PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.5. Đánh giá công tác quản lý chi NSNN tạiKBNN Quảng Bình;
2.5.2. Những tồn tại, hạn chế;
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác quản lý chi NSNN của KBNN Quảng Bình có những tồn tại, hạn chế như sau:
2.5.2.1.Về cơ chế, chính sách;
*Phân bổ dự toán:
Mặc dù việc lập, duyệt, phân bổ dự toán đã có nhiều tiến bộ so với trước khi có Luật NSNN, nhưng thực tế điều này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Việc phân bổ và duyệt dự toán chi tiết của các đơn vị thường rất chậm so với quy định. Bên cạnh đó, chất lượng dự toán cũng chưa cao; việc phân bổ kinh phí chi thường xuyên chưa sát với nhu cầu chi thực tế của đơn vị; tình trạng khá phổ biến là có mục chi thì thừa, song có mục chi lại thiếu, nên phải điều chỉnh.
* Định mức đơn giá còn nhiều bất cập:
Một số tiêu chuẩn định mức chi đãđược sửa đổi, bổ sung, nhưng xét về tổng thể thì hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn chưa đồng bộ, nhiều định mức đã quá lạc hậu, thậm chí có lĩnh vực chi chưa xác định được mức chi tiêu. Tình trạng này dẫn đến việc lập, duyệt dự toán không có căn cứ chắc chắn; tình trạng chi sai dự toán diễn ra khá phổ biến; KBNN thiếu căn cứ để kiểm soát chi; đơn vị dự toán thường phải tìm cách để hợp pháp hoá các khoản chi cho phù hợp với những tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính.
Chi ngân sách nhất là trong lĩnh vực đầu tư XDCB còn dàn trải, chưa tập trung, hiệu quả một số dự án còn thấp, vai trò là công cụ điều tiết nền kinh tế - xã hội của NSNN còn hạn chế. Việc sử dụng ngân sách có lúc có nơi chưa đúng quy định của pháp luật.
2.5.2.2.Về tổ chức bộ máy;
Bộ máy quản lý chi nhìn chung hoạt động có hiệu quả. Trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác kiểm soát chiNSNN tại KBNN Quảng Bình không ngừng được nâng lên. Tuy vậy, một số cán bộ xử lý công việc còn lúng túng, nhất là cán bộ lớn tuổi thực hiện tác nghiệp trên chương trình kế toán máy còn chậm và sai sót.
Với điều kiện chỉ tiêu biên chế cán bộ thấp như hiện nay, cộng thêm nhu cầu thường xuyên học tập, nâng cao trìnhđộ của cán bộ dẫn đến số lượng cán bộ thực tế có mặt hàng ngày để giải quyết công việc rất ít, cán bộ kiểm soát chi phải đảm nhiệm thêm nhiều công việc khác nhau …dẫn đến vi phạm quy định về chế độquản lý chi NSNN hiện hành, tạo sự mất an toàn tiềm tàng.
2.5.2.3. Về tổ chức công tác quản lý chi NSNN;
* Hạn chế trong việc áp dụng quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB
Về bố trí cán bộ: Trong điều kiện hiện nay với số lượng biên chế có hạn, thì việc bố trí cán bộ cho bộ phận giao nhận hồ sơ và trả kết quả theo hướng tách người giao dịch trực tiếp với khách hàng là không thể thực hiện được. Đặc biệt vào các thời điểm cuối năm ngân sách, khóa sổ niên độ kế hoạch năm, lượng khách hàng rất đông, KBNN luôn luôn trong tình trạng quá tải dù là theo mô hình cán bộ thanh toán giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nếu theo mô hình một cửa, thì mọi giao dịch đều tập trung vào bộ phận giao nhận hồ sơ và kết quả là không khả thi. Vì khi đó, sẽ không thể đảm bảo kịp thời gian và chậm hơn so với trước đây.
*Hạn chế khác
Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế, tình trạng thất thoát tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để. Nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia vào quá trình quản lý và kiểm soát chi, nhưng việc phân định phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đó chưa thực sự rõ ràng, đặc biệt là quy định trách nhiệm của người chuẩn chi trước mỗi khoản chi tiêu của đơn vị. Đây là một vấn đề khá phức tạp liên quan đến từng đơn vị, từng cán bộ. Nếu vấn đề này không được giải quyết một cách triệt để có thể sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và tệ quan liêu, cửa quyền trong quản lý.