Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý của Kho bạc Nhànước về chi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại KBNN quảng bình (Trang 93 - 96)

3.1 .Mục tiêu, phương hướng chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020

3.1.1 .Mục tiêu

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý của Kho bạc Nhànước về chi ngân

ngân sách nhà nước

- Định hướng phát triển tài chính đến 2010 theo Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu tổng quát là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai, minh bạch, được quản lý và kiểm toán chặt chẽ; đồng thời, cũng xác định rõ các mục tiêu cụ thể như hình thành đồng bộ các thị trường; kiểm soát bội chi (không quá 5%GDP); kiểm soát nợ Chính phủ, nợ nước ngoài không quá 50% GDP; giảm tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán,...

Do đó đổi mới quản lý NSNN nói chung và đổi mới quản lý chi NSNN nói riêng phải đảm bảo các phương hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, NSNN phải động viên hợp lý ở mức cao nhất các nguồn lực của

nền kinh tế-xã hội và các nguồn lực ở bên ngoài để phục vụ các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa động viên tạo ra nguồn lực mạnh để Nhà nước có điều kiện thực hiện những nhiệm vụ chiến lược với việc đảm bảo tích tụ vốn trong doanh nghiệp, dân cư để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo tích lũy ngày một lớn cho đất nước. Thực hiện chủ chương vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng, trong những năm tới phải mở rộng quy mô và tốc độ huy động các nguồn tài trợ ưu đãi của nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Thứ hai, Thực hiện chi NSNN phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm trong sản

xuất-kinh doanh, cần kiệm trong tiêu dùng, ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo tốc độ tăng chi đầu tư phát triển cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Thu trong nước không những phải đảm bảo chi thường xuyên và trả nợ mà còn phải dành một phần chi cho đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển của NSNN cơ bản

cho hạ tầng kinh tế-xã hội, giành phần thích đáng cho lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, các chương trình mục tiêu quốc gia… Bảo đảm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với chiến lược con người, giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh và quản lý Nhà nước để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước.

Thứ ba, NSNN ổn định là một chỉ tiêu vĩ mô quan trọng đảm bảo ổn định

kinh tế-xã hội, do vậy NSNN phải được thực hiện cân đối vững chắc, tích cực. Phải đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và khả năng, cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tích tụvà tập trung, giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài. NSNN phải có dự trữ, dự phòng để từng bước tạo thế chủ động cho NSNN trong việc thực hiện những nhiệm vụ được giao.

Thứ tư,NSNN phải từng bước xóa bỏ những bao cấp còn lại, chuyển sang hình

thức tài trợ cho một số lĩnh vực, khu vực cần thiết. Phải xử lý tốt mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và địa phương theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ngân sách Trung ương phải đủ mạnh để thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của cả nước.

Để đảm bảo các phương hướng trên phải đổi mới và tăng cường công tác quản lý NSNN và chi NSNN theo các nội dung chủ yếu sau:

- Về động viên của NSNN: Mục tiêu động viên NSNN hàng năm phải đạt mức 22-> 23% GDP trong đó động viên từ thuế và phí là 20 -> 22% GDP. Do đó việc đổi mới hệ thống các chính sách, chế độ về động viên NSNN là đòi hỏi bức bách của nền kinh tế. Chính sách động viên vốn phải bao gồm các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu ngoài thuế. Đồng thời phải quản lý chặt chẽ, tập trung các nguồn thu của nhà nước từ tài sản, đất đai, nhà ở, thu qua chính sách giá, thu hồi vốn vào NSNN.

Tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài: Đầu tư nước ngoài đem đến nguồn vốn quý giá để tăng trưởng, giúp nhanh chóng đổi mới công nghệ sản xuất tạo công ăn việc làm, tạo môi trườngcạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp trong nước hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện nâng cao trìnhđộ quản lý và tác phong công nghiệp cho người lao động.

Giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng thông qua hoạt động của NSNN. Thực hiện phương châm cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển. NSNN thực hiện ưu tiên số một cho đầu tư phát triển, đảm bảo tốc độ tăng chi hàng năm cho đầu tư phát triển cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên.

Thực hiện một số nguyên tắc chi theo đúng mục đích huy động vốn: + Thu từ đất đai, công sản dùng để phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Thu từ sử dụng hạ tầng (phí giao thông, phí cảng…) dùng duy trì bảo dưỡng và phát triển hạ tầng cơ sở.

+ Thu từ tài nguyên cơ bản dùng cho đầu tư phát triển.

Về chính sách đầu tư phát triển của NSNN: Để đảm bảo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc, hàng năm NSNN phải chi đầu tư phát triển đạt mức bình quân khoảng 8% GDP; Trước hết ngân sách cần tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Các khoản thu từ cơ sở hạ tầng được đầu tư trở lại duy tu bảo dưỡng và phát triển cơ sở hạ tầng.

Nguồn vốn tập trung của nhà nước qua ngân sách phải được bố trí có trọng tâm, trọng điểm, quản lý chặt chẽ, phù hợp với khả năng về nguồn vốn, đảm bảo sử dụng có hiệu quả. Nhất thiết phải xây dựng các chương trình, dự án, thực hiện nghiêm túc các thủ tục đã quyđịnh. Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu như kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Để đảm bảo ổn định kinh tế xã hội, cần phải chú trọng đến bổ sung quỹ dự phòng hàng năm

- Chính sách chi thường xuyên của NSNN: Chi NSNN trước hết phải ưu tiên đầu tư thực hiện chiến lược phát triển con người (giáo dục, y tế, xã hội…), thực hiện các chính sách xã hội. Đồng thời với đầu tư từ NSNN, cần thực hiện chính sách huy động các nguồn lực từ dân, từ xã hội, các tổ chức kinh tế góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, thực hiện tốt chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Định hướng quản lý chi Ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Quảng Bình có định hướng như sau:

- Tập trung mọi nguồn thu vào NSNN, từng bước đảm bảo cân đối ngân sách, huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ trong nước, đặc biệt là huy động các nguồn vốn trực tiếp trong khu vực dân cư để đầu tư phát triển du lịch, sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn.

- Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý NSNN, mạnh dạn phân cấp cho ngân sách cấp dưới các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ (%) và nhiệm vụ chi nhằm tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho ngân sách cấp dưới. Tạo điều kiện cho chính quyền cấp dưới chủ động điều hành ngân sách của cấp mình. Tăng cường sự chỉ đạo của ngân sách cấp trên với ngân sáchcấp dưới.

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: công nghiệp- xây dựng, Dịch vụvà Nông, lâm - nghiệp- thuỷ sản. Mục tiêu cụ thể đến năm2010 là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân năm 12-13%. Trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 16,5 %, dịch vụ tăng 13%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,5%. Cơ cấu kinh tế trong GDP đảm bảo cho công nghiệp và xây dựng đạt 45%, dịch vụ đạt 38,5%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 16,5%.

- Thực hiện chính sách triệt để tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản công quỹ gắn với việc thực hiện công khai ngân sách, công khai các khoản đóng góp của nhân dân.

- Kiện toàn bộ máy quản lý ngân sách, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý điều hành NSNN.

3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhànước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại KBNN quảng bình (Trang 93 - 96)