; an ninh, trật tự được bảo đảm; các tệ nạn xã hội giảm dần, nhiều vụ, việc mâu thuẫn trong nhân dân được giải quyết; bộ mặt nông thôn, đô thị có nhiều đổi mới [[19]]. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Trung ương, các cấp ủy đảng đã chỉ đạo việc thực hiện các quy chế, quy định, quy trình công khai, dân chủ; bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác đảng. Việc các cấp ủy, chính quyền tổ chức đối thoại trực tiếp với dân, lấy ý kiến nhân dân tham gia về công tác đảng đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp ủy đảng và chất lượng đảng viên, từng bước xây dựng tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức. Những năm qua, việc thông báo công khai và truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn, công khai kết quả hoạt động giám sát và các kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của nhân dân, nâng cao trách nhiệm của cơ quan đại diện và của người đại biểu nhân dân. Các cơ quan Nhà nước quan tâm xây dựng các quy chế, quy định thực hiện công khai, dân chủ gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Việc thực hiện công khai, dân chủ đã trở thành phương thức quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với nhân dân; đồng thời, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, góp ý cho cán bộ, công chức về phong cách, trách nhiệm, đạo đức, lối sống và tôn trọng nhân dân. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao

vai trò, trách nhiệm, uy tín của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại huyện võ nhai (Trang 28 - 30)